Những bằng chứng của sự luân hồi (Kỳ 2): Bí ẩn thiên tài từ kiếp trước
Nhiều người từng đặt câu hỏi: Thiên tài học từ khi nào? Vì khi còn rất nhỏ, không hề được ai dạy bảo nhưng các thiên tài đã bộc phát những thiên hướng tài năng.
Thiên tài âm nhạc Thomas Wiggins
Tuy nhiên, đứng trên phương diện thuyết luân hồi, tiến sĩ Ian Stevenson và các giáo sư danh tiếng đã có một góc nhìn khác. Phải chăng các thiên tài của chúng ta được học từ kiếp trước?
Sinh ra đã biết âm nhạc và làm toán?
Thomas Wiggins (còn gọi là chú mù Tom) (1849 – 1908, Georgia, Mỹ) sinh ra trong một gia đình nô lệ da đen, lại bị mù bẩm sinh nên ông vừa là nỗi thất vọng của chủ nô vừa không được cư xử như những người bình thường khác. Khi đó, chủ nô là Perry H. Oliver bán mẹ ông cho tướng James Bethune ( Columbus, Georgia) trong một cuộc đấu giá nô lệ, và cho không ông. Lúc đó tướng James Bethune đặt tên cho thằng bé là Thomas Wiggins Bethune, nhưng cả thế giới gọi là “Chú mù Tom”.
Khi còn bồng trên tay, Tom đã tỏ ra rất nhạy cảm với những tiếng động, đặc biệt là âm nhạc. Cả gia đình tướng James Bethune cũng phải công nhận tài năng khác thường của đứa bé da đen này. Khi Tom lên 3 tuổi, chú đã cất giọng ca hòa cùng giọng hát của các ái nữ nhà tướng James Bethune trọn cả bản nhạc một cách tài tình. Năm chú lên 4, chú Tom đã lén dạo nhạc trên đàn dương cầm những bản nhạc mà chú nghe được một cách say sưa. Tất cả mọi người trong gia đình tướng James đều rất ngạc nhiên, vì họ chưa bao giờ cho phép Tom chạm cây đàn. Vậy chú Tom đã học đàn từ đâu?
Ngay từ khi bắt đầu chơi dương cầm, Tom đã biết sử dụng thuần thục các phím đàn đen trắng. Các phím đàn không dễ sử dụng đối với một người bị mù và chưa từng được ai huấn luyện như Tom. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc thời đó thì Tom đã có thể chơi các bản nhạc cổ điển nổi tiếng một cách thành thạo. Những ngón tay của chú lướt trên phím đàn một cách chính xác và điêu luyện. Có người còn cho rằng chắc chắn chú phải có thời gian học nhạc tại trường.
Thấy Tom có năng khiếu âm nhạc, tướng James Bethune nhờ giáo sư Patti, người dạy nhạc cho các ái nữ của ông dạy cho Tom, nhưng vị giáo sư này từ chối: “Tôi không thể chấp nhận lời yêu cầu, tôi không thể dạy cho chú thêm một chút gì nữa vì tầm hiểu biết về âm nhạc của chú ấy còn hơn cả chính tôi…”. Từ năm 8 tuổi, Tom bắt đầu trình diễn các bản hòa tấu trước công chúng. Tom không bị giới hạn bất cứ thể loại nhạc nào, chú có thể trình diễn những nhạc phẩm nổi tiếng của Beethoven, Mendelsohn, Bach và Chopin và cũng có thể chơi các bản nhạc bất luận về loại gì. Đồng thời, Tom còn có khả năng sáng tác hàng nghìn bản trường ca bất hũ. Các sáng tác với âm điệu tuyệt vời cùng những lời nhạc rất hay có thể nói lên Chú Tom đã nắm được trọn vẹn khoa học và kỹ thuật về âm điệu nhạc lý. Chỉ có thể cho rằng tất cả các yếu tố tạo thành sức mạnh âm nhạc đó đã có sẵn trong con người Chú Tom.
Video đang HOT
Một trường hợp khác nữa là Bà Shakuntala Devi, được mệnh danh là chiếc máy tính sống, người Ấn Độ. Bà du hành qua nhiều nước trên thế giới và đã làm cho không ít nhà toán học sửng sốt trước tài năng toán học xuất chúng của bà. Bà đã tìm được đáp số của các bài toán còn nhanh hơn cái máy điện tử tối tân nhất thời bấy giờ. Trong chuyến du hành sang nước Mỹ năm 1977, tài nghệ siêu việt của Bà đã được các báo chí ca ngợi. Tên Bà đã được ghi trong cuốn Guiness Book of World Records (Cuốn Sách Ghi các Thành Tích Kỷ Lục Trên Thế Giới). Bà có thể tính nhanh hơn máy điện tử mà không phải chuẩn bị trước.
Khả năng tính của bà được phát hiện năm bà 3 tuổi. Tuy học vấn của bà chỉ ở mức bình thường nhưng tên tuổi của bà đối với những con số là lẫy lừng. Với tài năng tính toán thiên phú, bà cứ tưởng rằng việc giỏi những con số là đương nhiên nhưng khi lớn lên bà hiểu rằng không phải ai cũng giỏi như bà. Bà từng nói: “Tôi tin rằng những thành tích của loài người là quan trọng nhất, điều đó chứng tỏ con người vẫn còn siêu việt hơn máy móc. Thế giới còn chưa hiểu hết được khả năng của trí tuệ con người, nó vô cùng tận, tôi đã chứng tỏ cái khả năng ấy”.
Thiên tài toán học Bà Shakuntala Devi
Thiên tài học từ khi nào?
Ella May Thornton (1885-1971), một cựu thủ thư của thư viện bang Georgia, Mỹ đã đặt ra một câu hỏi lớn sau khi nghiên cứu về chú mù Tom: “Một câu được đặt ra để hỏi các Nhà Tâm Lý Học, các Nhà Vật Lý Học, các Nhà Khoa Học cùng các Chuyên Gia về Âm Nhạc có thẩm quyền có thể giải thích về trường hợp này của Chú Tom không? Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã không tìm được câu trả lời. Chỉ có thể giải thích được đó là Luân Hồi và người ta đã kết luận rằng ở một thời điểm nào đó, ở một nơi nào đó, ở một kiếp nào đó Chú Tom đã là một nhà nhạc sĩ siêu đẳng.”
Sự hiện diện của Chú Mù Tom ở Âu Mỹ trong giai đoạn cuối cùng của chế độ nô lệ da đen ở Mỹ đã có một ý nghĩa đặc biệt. Một người da đen thất học đã làm nên sự nghiệp vĩ đại mà không một người da trắng nào dù tài giỏi đến mấy nữa cũng không làm được. Phải chăng tài năng này Chú đã có từ kiếp trước? Nhiều giáo sư thời bấy cho rằng đó là sự Luân Hồi.
Một trường hợp tương tự là Bà Sơ Teresa, một Tu Sĩ Ky-Tô-Giáo, Giáo Sư Mỹ Thuật tại Chủng Viện Brooklyn, có mặt trong một buổi thuyết trình về luân hồi của Hội Thanalogy Foundation tại Đại Học Đường Columbia. Bà đã có những nét vẽ điêu luyện mà chính bà phải thừa nhận bà có thể vẽ được là do tiền kiếp của Sơ mà có.
Còn đối với thiên tài toán học Shakuntala Devi như đã đề cập, bà đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn trong chương trình Ngày Nay (This day) tại Ottawa rằng, người Ấn độ của bà cho rằng tài năng đặc biệt bà có được là do sự Luân Hồi, và kiếp trước bà sống ở Ai Cập, nơi đã có rất nhiều các nhà toán học kỳ tài và Kim Tự Tháp Cheops (Một kỳ quan trên thế giới) với lối kiến trúc hoàn toàn dựa trên căn bản toán học phức tạp đến nỗi qua 1 thế kỷ vẫn chưa tìm được hết mọi bí ẩn.
Theo Tiến Sĩ Ian Stevenson, sau khi trải qua 40 năm nghiên cứu đã chứng minh rằng nhờ có luân hồi nên con người đã có những khả năng đặc biệt, ông nói: “Con người tuy không nhớ được những gì ở tiền kiếp song những tài năng và những cá tính đặc biệt ở kiếp trước chính là các chất liệu để chúng ta thể hiện trong kiếp này.”
Theo Xahoi
Những câu chuyện luân hồi (Kỳ 1): Vết sẹo minh chứng sự luân hồi
Vào năm 1945, ông Victor Vincent, một cư dân Sitka, Alaska cho bà Chotkin biết rằng sau khi qua đời, ông sẽ đầu thai làm con trai của bà.
Vòng luân hồi
Sau một thời gian ông qua đời, bà Chotkin đã sinh hạ một cậu con trai đặt tên là Corliss, cậu bé có tất cả những đặc điểm mà người bạn của bà đã nói trước đó.
Đầu thai làm con trai của bạn
Trước khi qua đời, ông Victor Vincent đã nói với bà Chotkin rằng ông có một niềm khao khát là kiếp sau sẽ đầu thai làm con trai của bà. Bản thân ông Vincent mắc chứng nói lắp, nhưng ông nói rằng con trai bà sẽ không mắc chứng đó giống như ông. Để bà Chotkin nắm rõ thêm những đặc điểm cụ thể về mình, ông Vincent đã kéo áo và chỉ cho bà những vết sẹo ở lưng - kết quả của một lần phẫu thuật. Những lổ tròn nhỏ của những mũi khâu trông rất rõ rệt. Ông ấy cũng chỉ cho bà một vết sẹo ở cánh mũi phải từ một cuộc phẫu thuật khác. Ông nói với bà rằng, trong cuộc đời tiếp theo, khi ông làm con trai của bà, đứa bé con bà cũng sẽ có những vết sẹo đó trên cơ thể y hệt như vậy. Đó chính là những đặc điểm cơ bản để bà Chotkin có thể nhận ra ông Victor Vincent tái sinh.
Một năm sau thì ông Vincent qua đời. 18 tháng sau đó, bà Chotkin sinh hạ một cậu bé trai đặt tên là Corliss. Trên cơ thể của Corliss có những vết sẹo đúng như những vết sẹo có trên cơ thể của ông Vincent. Vết sẹo trên lưng cũng có những dấu chấm tròn nhỏ xếp thành hàng giống như những mũi khâu vết thương.
Khi Corliss biết nói, bà Chotkin cố gắng dạy con tự nói tên mình là Corliss, nhưng em nói lại với mẹ:"Mẹ không biết tên con à? Con là Kahkody!". Kahkody là tên thân mật của Victor Vincent. Bà hoàn toàn bất ngờ, vì chưa bao giờ vợ chồng bà nói với con cái tên Kahkody. Không chỉ có những đặc điểm tương đồng về ngoại hình, Corliss còn có thể nhận ra ngay lập tức nhiều người quen của Vincent. Khi Corliss hai tuổi, em tình cờ nhìn thấy con trai của Vincent trên đường phố, em kêu lên:"Con trai tôi, William kìa!". Không chỉ nhận ra William, em còn có nhận ra cả con dâu của Vincent (tức vợ của William) khi em ngồi trong xe đẩy đi với mẹ ra bến tàu Sitka. Em nhảy chồm lên: "Susie của tôi đây rồi!". Năm 3 tuổi, Corliss mặc nhiên nhận ra người vợ góa của Victor Vincent và gọi đúng tên bà ta, Rose. Em nhận ra bà ta trong một đám đông trước khi mẹ em nhìn thấy.
Corliss còn có thể cung cấp chi tiết một danh sách những sự kiện cụ thể đã xảy ra trong cuộc đời của Victor Vincent. Corliss đã kể lại một trong số những câu chuyện mà Vincent trải qua như sự cố trong một lần Vincent đi câu. Động cơ con tàu của Vincent bị hỏng và khiến ông bất lực ở g một trong những dòng kênh nguy hiểm ở miền Đông Nam Alaska. Vincent muốn gây chú ý với những con tàu nào đi qua bằng cách mặc bộ đồng phục của đội quân cứu tế mà ông mang theo và đứng trên mũi tàu. Một con tàu có tên gọi Ngôi Sao Phương Nam đã cứu ông. Bà Chotkin nghe ông Vincent kể câu chuyện này nhưng bà chắc một điều rằng vợ chồng bà chưa bao giờ kể lại với Corliss.
Tiến sĩ Ian Stevenson
Trong một dịp khác, bà Chotkin đưa Corliss về căn nhà cũ mà gia đình bà sở hữu trong khi Vincent còn sống. Corliss đã chỉ chính xác căn phòng mà vợ chồng Vincent đã ở mỗi khi đến thăm nhà bà Chotkin, dù cho căn nhà đã được trang trí khác đi và không dùng làm phòng ngủ nữa.
Bà Chotkin còn cho biết rằng một số hành vi Corliss rất giống của Victor Vincent như Corliss chải tóc phía trước trán như cách mà Vincent đã làm, dù bà đã cố gắng chỉ Corliss để chải mái tóc hai mái. Như đề cập ở trên, Vincent mắc tật nói lắp. Trước khi qua đời, ông mong rằng khi đầu thai ông không mắc tật này nhưng Corliss cũng nói lắp nghiêm trọng và phải tham gia vào lớp trị liệu ngôn ngữ khi 10 tuổi. Ngoài ra, Corliss cũng có những sở thích giống Vincent là điều khiểu những con tàu và cuộc sống nơi sông nước. Corliss đã làm cha mẹ ngạc nhiên khi em tự sửa chữa các động cơ thuyền mà không cần qua bất cứ trường lớp đào tạo nào. Cả Vincent và Corliss đều thuận tay trái.
Vết sẹo trên cơ thể liên quan đến kiếp trước
Lúc bấy giờ, nhiều nhà phê bình đều cho rằng bà Chotkin đặt điều, bịa chuyện, gian dối để kiếm tiền nhưng tất cả đều phải câm lặng trước bảng báo cáo về sự thật mà Tiến sĩ Stevenson công bố. Những lời buộc tội bà làm giả hiện trường vì tiếng tăm bị bác bỏ bởi sự thật hiếm người (kể cả con gái của bà) nhận ra rằng bà tin Corliss là Victor Vincent tái sinh. Sự khẳng định rằng bà giả những vết sẹo thì càng khó tin hơn vì bà chỉ là một người nội trợ bình thường không thể tiếp cận đến thiết bị thí nghiệm tinh vi để làm giả các vết sẹo trên cơ thể Corliss như vậy.
Tiến sĩ Stevenson đã nghiên cứu hàng trăm trường hợp tương tự như của Corliss là có những vết sẹo đặc biệt để chứng minh cho sự tái sinh của mình. Và trong khoảng ba mươi trường hợp ông đã thu được chứng thực độc lập (trong biểu mẫu của hồ sơ y tế hoặc khám nghiệm tử thi) về những vết sẹo trên cơ thể của những người kiếp trước. Có nhiều trường hợp những đứa trẻ cho biết chúng bị sát hại, đâm chém, tai nạn nên có những vết sẹo như vậy trên cơ thể. Có khi chính vết sẹo đó gây cho người kiếp trước bị tử vong. Stevenson cho biết: "Vết sẹo và các dị tật bẩm sinh liên quan đến người kiếp trước đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho việc tái sinh, đó chính là cách giải thích tốt nhất cho các trường hợp đầu thai này. Chỉ có khoảng mười hai trường hợp mẹ và cha của đứa trẻ chưa bao giờ nghe nói về tiền kiếp trước đó cho đến khi đứa bé ra đời ".
Tiến sĩ Ian Stevenson (đại học Virginia, Mỹ) đã dành trọn 40 năm qua cho những bằng chứng khoa học về ký ức quá khứ của những đứa trẻ trên khắp thế giới. Ông đã kiểm chứng hơn 3.000 trường hợp. Tính đến thời điểm này, nhiều người, bao gồm cả những người theo chủ nghĩa hoài nghi và cả các học giả đều đồng ý rằng các trường hợp này cung cấp bằng chứng tốt nhất về kiếp luân hồi. Những đứa trẻ cho biết chi tiết về về kiếp trước của mình, còn những người của kiếp trước đầu thai vào đứa trẻ sẽ cho cha mẹ chúng biết về sự tái sinh của họ.
Theo Xahoi
Cuộc đua vào Nhà Trắng đang "ngang ngửa" Khi chỉ còn một tháng nữa là tới ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, các cuộc thăm dò cho thấy cuộc đua giữa Tổng thống Barack Obama và đối thủ Mitt Romney thuộc Đảng Cộng hòa hầu như ngang ngửa. Ông Obama đã để mất điểm trước đối thủ Romney sau cuộc tranh luận đầu tiên. Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy...