Những băn khoăn về quy định quản lý dạy thêm ở thành phố Hồ Chí Minh
Học sinh học thêm với số lượng đông như thế thì làm sao giáo viên có thể theo sát, kèm cặp cho từng em?
Ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm trái phép trên địa bàn Thành phố.
Thế nhưng, một số nội dung trong quy định còn bất cập khiến việc quản lý dạy thêm, học thêm chưa mang lại hiệu quả thiết thực.
Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã gửi tờ trình xin Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh một số nội dung liên quan đến quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.
Theo đó, không được dạy thêm cho học sinh đã được nhà trường tổ chức học 2 buổi/ngày; học sinh tiểu học (trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống)…
Giáo viên công lập không được dạy thêm trong trường, không được dạy thêm ngoài nhà trường cho học sinh đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của lãnh đạo trường.
Không tổ chức dạy thêm, học thêm theo lớp học chính khóa, học sinh trong lớp học thêm phải có học lực tương đương nhau.
Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, mỗi lớp học thêm không quá 45 em, không dạy thêm, học thêm vào các ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ tết.
Ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực quản lý dạy thêm học thêm. (Ảnh minh hoạ: TTXVN)
Quy định có gì mới?
Thực ra, một số nội dung trên đã có ở Thông tư 17 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ các trường hợp không được dạy thêm.
Video đang HOT
Đó là, học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; học sinh tiểu học (trừ bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, kỹ năng sống).
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mình đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên.
Trước đó,thượng tuần tháng 11/2019, Sở giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có tờ trình gửi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị ban hành quy định mới để quản lý việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
Trong đó có nội dung đáng chú ý là, học sinh không học thêm không quá 6 tiết/môn học/tuần, học không quá 18 tiết mỗi tuần. [2]
Thông tin này nhận được nhiều bình luận trái chiều của dư luận, trong đó đa số ý kiến cho rằng quy định này quá “rộng tay”.
Bởi quy định này khiến học sinh không còn thời gian vui chơi giải trí, sinh hoạt, chưa kể nhiều em còn đi học thêm các môn bổ trợ như năng khiếu, thể thao bên ngoài nhà trường.
Với quy định này, có vẻ như Sở đang “thả nổi” khi cho phép học sinh có thể học nhiều nhất lên đến 18 tiết/tuần.
Một số bất cập
Tuy vậy, đến tờ trình thượng tuần tháng 2/2020 thì bất ngờ Sở đã bỏ nội dung, “học sinh học thêm không quá 6 tiết/môn học/tuần, học không quá 18 tiết mỗi tuần.”
Vậy thì, học sinh sẽ học thêm bao nhiêu tiết/tuần hay tùy thuộc vào từng trường, là câu hỏi còn đang bỏ ngỏ…
Bên cạnh đó, quy định “không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của lãnh đạo trường”, cũng khiến nhiều người băn khoăn.
Bởi giáo viên (ở Thành phố Hồ Chí Minh) dạy thêm ngoài nhà trường đa phần đều tổ chức ở các trung tâm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thì Hiệu trưởng có khó khăn đến mức “lắc đầu” không?
Liệu Hiệu trưởng có đủ nhiệt tình và thời gian để đi kiểm tra hết các trung tâm không? Nếu có, bằng cách nào Hiệu trưởng phát hiện ra học sinh đang học thêm là của trường mình (vì học sinh nhiều trường cùng theo học một lớp)?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh, khối trung học cơ sở và trung học phổ thông có trên 70% số trường thực hiện dạy 2 buổi/ngày.
Nhưng học sinh vẫn tham gia học thêm ở trung tâm của giáo viên dạy chính khóa rất đông, đặc biệt là lớp 9 và 12.
Không những bậc phổ thông mà bậc tiểu học giáo viên cũng bất chấp dạy thêm mặc dù nhiều học sinh đã học 2 buổi/ngày.
Giáo viên chỉ không dạy những ngày nghỉ lễ, tết còn chủ nhật thì dạy kín lịch, cả sáng chiều và tối (với các môn Toán, Lý , Hóa, Văn, Anh).
Thế nhưng, những kiểu dạy thêm trái phép như vậy chỉ bị xử lí khi phụ huynh hoặc báo chí vào cuộc phản ánh.
Ngoài ra, quy định “học sinh trong lớp học thêm phải có học lực tương đương nhau” cũng khiến giáo viên khó thực hiện được.
Nếu giáo viên chia nhỏ lớp học ra để dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh theo lực học thì tốn quá nhiều thời gian, công sức.
Điều đáng nói là, quy định mỗi lớp học thêm không quá 45 học sinh cũng rất bất cập. Học sinh học thêm với số lượng đông như thế thì làm sao giáo viên có thể theo sát, kèm cặp cho từng em?
Có thể nhận thấy, ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực chấn chỉnh tình trạng dạy thêm học thêm trái phép trên địa bàn Thành phố.
Tuy vậy, một số nội dung trong quy định còn bất cập khiến việc dạy thêm xảy ra tràn lan, nên việc quản lí dạy thêm, học thêm chưa mang lại hiệu quả thiết thực.
Tài liệu tham khảo:
[1] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/thanh-pho-ho-chi-minh-de-xuat-ro-trach-nhiem-quan-ly-day-them-hoc-them-post206992.gd
[2] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/de-xuat-hoc-sinh-sai-gon-khong-duoc-hoc-them-qua-18-tiet-moi-tuan-post204126.gd
[3] //thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Thong-tu-17-2012-TT-BGDDT-day-hoc-them-139414.aspx
Ánh Dương
Theo giaoduc.net
Thưởng nóng 150 triệu đồng 2 bệnh viện điều trị thành công Covid-19
Ghi nhận đóng góp của các bệnh viện trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa trao bằng khen, thưởng nóng 150 triệu đồng cho Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.
Chiều 21/2, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi lễ trao bằng khen và thưởng đột xuất cho các tập thể tiêu biểu xuất sắc trong công tác chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) gây ra. Trước đó vài giờ, ca bệnh cuối cùng nhiễm Covid-19 tại TPHCM là nam Việt kiều Lý Kiến Hòa (73 tuổi) vừa được Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho xuất viện sau 21 ngày điều trị đã khỏi bệnh hoàn toàn.
UBND thành phố trao bằng khen và thưởng nóng cho Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
Tại buổi lễ, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh: "Từ những ngày giáp Tết Nguyên Đán đến nay, ngành y tế và các ban ngành liên quan của thành phố đang căng mình, nỗ lực hết sức trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Nhờ chuyên môn giỏi của các y bác sĩ và sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác phòng chống dịch đến nay, chúng ta đã điều trị thành công cho 3 ca nhiễm bệnh đều là người nước ngoài và quan trọng hơn là không để bệnh lây nhiễm cho cộng đồng".
Cũng theo ông Thanh Liêm: "Toàn thành phố có khoảng 13 triệu dân, việc giao thương đi lại rất lớn nên nguy cơ dịch bệnh luôn ở mức cao. Nếu bệnh phát tán, lây lan ngoài cộng đồng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, việc khống chế thành công nguy cơ dịch lây lan, điều trị thành công cho các ca bệnh dương tính với Covid-19 là thành quả rất đáng được ghi nhận, khen thưởng".
Biểu dương tinh thần của 2 tập thể tiêu biểu là Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, UBND thành phố đã trao tặng bằng khen cho 2 bệnh viện và thưởng nóng số tiền 50 triệu đồng cho Bệnh viện Chợ Rẫy; 100 triệu đồng cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Lê Thanh Liêm cũng cho biết đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất các phương án khen thưởng phù hợp với các y bác sĩ đã trực tiếp tham gia vào công tác phòng chống dịch.
Vân Sơn - Phạm Thọ
Theo Dân trí
Không thể chấp nhận giáo viên tổ chức dạy thêm trong dịch Covid-19 Tập thể, cá nhân nào tổ chức dạy thêm học thêm trong thời gian này phải chịu kỷ luật nghiêm khắc, cụ thể là từ đình chỉ công tác đến buộc thôi việc. Trả lời phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi về vấn đề dạy thêm trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, ông...