Những bài thuốc hay từ chuối
Nước ta có nhiều loại chuối như chuối tiêu, chuối tây, chuối hột. Trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và làm thuốc nhiều nhất.
Chuối tiêu thơm ngon, giàu dinh dưỡng do chứa bột đường (glucose, fructose, sucroe); protein là albumin và globulin, được cấu tạo từ các acid amin cần thiết; các vitamin A, B, C, H, các nguyên tố Ca, Fe, Mg, K, Na, Zn… và nhiều enzym như amylase, invertase.
Chuối thơm ngon, giàu dinh dưỡng, lại là vị thuốc nhuận tràng nhuận phế trị táo bón, trĩ xuất huyết, phế nhiệt.
Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Chuối có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Loại quả này dùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai.
Vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tính ôn, có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả. Củ chuối vó vị ngọt, lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối mang vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Hàng ngày ta có thể ăn 1-5 quả; 20-30 gram vỏ chuối; 60-120 gram tươi củ chuối.
Một số đơn thuốc và thực đơn chữa bệnh
Video đang HOT
Chữa tiểu ra máu: Củ chuối tươi 120 gram, cỏ nhọ nồi 30 gram. Sắc lấy nước, uống trong ngày.
Chữa trĩ ra máu: Chuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín, ăn trong ngày, dùng nhiều lần.
Chữa phế nhiệt, đàm suyễn: Củ chuối tươi 60 gram, rau sam 30 gram. Giã nát ép lấy nước, đun ấm để uống.
Chữa mụn nhọt ở sống lưng, viêm cơ: Củ chuối hay rễ chuối, giã nát đắp chỗ đau.
Chữa trúng độc do ăn uống: Củ chuối tiêu 200-500 gram, thái miếng, sắc đặc lấy một bát. Cho uống để gây nôn.
Phòng và chữa viêm loét dạ dày: Chuối tiêu xanh thái lát, phơi hay sấy ở nhiệt độ dưới 500 độ C, tán bột. Ngày uống 20-30 gram.
Chuối luộc: Chuối chín 2-3 quả, để cả vỏ luộc chín, cho ăn cả vỏ. Dùng cho các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại xuất huyết.
Chuối hấp đường phèn: chuối chín 2-3 quả, đường phèn 100 gram. Chuối cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày dùng 1-2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón.
Kiêng kỵ: Không dùng nhiều khi bị tiêu chảy, đầy bụng chướng hơi.
Theo Ts. Nguyễn Đức Quang/ Sức Khỏe và Đời Sống/Zing
Ăn chuối tốt hơn uống thuốc tây
Bổ sung chuối tốt cho hệ tiêu hóa và giúp tâm trạng vui vẻ sẽ có lợi hơn việc sử dụng thuốc trị táo bón, thuốc chống trầm cảm, theo Naturalnews.
Ăn chuối có tác dụng chống trầm cảm
Quả chuối chứa nhiều chất tryptophan, hợp chất tương tự trong thịt gà tây có tác dụng cho tâm trạng thoải mái, bình tĩnh hơn. Ăn chuối còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Khi kết hợp với những ích lợi của vitamin B làm biến đổi tryptophan trong chuối thành serotonin, chất được ví von là hormone hạnh phúc giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả. Những người có thói quen ăn chuối thường xuyên được chứng minh là lạc quan yêu đời hơn.
Ảnh: Pinterest.
Chất xơ thúc đẩy tiêu hóa
Cũng như nhiều loại trái cây khác, ăn chuối bổ sung nguồn chất xơ dồi dào cho cơ thể. Ăn chuối thường xuyên là cách phòng trừ chứng táo bón hiệu quả hơn việc sử dụng thuốc trị táo bón và các bệnh liên quan đến đường ruột. Chuối giúp phục hồi chức năng tiêu hóa, đặc biệt sau khi bạn bị tiêu chảy.
Trí óc minh mẫn
Quả chuối bổ sung nguồn kali cần thiết cho các hoạt động của não bộ và trái tim. Nghiên cứu chỉ ra bổ sung kali làm giảm các gốc tự do.
Vitamin B trong chuối giúp làm dịu hệ thần kinh
Chuối chứa 5 loại vitamin B quan trọng gồm B1, B2, B3, B6 và B9. Vitamin B hỗ trợ sản xuất và duy trì các tế bào mới, là một phần thiết yếu của nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Như Mây
Theo VNE
Ăn chuối vào buổi tối rất tốt nhưng ít người biết Ăn chuối rất tốt cho sức khỏe, và ăn chuối buổi tối cũng giúp ích cho cơ thể mà ít người biết, theo boldsky. Ảnh: Shutterstock Cải thiện giấc ngủ. Lợi ích lớn nhất của việc ăn một quả chuối vào ban đêm là cải thiện giấc ngủ. Hoóc môn melatonin cần thiết cho giấc ngủ ngon và nếu chúng ta ăn nó...