Những bài thuốc dân gian từ mít
Với mùi vị thơm ngọt, mít không những rất giàu chất dinh dưỡng mà còn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian giúp giải rượu, trị cao huyết áp, chữa mụn nhọt.
Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả từ mít:
1. Bài thuốc giải bia rượu
Nguyên liệu:
Mít chín: 30 múi, chọn mít dai, múi to thịt dày, màu vàng tươi
Đường trắng: 300 gram
Chanh tươi: 1 quả
Cách làm:
Loại bỏ hạt mít rồi thái miếng vuông. Sau đó cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Giữ nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được.
Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh. Bài thuốc này có tác dụng giải bia rượu rất hiệu quả.
2. Bài thuốc tăng tiết sữa cho mẹ sau sinh
Bài 1:
Nguyên liệu:
Lá mít non: 200 gram
Video đang HOT
Muối trắng tinh: 3 thìa cà phê
Cách làm:
Lá mít đem rửa sạch, rồi ngâm qua nước muối, sau đó rửa sạch cho vào 1,5 lít nước đun sôi lên. Để nguội uống hàng ngày có tác dụng tăng tiết sữa cho mẹ sau sinh.
Bài 2:
Nguyên liệu:
Quả mít non (dân gian còn gọi là dái mít)
Thịt lợn nạc
Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu.
Cách làm:
Mít non đem gọt vỏ gai, thái lát, cho vào xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Món này, theo Đông y có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
3. Bài thuốc an thần, trị cao huyết áp
Nguyên liệu:
Lá mít tươi: 30 gram
Vỏ mít: 30 gram
Nước lọc: 300ml
Cách làm:
Rửa sạch lá và vỏ mít, cho vào nấu với 300 ml nước, đun sôi chỉ còn 100ml. Để nguội uống làm 2 lần trong ngày. Mỗi đợt dùng từ 5-7 ngày.
4. Bài thuốc chữa mụn nhọt
Lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.
5. Bài thuốc trị tưa lưỡi ở trẻ
Nguyên liệu:
Lá mít vàng: 30 gram
Mật ong: lượng vừa đủ, khoảng 2-3 thìa cà phê
Cách làm:
Lá mít vàng đem rửa sạch, phơi cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 lần trong ngày, sáng và tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc này chữa tưa lưỡi ở trẻ rất hiệu quả.
Theo VietQ
5 bài thuốc dân gian chữa viêm họng khi thời tiết chuyển mùa
Viêm họng là một bệnh rất phổ biến khi thời tiết chuyển mùa và rất nhiều người mắc phải. Ban hay thư quên những loại thuốc nhỏ hay siro ho đi mà thay vào đó là các biện pháp tự nhiên đơn giản mà hiệu quả hơn nhiều.
1. Nước muối
Đây có lẽ không phải loại thuốc tự nhiên có vị ngon hay dễ chịu nhất để điều trị bệnh đau họng nhưng nó thực sự mang lại hiệu quả rất tốt. Tất cả những gì bạn cần làm đó là pha một thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, sau đó súc miệng với nước muối khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 20 giây.
2. Rễ cam thảo
Rễ cam thảo có vị ngọt tự nhiên vì vậy nó rất dễ uống cũng như tốt cho bệnh đau họng. Bạn có thể dễ dàng mua cam thảo tại các cửa hàng hay siêu thị.
Ảnh minh họa.
3. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho cơ thể là một yếu tố quan trọng để tránh bị viêm họng. Cách dễ nhất bạn có thể làm tại nhà đó là uống thật nhiều nước. Bằng cách đó bạn sẽ giữ cho cổ họng mình như được bôi trơn và làm ẩm.
4. Uống trà nóng
Trà nóng là một trong những cách tốt nhất để chữa viêm họng tại nhà. Bạn có thể dùng trà thảo dược hoặc trà thông thường. Thêm một chút mật ong và chanh sẽ tăng hiệu quả làm cổ họng bạn êm dịu. Tránh uống trà có chứa cafein bởi chúng sẽ làm cổ họng bạn khó chịu.
Bài thuốc trị viêm họng
Bài 1: Hành 60g, gừng tươi 10g, sắc kỹ, xông miệng mũi, ngày 2 - 3 lần.
Bài 2: Hành 5g, ngâm mật ong qua đêm, lọc bỏ bã rồi pha rượu uống. Cách 2 - 3 giờ uống một lần. Ho do cúm, hen phế quản hoặc do hút thuốc lá dùng bài này có hiệu quả cao.
Bài 3: Hành tươi, tương đậu nành xào với dầu thực vật, bột gia vị ăn thường xuyên có tác dụng trị đau họng do nguyên nhân phong thấp.
Hành có tác dụng chữa viên họng.
Bài 4: Hành sống ăn trực tiếp, một ít giã nát đắp lên cổ có tác dụng chữa khản tiếng do viêm họng, ho nhiều
Bài 5: Tía tô, kinh giới, thạch xương bồ, xạ can mỗi vị 12g; huyền sâm, phòng sâm, đại táo, cam thảo mỗi vị 8g; lá xương sông, tang bạch bì, xa tiền thảo mỗi vị 16g; sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bên cạnh đó cần lưu ý thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày./.
Theo VNE
Bài thuốc dân gian chữa chứng khó tiêu ở trẻ Trẻ nhỏ không thể áp dụng bất kỳ bài thuốc dân gian nào vì nó có thể gây khó chịu cho bụng của trẻ hoặc trẻ có thể bị phát ban. Do đó, chỉ có các bài thuốc dân gian nhẹ nhàng mới được sử dụng cho trẻ nhỏ vì chúng không bị tác dụng phụ. Nếu con bạn bị khó tiêu, dưới...