Những bài thuốc chữa bệnh từ quả nhót
Nhót thường được trồng lấy quả để ăn và nấu canh, phổ biến ở các tỉnh miền Bắc. Lá, rễ và quả nhót đều có công dụng làm thuốc.
Zing đăng tải bài viết của bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – về quả nhót và các vị thuốc tự nhiên từ loại quả này với sức khỏe của con người.
Cây nhót hay cây lót, hồ đồi tử, tên khoa học là Elaeagnus latifolia L., thuộc họ Nhót Elaegnaceae. Thân của loài cây này mềm, có khi có gai. Lá cây hình bầu dục mọc so le.
Hoa nhót không tràng, chỉ có 4 lá đài. Quả nhót hình bầu dục, khi chín có màu đỏ tươi, trên quả phủ nhiều lông trắng hình sao, vị chua.
Khi sử dụng nhót, cần tránh nhầm lẫn với vị thuốc nhót tây, còn gọi là nhót Nhật Bản, hay tỳ bà diệp. Nhót tây cao tới 6-8 m, mọc hoang và được trồng ở nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội… Loài này có lá dài 12-30 cm, răng cưa. Đây là điểm nổi bật để phân biệt với nhót.
Về thành phần hóa học, trong quả nhót có đến 92% là nước và nhiều thành phần khác như axit hữu cơ, tanin, saponozit, polyphenol.
Quả nhót có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh thông thường. Ảnh: MP.
Tác dụng trong y học
Video đang HOT
Quả nhót có vị chua, chát, tính bình. Do đó, quả này có tác dụng trừ ho, suyễn, chống xuất huyết, chữa tiêu hoá kém, lỵ, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét.
Lá nhót cũng có vị chua, tính bình, vô độc. Lá này có công dụng trong chữa các chứng phế hư khí đoản, suyễn, xuất huyết, ung nhọt.
Rễ cây nhót thường được đào vào tháng 9-10, phơi khô dùng dần. Rễ cây có vị chua, tính bình, tác dụng cầm máu, trị ho, trừ phong thấp, chữa rối loạn tiêu hóa, viêm thanh quản.
Ngoài ra, rễ cây nhót còn có tác dụng chữa các chứng ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp khớp xương đau nhức, vàng da, tả lỵ, trẻ suy dinh dưỡng do tiêu hóa kém, yết hầu sưng đau. Bệnh nhân cũng có thể sắc rễ cây với nước để rửa, dùng ngoài da.
- Cách dùng các bộ phận của cây nhót để chữa bệnh:
Khi bị các chứng ho nói chung, người bệnh có thể sắc khoảng 30 g lá nhót tươi, thêm chút đường và uống. Còn với bệnh lao phổi, ho ra máu, người bệnh có thể dùng 24 g lá nhót tươi, 15 g đường cùng với nước sôi để hãm như nước trà, mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Khi bị mụn nhọt sau lưng, các vết thương ra máu: Dùng lá nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị thương.
Bị ong đốt, rắn cắn: Dùng lá nhót tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và pha thêm một ít rượu, sau đó lấy phần bã đắp vào chỗ bị thương.
Thổ huyết, đau họng, khó nuốt: Lấy khoảng 30 g rễ cây nhót sắc với nước uống.
Khi bị phát cơn suyễn do nhiễm lạnh: Dùng khoảng 30 g rễ cây nhót sao đen, 15 g đường đỏ, sắc nước uống sau bữa ăn.
Nôn ra máu, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều: Sắc 30-60 g rễ cây nhót, uống sau bữa ăn.
Phong thấp, đau nhức: Dùng 120 g rễ cây nhót, 60 g hoàng tửu, 500 g chân giò, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm. Bệnh nhân ăn thịt và uống nước thuốc. Khi bị vàng da, dùng 15-18 g rễ cây nhót để sắc nước uống.
Quả nhót và rễ, lá của loài cây này có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc uống hàng ngày để chữa bệnh.
Sản hậu bị phù thũng (sưng nề, ứ dịch): Dùng 12 g rễ cây nhót và ích mẫu thảo để sắc lấy nước, thêm chút đường đỏ vào uống. Với bệnh eczema (chàm), sắc rễ cây với nước, sau đó rửa chỗ bị bệnh.
Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: Dùng 20-30 g lá nhót tươi hoặc 6-12 g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400 ml nước. Đến khi còn 100 ml thì ngưng. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày, uống trước các bữa ăn 1,5 giờ và kéo dài 1-2 tuần đến khi hết các triệu chứng.
Trị ho, hen, khó thở: Có thể dùng 6-12 g quả nhót /ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Ai không nên ăn nhót?
Lá và rễ cây nhót không dùng cho phụ nữ có thai. Khi ăn quả nhót, quả càng chín, lớp bụi hấn bám bên ngoài càng mỏng, dễ chà hơn. Khi ăn, bạn nên cạo sạch lớp bụi phấn để tránh gây đau họng do vẩy nhót bám vào.
Ngoài ra, do nhót có vị chua, chát, mọi người cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dà. Tính axit cao của loại quả này có thể làm tăng các cơn đau, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người có bệnh dạ dày, hội chứng ruột kích thích không nên ăn.
Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, người bệnh không nên tự ý sử dụng các bài thuốc từ cây nhót mà cần sự thăm khám của thầy thuốc để có hướng điều trị phù hợp.
Phẫu thuật thành công cho sản phụ bị nhau cài răng lược
3 ngày sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Âu Cơ phẫu thuật bắt con và xử lý tình trạng nhau cài răng lược, mẹ con sản phụ Trần Thị Thanh Loan, 25 tuổi (ở KP. Bình Dương, P.Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) đã qua cơn nguy hiểm, sức khỏe ổn định.
Sức khỏe hai mẹ con sản phụ đã ổn định và đang được theo dõi tại Bệnh viện Âu Cơ
Sản phụ nhập viện ngày 31-3 và được chẩn đoán nhau tiền đạo và lại còn cài răng lược, nên các bác sĩ của bệnh viện đã hội chẩn để đánh giá mức độ xâm lấn của nhau vào cơ tử cung, đưa ra hướng xử lý tốt nhất nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho cả sản phụ và bé. Bằng nỗ lực, ê-kíp phẫu thuật đã bóc tách thành công bánh nhau cho bệnh nhân sau khi mổ bắt con.
Được biết, nhau tiền đạo (nhau nằm ở đáy tử cung, bịt kín đường ra của thai nhi) và nhau cài răng lược (bánh nhau xâm lấn vào cơ tử cung đan xen nhau như răng lược) là những bệnh cảnh lâm sàng phức tạp và hiếm gặp của sản khoa, làm gia tăng tỷ lệ tai biến khi sinh, do sau khi sinh xong nhau không bong rách được, dẫn đến các mạch máu hở, dễ gây băng huyết không cầm và nhiễm trùng... có thể dẫn đến nguy cơ phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, thậm chí đe dọa nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.
Bất ngờ với các loại thảo dược có thể trị viêm thanh quản Khi cổ họng bạn liên tục đau, giọng nói thay đổi... đó có thể là dấu hiệu báo bệnh viêm thanh quản. Để cải thiện tình trạng viêm, bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược để trị bệnh. Giá đỗ Trong giá đỗ chứa nhiều loại enzyme sinh học, giúp chống ôxy hóa, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh những...