Những bài hát nghe qua có vẻ khó hiểu và ngớ ngẩn nhưng lại có nguồn gốc sâu xa phía sau
Nếu bạn từng cho rằng những bài hát thiếu nhi chẳng có gì ngoài lời hát ngớ ngẩn và giai điệu đơn giản thì nên nghĩ lại, câu chuyện đằng sau chúng cũng mang đủ sắc thái đấy.
Bài hát ban đầu được viết bởi John Roulstone và Mary ở đây chính là Mary Sawyer Tyler, sống ở Sterling, Massachusetts. Theo lời kể của Mary, khi còn bé bà hay dắt theo một chú cừu khi đi học, và điều này thu hút sự chú ý của John Roulstone cháu ông mục sư Reverend Lemuel Capen. Ông đến trường để học với cậu mình trước khi vào đại học. Chứng kiến câu chuyện đáng yêu, hôm sau ông cưỡi ngựa đến trường và đưa cho bà mẩu giấy viết lời 3 câu gốc của bài thơ.
Mary had a little lamb,
little lamb, little lamb,
Mary had a little lamb, its fleece was white as snow.
Phiên bản hiện đại về sau được viết thêm bởi Sarah Josepha Hale năm 1830, vốn không trẻ thơ như ban đầu. Mary mất năm 1889 và được chôn cất ở Boston, ngôi nhà nơi bà từng ở với chú cừu nhỏ cũng bị phá hủy từ lâu.
Nhà của Mary và chú cừu
Tượng chú cừu cũng được dựng ở quê nhà Sterling của bà
2. London Bridge Is Falling Down
London Bridge is falling down,
Falling down, Falling down.
London Bridge is falling down,
My fair lady.
“Cầu London bị sập” vốn đã rất quen thuộc với thiếu nhi và cả người lớn, thậm chí phổ biến ở các quốc gia không nói tiếng Anh, nhưng có rất nhiều giả thiết vây quanh ý nghĩa bài hát tưởng chừng vô hại này.
London Bridge Is Falling Down có vẻ như đang miêu tả trò chơi trẻ con tương tự như trò “Thiên đàng địa ngục” của trẻ em Việt Nam: 2 đứa trẻ được chọn nắm tay nhau nâng lên thành hình vòng cung như chiếc cầu và đọc một bài đồng dao, những đứa trẻ khác rồng rắn đi qua “chiếc cầu” đó, khi bài đồng dao kết thúc thì “chiếc cầu” sập xuống bắt một đứa trẻ.
Nhưng theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Alice Gomme, bài hát này không đơn giản là một trò chơi: dường như nó đang thuật lại nghi thức Pagan ngày xưa, chôn sống một đứa trẻ vào trong một cây cầu để trấn yểm cho cầu không bị sập.
Tương tự, còn có giả thiết bài hát nói về “hầm mộ sống”: nhốt một người vào hốc có sẵn rồi xây gạch lấp kín lại, người bị nhốt chết dần mòn vì đói khát, hình thức này còn tàn nhẫn hơn chôn sống vì ít ra chết ngạt còn nhanh hơn. Người xưa tin rằng nghi thức này giúp các tòa nhà được trấn yểm vững chãi hơn.
Nghe có vẻ khó tin như truyền thuyết nhưng đã có những trường hợp ghi chép lại trong The Walled-Up Wife: A Casebook, người ta khai quật được ở những tòa nhà cũ (bao gồm cả nhà thờ và ít nhất một cây cầu) khắp châu Âu có xác người bên trong các bức tường. Họ còn đồn rằng đầu của người Vikings Ivar the Boneless cũng được chôn ở Northumbia để phù hộ cho nơi này không bị Vikings xâm lược nữa.
Sau này ai nói với bạn rằng bài hát miêu tả trận đánh của người Vikings thì hãy bác bỏ đi vì sử sách ghi chép lại không hề có trận đánh nào như vậy, những chuyện kể trên li kì hơn.
Bài này thường được dùng trong các trò chơi tương tự “Chi chi chành chành” của Việt Nam. Lời tiếng Anh hẳn được phổ biến đến chúng ta thông qua bài hát của Justin Bieber. Thế nhưng bản tiếng Anh đầy đủ là thế này:
“Eenie, meenie, minie mo.
Catch an nigger by the toe.
If he hollers, let him go.
Eenie, meenie, minie mo.”
(Eenie, meenie, minie mo. Bắt thằng mọi thì nắm vào chân. Nếu nó la thì thả nó ra.)
Những từ phân biệt chủng tộc như “nigger”, “negro” về sau đã được bỏ đi và thay bằng “tiger”. Khúc đồng dao bắt nguồn từ hoạt động buôn bán nô lệ xa xưa, các chủ buôn da trắng thường lẩm bẩm câu này mỗi khi bắt được nô lệ chạy trốn.
Có ai còn nhớ đoạn này trong “The Walking Dead” không?
Năm 2004, đã xảy ra vụ kiện giữa các hành khách da đen với hãng hàng không bởi tiếp viên sử dụng “Eenie, Meenie” để giục họ di chuyển. Đương nhiên tòa đã bác đơn của họ.
4. Alouette
Bài hát này quen thuộc với các bạn trẻ Việt Nam với tên “Chú chim Alouette”, lời Việt dễ thương trong sáng: “Alouette dễ thương lại đây với ta nào. Alouette dễ thương lại đây với ta. Nào mình cùng đùa vui như chim. Chim líu lo dưới ánh mặt trời…” Thế nhưng có mấy ai biết lời tiếng Pháp của bài hát lại nói về việc nhổ lông chú chim tội nghiệp, nhổ cho tới khi trụi thì thôi.
Little skylark, lovely little skylark
Little lark, I’ll pluck your feathers off
I’ll pluck the feathers off your head.
I’ll pluck the feathers off your beak.
I’ll pluck the feathers off your eyes.
I’ll pluck the feathers off your neck.
I’ll pluck the feathers off your wings.
I’ll pluck the feathers off your feet.
I’ll pluck the feathers off your tail.
I’ll pluck the feathers off your back.
Hãy cẩn thận với những nhóc biết tiếng Pháp nhưng cứ thích thú hát bài này nhé.
5. Oh My Darling, Clementine
Tại sao người ta lại viết nên bài hát cho trẻ con với nội dung buồn như vậy? Ở cả lời tiếng Việt lẫn Anh, bài hát đều nói về nỗi đau của người cha là thợ mỏ mất đi con gái yêu quý Clementine. Bài hát có nhiều phiên bản, có bản thì Clementine mất tích, bản được biết đến rộng rãi hơn là Clementine bị chết đuối.
Nhưng điều đáng sợ hơn là Clementine chết đuối trước mắt cha mình. Vì không biết bơi nên ông đành bất lực nhìn con gái chìm dần xuống, đã vậy khổ 3 bài hát còn miêu tả kỹ hơn hình dáng của em khi sắp chết:
Ruby lips above the water, (Môi hồng bập bồng trên sóng)
Blowing bubbles, soft and fine, (Phập phồng bong nóng, người mềm oặt)
But, alas, I was no swimmer, (Nhưng than ôi tôi nào bơi được)
So I lost my Clementine. (Nên tôi mất Clementine của tôi)
6. Rock-a-bye Baby
Thành thực mà nói, chẳng ai lại đi viết bài hát ru mà trong đó có câu: “Khi gió thổi cành cây đung đưa. Cành cây gãy, cả nôi và bé cùng rơi xuống”.
Vua James II và VII
Bài hát được cho là đang đề cập đến con trai của vua James VII (ở Scotland và là James II của Anh – Ireland), vốn được cho là bị ăn cắp từ nơi khác đến làm con nối dõi cho James.
“Cơn gió” ở đây có thể là William of Orange, cháu của James đến lật đổ ông cùng con trai, “cái nôi” ám chỉ Nhà Stuart ở Scotland. Khi bài hát được in phát hành còn có chú thích bên dưới “Đây là bài hát nói về Kiêu hãnh và Tham vọng, trèo cao thì ngã đau”, với ý mỉa mai câu chuyện nhà vua.
Cũng có giả thiết cho rằng bài hát nói về nghi thức mê tín từ thế kỷ 17, người phụ nữ có con chết ngay từ khi lọt lòng sẽ đặt em bé vào nôi và treo lên cành cây, chờ xem nó có sống lại không. Lời bài hát cho thấy khi đã chết rồi thì con người trở nên nặng hơn nên sức nặng của em bé cành cây không đỡ nổi và gãy.
7. Jimmy Crack Corn
Jimmy Crack Corn là bài hát về người nô lệ ăn mừng vì chủ mình chết, xuất phát từ những gánh hát rong (những gánh hát này chuyên hát các bài của dân da đen).
Vở diễn có nội dung khá rõ ràng: con ngựa của người chủ bị chuồn chuồn đuôi xanh cắn, nó phát rồ lên và hất người chủ ngã chết. Người nô lệ (được đóng bởi diễn viên da trắng nhưng bôi đen mặt còn môi thì đỏ một cách lố bịch) vui mừng đi làm rượu bắp (jim crack corn – loại rượu rẻ tiền) vì trên đời lại bớt đi một gã chủ da trắng.
Jimmy crack corn I don’t care, (x3)
Jimmy crack corn I don’t care, ’cause my master gone away
8. Here We Go Round The Mulberry Bush
Ban đầu có vẻ lời bài hát đang dạy trẻ em cách hàng xử như lau sàn, rửa mặt, đi nhà thờ buổi sáng. Nhưng thật ra những người tạo cảm hứng cho bài hát này không phải bậc cha mẹ điển hình, bởi bài hát bắt nguồn từ Wakefield Prison – nhà tù dành cho phụ nữ từ thế kỷ 18.
Vào thời đó con cái cũng sẽ bị nhốt vào tù chung với người mẹ tội lỗi của họ hoặc bị chôn sống, thế kỷ 18 có vẻ không khoan dung với trẻ con lắm.
Nhà tù Wakefield được miêu tả chính thức trong ghi chép năm 1744: “Nhà tù này không may được xây dựng trên nền đất thấp, vì vậy nó ẩm ướt và hay bị ngập. Một nhà tù trên mặt đất quá thấp thì tù nhân luôn chật vật cố giữ vệ sinh sạch sẽ”.
Thế nên lời bài hát nói về việc “chải tóc”, “lau mặt”, “chà sàn” chính là những người mẹ dạy con họ cách sinh tồn trong nhà tù. Here We Go Round The Mulberry Bush là thói quen của tù nhân dắt con mình đi vòng quanh bụi dâu tằm trong sân mỗi khi tập thể dục.
9. Baa Baa Black Sheep
Baa, baa, black sheep,
Have you any wool?
Yes, sir, yes, sir,
Three bags full;
One for the master,
And one for the dame,
And one for the little boy
Who lives down the lane
Lời bài hát đã được thay đổi ở thời điển hiện tại cho vui vẻ phù hợp với trẻ con, thật ra đoạn cuối bài hát vốn là “And none for the little boy who cries down the lane.” (Và không còn gì cho cậu bé ngồi khóc bên đường) được lưu truyền cuối thế kỷ 16.
Anh Quốc thời trung cổ xem trọng ngành công nghiệp sản xuất lông cừu vốn có nhu cầu rất lớn, từ người nông dân bình thường đến chủ đất giàu có đều nuôi cừu. Sự giàu có của các chủ đất được đong đếm bằng số cừu họ sở hữu – có khi lên đến 8.000 con, yêu cầu một lượng lớn nhân lực chăm sóc ngày đêm.
Sau khi trở về từ thập tự chinh vào năm 1272, Vua Edward I đã áp dụng thuế mới cho việc buôn bán len để chi trả cho các cuộc viễn chinh của mình. Các nhà nghiên cứu tin rằng thuế len này là nền tảng cho bài hát.
Một phần ba giá của mỗi túi, hoặc bao tải len được bán là cho nhà vua (master); một phần ba đến các tu viện, hoặc nhà thờ (the dame); và không ai cho người chăn cừu nghèo làm thuê (the little boy who cries down the lane), những người đã không mệt mỏi chăm sóc và bảo vệ đàn cừu.
10. Solomon Grundy
Solomon Grundy,
Born on a Monday, (Sinh ra vào thứ Hai)
Christened on Tuesday, (Rửa tội vào thứ Ba)
Married on Wednesday, (Cưới ngày thứ Tư)
Took ill on Thursday, (Ngã bệnh thứ Năm)
Grew worse on Friday, (Trở nặng thứ Sáu)
Died on Saturday, (Từ trần hôm thứ Bảy)
Buried on Sunday, (Hạ huyệt Chủ Nhật)
That was the end, (Và đó là cái kết)
Of Solomon Grundy. (Của Solomon Grundy)
Là fan của truyện tranh DC thì bạn sẽ thấy cái tên Solomon Grundy này rất quen hoặc đã chơi game Arkham Knight thì hẳn bạn đã biết đến bài đồng dao này.
Bộ phim The Accountant do Ben Affleck thủ vai chính năm 2016 cũng thường xuyên lặp đi lặp lại bởi nhân vật chính bị tự kỷ – cậu thường đọc bài đồng dao để lấy lại bình tĩnh.
Bài hát được ghi âm lần đầu năm 1842 bởi nhà thu thập truyện cổ tích và nhạc dân gian James Orchard Halliwell-Phillipps. Sau đó, nó được dịch sang tiếng Pháp, Đức, Ý, và trở thành công cụ dạy trẻ em biết ngày trong tuần.
Ngoài ra Solomon Grundy còn trở thành ông kẹ, dùng để hù dọa trẻ hư. Vẫn không ai biết thực hư cái tên Solomon Grundy từ đâu ra, có thể chỉ là tác giả đặt tên cho vui vậy thôi.
Từ nay mỗi khi bật YouTube định mở một bài hát nào cho con em chúng ta, hẳn bạn phải nghĩ lại một chút. Hoặc khi đứa trẻ tò mò nào hỏi về ý nghĩa bài hát, bạn sẽ phải vò đầu bứt tóc chút ít để tìm cách giải thích hợp lý hợp tuổi đấy.
Theo lostbird
Baby Shark: bài hát con nít 'gây nghiện' cho cả người lớn
Không nằm trong danh sách Radio 1 hay 1Xtra nhưng bất kỳ đứa trẻ nào dưới 10 tuổi cũng biết Baby Shark, bài hát vừa lọt vào bảng xếp hạng Top 40 của Anh.
Theo thanhnien
BTS thừa nhận bài hát có vũ đạo khó nhất từ trước tới nay của nhóm là... Một số thành viên BTS đã khẳng định điều này trong buổi phát sóng mới đây. Ngày 29/8, trong một buổi phát sóng trên MXH về hậu trường MV mới, Suga đã chia sẻ: "Có thể nói rằng "IDOL" là vũ đạo khó nhất của chúng tôi". Jin nói thêm: "Vũ đạo của chúng tôi thường thì đã khó rồi nhưng theo thời...