Những bãi cát trắng mịn như nhung trên xã đảo Minh Châu
Không ồn ào, sầm uất như nhiều khu du lịch biển khác vào mỗi mùa hè, chính nhờ sự thanh bình đó mà xã đảo Minh Châu (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lại có sức quyến rũ riêng, rất hợp với những du khách muốn nghỉ dưỡng.
Xã đảo Minh Châu thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cùng nằm trên đảo Quan Lạn
Xã đảo Minh Châu cách đất liền chừng 1 giờ đi tàu cao tốc, hoặc 2 giờ đi tàu gỗ từ bến tàu Cái Rồng (Vân Đồn). Nhìn từ xa, hòn đảo như một viên ngọc xanh giữa mặt biển, nước trong veo in màu trời xanh.
Miền đất tươi đẹp
Hòn đảo và chính cái tên của nó – Minh Châu – đã gợi lên nhiều điều thú vị. Hơn 1 giờ đồng hồ lênh đênh sóng nước trên con tàu cao tốc ra đảo đã cho chúng tôi nhiều cảm giác mới lạ. Sóng biển trong vùng vịnh hiền hòa, hầu hết du khách cảm thấy dễ dịu khi ngồi trên tàu cao tốc, được ngắm nhìn những tòa đá vôi lớn nhỏ với nhiều hình thù kỳ thú, phía xa kia đoàn thuyền đánh cá đang căng lưới…
Chúng tôi bị cuốn hút bởi khung cảnh bình yên trên đảo với những rặng phi lao cao vút hai bên đường dài tới hơn chục cây số từ Minh Châu đến Quan Lạn.
Những đảo đá ở Minh Châu
Buổi đêm trên đảo càng yên ắng. Tiếng chó sủa, gió thổi rì rào bên rặng phi lao, sáng tinh mơ nghe thấy tiếng gà gáy tạo cho du khách có cảm giác thân quen, gần gũi như ở đất liền.
Một điều đặc biệt ở đảo là an ninh trật tự rất tốt, nhiều đồ đạc có giá trị được bày biện ngày bên vệ đường, chỉ che ô, bạt suốt đêm mà không hề lo sợ bị mất cắp.
Những bãi cát mịn như nhung
Video đang HOT
Minh Châu có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Chương Nẹp, bãi Nhánh Rìa, bãi Cồn Trụi (bãi Rùa), bãi Bể Thích (còn gọi bãi Robinson)… Các bãi tắm cát trắng như tuyết, mịn như nhung, địa hình thoai thoải, nước biển xanh ngắt với những con sóng nhỏ vô bờ nhẹ nhàng, dịu êm.
Buổi sáng, chúng tôi thức giấc sớm đón bình mình trên biển với những cảm giác kỳ diệu và tràn đầy thanh khiết.
Tiếp đó là hành trình tham quan đình Quan Lạn cổ kính (nơi thờ Vua Lý Anh Tông – người lập ra thương cảng Vân Đồn), ngắm cảnh làng quê trên đảo, hay tới rừng quốc gia tìm hiểu về nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
Một trong những điểm nhấn tạo nên cảnh quan và không gian du lịch Minh Châu là rừng trâm cổ thụ. Theo người dân bản địa, từ lâu rừng trâm này đã được gọi là “thần mộc”, có cách đây khoảng 300 năm.
Trong làng lưu truyền câu chuyện về việc rừng trâm đã che chắn cho làng chài trước những trận bão biển. Dù bị tàn phá, xơ xác sau bão, rừng trâm đã kịp hồi sinh mạnh mẽ, xanh tươi trở lại, đơm hoa kết trái vào dịp cuối năm cứu người dân đảo qua nạn đói hoành hành năm 1945. Rừng trâm nằm ở thôn Ninh Hải, với diện tích 13ha, chạy dọc bên cồn cát trắng cạnh bãi tắm.
Rừng trâm trên đảo
Triển vọng lớn từ du lịch
Nhiều người chọn du lịch nghỉ dưỡng tại xã đảo Minh Châu vì đảo còn rất nguyên sơ. Chi phí cho chuyến đi tới Minh Châu không hề quá cao. Anh Đình Anh, quê ở Bắc Giang – chủ khu resort Minh Chau Beach và là một trong số những người ra xã đảo Minh Châu làm dịch vụ du lịch sớm nhất – cho biết, chỉ 5 năm về trước, du lịch trên đảo còn rất hoang sơ, mãi đến năm 2014 nơi này mới có điện lưới. Thời đó đất đai trên đảo giá rất rẻ, thậm chí có thể xin được đất để dựng nhà ở.
Nay đã khác, du lịch đang phát triển mạnh mẽ và giá đất cũng tăng lên chóng mặt, tạo nên những cơn sốt đất với giá trung bình từ 15 đến 25 triệu đồng/m2. Kèm theo đó là cơ sở hạ tầng cũng được chính quyền quan tâm đầu tư.
Cũng theo anh Đình Anh, so với Cát Bà hay Hạ Long, du lịch trên xã đảo Minh Châu còn kém xa về hạ tầng, dịch vụ và cũng bởi lẽ chưa có những danh hiệu quốc tế nên hầu như chưa có tên trên bản đồ du lịch, do đó lượng khách quốc tế ít biết đến. Tuy vậy, một số ít khách Tây đã đến đây đều tỏ ra rất thích thú và thường quay trở lại.
Du lịch cũng đang dần làm “thay da đổi thịt” cho Minh Châu, nhờ đó người dân có thêm việc làm và thu nhập. Nhiều gia đình đã xây dựng nhà nghỉ, homesay, làm dịch vụ ẩm thực, cho thuê xe máy, mua sắm xe điện, có gia đình cải tạo nhà cửa, vườn tược, cảnh quan để làm nơi lưu trú cho khách…
Đặc sản ở Minh Châu tiêu biểu là loài sá sùng, nổi tiếng với mình dày, thịt thơm ngon. Món này được người dân khai thác trên bờ cát, ăn tươi hoặc được phơi khô đều ngon. Trong ảnh là canh sá sùng lá lốt
Cô Bùi Thị Sợi (thôn Ninh Hải, xã Minh Châu) tâm sự, trước đây cả gia đình cô chỉ làm nghề đi biển, đào sá sùng và vớt sứa. Nhận thấy du khách đến đảo mỗi ngày một đông, nhu cầu lưu trú lớn, tận dụng nhà ở cạnh mặt đường lớn, gia đình cô đã cải tạo ngôi nhà, mở rộng để làm phòng nghỉ cho du khách.
Tuy vậy mùa du lịch trên đảo chỉ rơi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 8, nên khoảng từ tháng 9 đến hết tháng 3 năm sau mọi người lại tiếp tục đi biển. Cuộc sống có phần khấm khá hơn nhiều.
'Bãi biển' đẹp lạ bên bờ sông, người dân thích thú check-in
Một bãi cát mênh mông tuyệt đẹp, lồng lộng gió khi chiều xuống bên bờ sông Đăk Bla (Kon Tum) được người dân nơi đây ví như bãi biển để đến nghỉ ngơi, thư giãn.
Bãi cát rộng lớn trên bờ sông Đăk Bla trong nắng chiều tạo khung cảnh nên thơ - Ảnh: TRẦN VẤN
Sông Đăk Bla là dòng sông độc đáo bởi dòng chảy ngược theo hướng Đông - Tây, khác hẳn với những dòng sông khác ở Việt Nam.
Vào mùa khô, con sông cạn nước hơn so với bình thường, làm lộ ra bãi cát rộng lớn, sạch đẹp giống bãi biển nên được người dân ở thành phố Bắc Tây Nguyên gọi là "biển Kon Tum".
Khi hoàng hôn dần buông xuống, đông đảo người dân Kon Tum dẫn con nhỏ, kéo nhau ra "bãi biển" này dạo mát, check-in.
Anh Phạm Hoài Nam - một trong những người thường dạo mát nơi đây - cho biết trước đây bãi cát này rất hoang sơ, người dân hay đưa con nhỏ đến vui chơi.
Hai năm trở lại đây, mọi người đến nhiều hơn, nhiều nhóm bạn trẻ dựng lều bạt hóng gió, chụp ảnh... khiến khung cảnh bãi cát này càng giống như một bãi biển.
"Biển Kon Tum" mang lại sự thú vị bất ngờ cho người lớn và là "sân chơi" mới lạ cho trẻ em.
Dưới ánh hoàng hôn, những tia nắng nhẹ vàng óng chiếu xuống bãi cát trắng nơi chân cầu Đăk Bla tạo nên một khung cảnh lãng mạn cho những đôi bạn trẻ ngồi trên cát hàn huyên, tâm sự, tranh thủ chụp ảnh cho nhau.
Nắm bắt được nhu cầu của du khách và người dân địa phương, một số hàng nước xuất hiện nơi không gian lãng mạn này. Có quán cà phê giăng dây đèn, chiếu sáng lung linh cả một góc chân cầu Đăk Bla khi trời tối dần.
"Giống với các bãi biển ở Đà Nẵng, có quán cà phê, nhạc, đèn màu... nhìn rất tuyệt vời. Chỉ khác là bên biển thực thụ và một bên là sông nước ngọt. Mình không nghĩ ở Kon Tum lại có một nơi đẹp lạ đến như vậy", bạn Ngô Thị Hải Yến - sinh viên ở Đà Nẵng mới về quê - chia sẻ.
Ông Đặng Minh Biên - chủ tịch UBND phường Lê Lợi, TP Kon Tum - cho biết có hai hộ gia đình đăng ký thủ tục xin phép kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí ở bãi cát dưới chân cầu Đăk Bla, UBND TP Kon Tum cũng đã chấp thuận.
"Hiện nay mùa khô, tình hình dịch bệnh đã ổn, hai hộ này lên báo với phường xin tiếp tục kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, còn để làm dịch vụ quy mô hơn thì phải tính toán. UBND phường cũng luôn luôn hỗ trợ điểm hóng mát này về an ninh trật tự", ông Biên nói.
Chị Thu Uyên cùng bạn dẫn con nhỏ ra bãi cát được ví là "biển Kon Tum" để thư giãn, vui chơi - Ảnh: TRẦN VẤN
Nhiều trẻ nhỏ thích thú chơi trên bãi cát - Ảnh: TRẦN VẤN
Các bạn trẻ không quên chụp ảnh check-in "bãi biển" của phố núi Kon Tum - Ảnh: TRẦN VẤN
Quán cà phê view "biển" thu hút khách về đêm - Ảnh: TRẦN VẤN
Say nắng vì vẻ đẹp biển Vịnh Hòa, điểm nghỉ ngơi tuyệt vời cho dịp lễ 2-9 Bãi cát dài trắng mịn, mặt nước xanh như ngọc, sóng vỗ êm ả, biển Vịnh Hòa (Phú Yên) đã khiến blogger Tuân Cuồng Chân ngỡ ngàng. Trước đó, anh đã có một hành trình dọc dài Phú Yên với Bãi Xép, Hòn Yến, Ghềnh Đá Đĩa... Bãi biển hoang sơ ở Vịnh Hòa - Ảnh: PHẠM QUANG TUÂN Bao quanh biển Vịnh...