Những bác sĩ kiêm lái xe đưa đón F0
1 giờ sáng, chiếc xe cấp cứu của anh Trần Văn Dương, 36 tuổi cùng đồng nghiệp rẽ vào một con hẻm ở xã Tân Quý Tây, Bình Chánh đón bệnh nhân Covid-19.
Hôm nay là ngày thứ 10 bác sĩ Dương cùng đồng nghiệp rong đuổi trên các nẻo đường đưa F0 đến bệnh viện. Sau một lượt đi qua từng nhà người nhiễm ở xã Tân Quý Tây, anh đến xã Phong Phú, xã Hưng Long để đón thêm các F0 khác.
Gom đủ gần chục F0, xe chạy xuyên màn đêm đến Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4 ở khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Đến khi các bệnh nhân được tiếp nhận hết, Dương mới quay xe trở về nhà. Đồng hồ đã chỉ 4h sáng. Anh cởi đồ bảo hộ, ăn tạm tô mỳ rồi lăn ra ngủ.
Bác sĩ Dương là Giám đốc phòng khám đa khoa Sài Gòn Medic. Anh dẫn đầu một nhóm tình nguyện viên hỗ trợ các trung tâm y tế, chăm sóc và điều chuyển bệnh nhân Covid-19.
“Vất vả thì anh chị em chúng tôi chịu được. Thấy nhiều hoàn cảnh quá xót thương, quá nhiều người cần giúp đỡ, chúng tôi không thể ngồi yên giữa đại dịch”, anh nói.
Số ca nhiễm tại TP HCM lên đến hai, ba nghìn mỗi ngày, đến trưa 16/7 lên đến hơn 20.500. Hotline hỗ trợ và xe y tế chở bệnh nhân đều quá tải. Nhiều người nhận kết quả xét nghiệm dương tính rồi nhưng chưa được đưa đi; những người đang chờ kết quả mà xuất hiện ho sốt, thảy đều lo lắng, trông chờ được hỗ trợ.
Sốt ruột trước thực tế đó, bác sĩ Dương gửi công văn sang Sở Y tế, Trung tâm Y tế đề nghị tham gia hỗ trợ công tác chống dịch. Nhóm của anh gồm 10 bác sĩ và điều dưỡng chia thành ba đội: một đội hỗ trợ tại các trạm y tế địa phương lấy mẫu, một đội khám miễn phí cho cư dân trong vùng phong tỏa, cách ly, các trường hợp cấp cứu; và một đội phối hợp với trung tâm y tế địa phương để chở bệnh nhân đến bệnh viện.
Trong nhóm, 4 bác sĩ có bằng lái xe, vì thế các anh vừa chăm sóc và trấn an bà con, vừa kiêm luôn “tài xế” đưa họ đi bệnh viện. Mỗi ngày, nhóm thay thiên nhau chở khoảng 10 chuyến xe đưa bệnh nhân F0 đến các bệnh viện dã chiến. Hai ngày nay, nhóm anh nhận tới 300 cuộc gọi cầu cứu.
“Khi có nhiều người cần cùng lúc, chúng tôi chọn ưu tiên các trường hợp cấp cứu, bệnh nhân trong vùng phong tỏa cách ly, các trường hợp F0…”, bác sĩ Dương cho biết.
Bác sĩ Trần Văn Dương và đồng đội lái xe cấp cứu đến đưa F0 đi bệnh viện tại huyện Bình Chánh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chiều muộn hôm qua, trong cơn mưa nặng hạt, bác sĩ Nguyễn Duy Huy, 31 tuổi, lái chuyến xe thứ 6 trong ngày đưa các bệnh nhân F0 ở Vĩnh Lộc B, Bình Chánh đến Bệnh viện Dã chiến. Đây là chuyến cuối trong ngày của Huy trước khi có đồng đội thay ca. Bận suốt cả ngày, Huy mặc luôn đồ bảo hộ, uống tạm nước lọc chờ hết ca mới về chỗ tập kết “kiếm gì ăn đỡ”.
Cũng có lúc vừa rời ca lái, Huy nhận được tin có bệnh nhân cần hỗ trợ y tế tại nhà, anh và đồng nghiệp lại đến tận nơi thăm khám, trấn an và phát thuốc.
“Người dân khi nhận kết quả xét nghiệm nhanh dương tính nCoV, sẽ rất sốt ruột, hoang mang. Trong lúc họ chờ PCR, chúng tôi thăm khám và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng cho họ, như hạ sốt, giảm đờm, giảm ho, điều trị các bệnh lý huyết áp tim mạch đi kèm”, bác sĩ Huy cho biết.
Có những bệnh nhân không triệu chứng, không bệnh lý nền, nhưng vì quá căng thẳng mà nhất quyết muốn gọi bác sĩ. “Với những ca như thế, chỉ cần sự có mặt của chúng tôi cũng giúp bệnh nhân trấn tĩnh, yên tâm hơn rất nhiều”, anh tâm sự.
Một ông bố với em bé 6 tháng tuổi cùng mắc Covid-19, lỉnh kỉnh bỉm sữa mang theo, được nhóm tình nguyện viên hỗ trợ đưa đi viện. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Công việc tình nguyện của Huy được gia đình ủng hộ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh, anh và đồng nghiệp tập trung ở phòng khám, không về nhà.
“Mình còn trẻ, có sức khỏe, có chuyên môn, lại biết lái xe, mình nghĩ sẽ góp được chút sức giữa lúc TP HCM dầu sôi lửa bỏng như thế này”, Huy chia sẻ.
Đưa đón và chăm sóc nhiều bệnh nhân, Huy vẫn không khỏi xót xa khi chở các em bé 3-4 tuổi, mặc đồ bảo hộ rộng thùng thình đến bệnh viện. “Mong rằng TP HCM sẽ sớm chiến thắng đại dịch. Chúng tôi chịu vất vả được nhưng nhìn các bé chịu khổ, thật không cầm được nước mắt”, anh nói.
Huy lái xe về đến phòng khám cũng là lúc cơn mưa dần ngớt. Anh bước xuống, xịt khuẩn, trao xe để đồng nghiệp tiếp tục những chuyến đưa đón bệnh nhân Covid-19 khắp thành phố.
Trong cơn mưa nặng hạt chiều 15/7, các tình nguyện viên vẫn miệt mài chở bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị Covid-19. Nguồn: Nhân vật cung cấp
Hai ổ dịch Covid-19 mới phát sinh ở TP.HCM
Chợ Tân Định và hẻm 98 Đoàn Văn Bơ là hai ổ dịch mới được phát hiện với hàng chục người dương tính nCoV.
Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, thống kê trong tuần qua, ổ dịch đầu tiên mới được phát hiện là chợ Tân Định (quận 1) và khu vực giáp ranh chợ ở phường Võ Thị Sáu, quận 3.
Trong đó, khu vực chợ Tân Định (quận 1) có tổng cộng 22 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Ca bệnh đầu tiên là một tiểu thương bán cá tại chợ. Người này được phát hiện qua sàng lọc cộng đồng ở tỉnh Long An.
Sau đó, ngành y tế điều tra dịch tễ và sàng lọc, phát hiện thêm 8 ca là tiểu thương, một ca là người nhà tiểu thương và 12 người sống ở khu vực xung quanh chợ. Ngày gần nhất ghi nhận ca bệnh là 10/7.
Lực lượng chức năng lập rào chắn, phong tỏa khu vực có ca dương tính tại TP.HCM. Ảnh: Phạm Ngôn.
Tại khu vực giáp ranh chợ Tân Định ở phường Võ Thị Sáu, quận 3, ngành y tế xác định thêm 17 ca mắc mới. Đáng chú ý, khu vực giáp ranh này xuất hiện thêm các ổ dịch nhỏ lẻ khác.
Ca bệnh đầu tiên của ổ dịch này là gia đình 5 người, trong đó 3 người tiểu thương bán cá tại chợ Tân Định (lấy hàng tại chợ Bình Điền), có xét nghiệm dương tính qua tầm soát mẫu cộng đồng.
Sau đó, 12 người khác cũng có xét nghiệm dương tính (một người được phát hiện ở bệnh viện, 11 ca tầm soát cộng đồng). Họ đều có yếu tố dịch tễ từng đi chợ Tân Định.
Từ ngày 4/7, cơ quan chức năng TP.HCM đã phong tỏa tạm thời chợ Tân Định. Các tiểu thương chợ Tân Định đã được yêu cầu ngưng bán hàng.
Cụm lây nhiễm thứ 2 mới phát sinh nằm trong hẻm 98 Đoàn Văn Bơ , phường 16, quận 4 với tổng cộng 21 ca. Bệnh nhân đầu tiên là người phụ nữ sống tại hẻm 98/19 Đoàn Văn Bơ, có kết quả dương tính ngày 5/7.
Từ ngày 6/7, hẻm này đã được phong tỏa. Người dân ở đây được lấy mẫu tầm soát. Ngày ghi nhận ca dương tính gần nhất là 10/7, trong khu vực phong tỏa.
Ngoài ra, tại hẻm 874 Đoàn Văn Bơ, phường 18, quận 4, một ổ dịch khác đã được phát hiện từ trước với tổng cộng 51 ca xác định. Khu vực này đã được phong tỏa từ ngày 26/6. Ca ghi nhận mới nhất là ngày 10/7 trong khu cách ly.
Như vậy, tính đến ngày 12/7, TP.HCM có 2 ổ dịch phát sinh mới. Ngoài ra, thành phố có 23 ổ dịch đang hoạt động tại chợ (5), khu dân cư (10), công ty và khu công nghiệp (8).
Hà Nội thêm 13 ca nghi Covid-19 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội tối 11/7 ghi nhận hai ca dương tính nCoV làm việc tại công ty SEI, khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, nâng số ca trong ngày lên 13. Hai ca gồm nữ, 30 tuổi ở Mai Châu, Đại Mạch, Đông Anh và người thứ hai là nữ, 27 tuổi, địa chỉ số 3,...