Những áp lực vô hình khi chiến game mà 100% người chơi Việt đều đã từng trải qua nhưng chẳng hề hay biết
Chơi game cũng có áp lực – điều mà chúng ta chẳng bao giờ ngờ tới.
Game vốn là một công cụ để giải trí, là nơi để người chơi xả stress, tìm cảm giác thư giãn sau những giờ học cũng như làm việc căng thẳng. Mục đích vốn có là vậy, thế nhưng chẳng ai có thể ngờ được, đôi khi chính những tựa game – thứ vốn được dùng để giải trí, thư giãn lại mang tới những áp lực vô hình dành cho các game thủ. Bạn không tin ư, hãy đọc những điều dưới đây, chắc chắn ai trong số chúng ta cũng từng trải qua các loại áp lực này rồi đấy.
Áp lực bị thiệt, sợ lỡ mất tài nguyên trong game
Đây là thực trạng dễ thấy trong nhiều các tựa game MMORPG mang phong cách cày cuốc. Thường thì nhà phát hành sẽ luôn tạo ra những sự kiện, phụ bản, tính năng tuần hoàn theo giờ và cung cấp cho game thủ những phần thưởng, tài nguyên không nhỏ trong game. Đừng tưởng rằng đây là điều tích cực, nên nhớ, nó cũng là một áp lực vô hình dành cho các game thủ đấy.
Các game thủ luôn bị ám ảnh việc phải tham gia mọi hoạt động cho phần thưởng miễn phí
Sở dĩ nói như vậy vì điều này sẽ tạo cho các game thủ một suy nghĩ mãnh liệt rằng ” Mình phải tham gia sự kiện, phó bản “. Để lỡ một phụ bản cũng đồng nghĩa với việc sẽ mất đi một phần thưởng miễn phí trong game, trở nên thua thiệt hơn so với người chơi khác. Và với suy nghĩ này, các game thủ Việt thường xuyên sẽ luôn tự đặt bản thân trong áp lực phải online vào đúng khung giờ này, không được để lỡ phó bản, sự kiện này. Thậm chí, thực tế còn có nhiều người đặt cả chuông báo thức, lên cả kế hoạch để cày game sao cho hiệu quả nhất. Đấy không phải áp lực thì là gì.
Video đang HOT
Áp lực phải ganh đua với bạn bè, người chơi khác trong game
Trong các tựa game cày cuốc, việc làm sao để gia tăng sức mạnh, lên level cho nhân vật để ít nhất cũng phải ở mức không thua kém bạn bè dường như đã trở thành mục tiêu, thành sự ám ảnh đối với đại đa số người chơi.
Ai cũng thích phải hơn bạn hơn bè
Đó cũng là lý do khiến cho không ít người sẵn sàng đập tiền, nạp thẻ vào game để có thể thỏa mãn được mục tiêu ngắn hạn với nhân vật ảo của mình. Thậm chí, không ít người còn bị áp lực phải chứng tỏ sức mạnh của bản thân, siêu việt hơn người khác qua đó, trực tiếp tiêu tốn cả tiền tỷ vào các tựa game cày cuốc ấy.
Và cái kết thường thấy của những chuỗi ngày áp lực
Đa phần, sau khi trải qua những chuỗi ngày như vậy, niềm vui của các game thủ cũng sẽ giảm dần, đam mê chẳng còn được nhiệt huyết như xưa. Đó cũng là lý do phổ biến đưa đẩy game thủ tới con đường nghỉ game, hoặc trường hợp tệ hơn là tiếp tục sa đà nhưng sẽ dễ sinh ra những nhận thức tiêu cực. Nên nhớ, đa số các điều ở trên đều là áp lực do chính bản thân chúng ta tự tạo ra, và nếu coi game như một công cụ giải trí vui vẻ, hãy cứ thoải mái và tận hưởng nó nhé.
PewPew hé lộ kênh YouTube 3,6 triệu sub không còn kiếm được tiền, sẵn sàng nhờ luật sư can thiệp về vụ đăng ký thương hiệu hòng chiếm đoạt của kẻ xấu
PewPew đã có một cuộc trò chuyện cùng người xem về câu chuyện bị đăng ký nhãn hiệu bởi người lạ và anh cho biết không hề bị áp lực bởi vấn đề này.
Câu chuyện PewPew bị một ai đó đăng ký tên thương hiệu mà streamer này đã gầy dựng từ rất lâu lên Cục Sở hữu Trí tuệ và đứng trước nguy cơ rủi ro tiềm ẩn được cư dân mạng hết sức quan tâm. Mới đây nhất, nam streamer cũng đã có những chia sẻ cùng người hâm mộ trên fanpage chính thức của mình về vấn đề này.
PewPew chia sẻ về câu chuyện bị đăng ký tên thương hiệu
Theo đó, streamer của hội Tứ Hoàng cho biết cái tên "PewPew" cũng chỉ là nickname của anh mà thôi. Thậm chí streamer này còn khẳng định rằng anh sẵn sàng đổi tên thành LewLew, PeoPeo hay bất kỳ một cái tên nào khác. Anh hoàn toàn vui vẻ nếu người đăng ký thương hiệu cái tên này phát triển nó thật tốt hoặc có thể thương lượng với nhau hợp tình hợp lý. Tuy nhiên nếu đối phương định giá quá cao thì anh sẽ không bao giờ mua lại.
Nam streamer bày tỏ thái độ rõ ràng về việc bị người khác đăng ký tên thương hiệu của mình
Ngoài ra, PewPew còn tiết lộ bất ngờ rằng kênh YouTube của anh không còn có thể kiếm tiền do 2 lần dính gậy bản quyền từ nền tảng này. Anh cho biết câu chuyện này xảy ra đã khá lâu nhưng không muốn chia sẻ nhiều, dù vậy anh đã phải gỡ khá nhiều video trên kênh YouTube của mình vì vấn đề này.
Kênh YouTube hơn 3,6 triệu subs được PewPew cho biết đã từng dính 2 gậy vì vi phạm bản quyền và nếu có bị lấy thì cũng không thể kiếm tiền
Chưa hết, một vấn đề khá nhiều người thắc mắc chính là việc kẻ xấu lợi dụng việc này để làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín và cả thương hiệu mà nam streamer đang kinh doanh. Chia sẻ với người hâm mộ, PewPew cho biết nếu fanpage, YouTube có bị lấy đi và bị mất uy tín thì anh cũng không liên can, khi đó sẽ có cơ quan chức năng làm rõ vấn đề.
Riêng các thương hiệu mà streamer này đang kinh doanh: Bánh mì PewPew, Giặt là PewPew... nếu bị ảnh hưởng thì sẽ có đội ngũ luật sư của các thương hiệu làm việc.
Sẽ có luật sư can thiệp nếu như các thương hiệu kinh doanh mang tên PewPew bị ảnh hưởng
Hiện tại, vụ việc PewPew bị người khác đăng ký thương hiệu mang tên mình vẫn chưa được giải quyết. Hy vọng rằng streamer này sớm lấy lại được quyền sở hữu nhãn hiệu "PewPew" mà mình tốn nhiều công sức gây dựng.
Nữ y tá không chịu nổi áp lực, chuyển nghề làm streamer lập tức nổi như cồn nhờ nhan sắc quá "mlem" Thật hiếm khi được thấy nữ y tá chuyển sang làm streamer. Cô nàng có biệt danh Norman này là nữ game thủ được yêu mến tại Đài Loan. Với lối nói chuyện hài hước, Norman chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả. Trước đây Norman từng có thời gian làm y tá tại phòng cấp cứu. Tuy nhiên, do mệt...