Những anh chồng bị vợ bỏ vì thói hay ‘mách’ mẹ
Vợ chồng vừa cãi nhau vài phút Hằng đã nghe tiếng chồng gọi điện cho mẹ kể lể “Nó đã sai lại còn cãi bướng”.
ảnh minh họa
Mới cưới nhau gần 2 năm nhưng vợ chồng Hằng, cùng sinh năm 1988, đã chuẩn bị dẫn nhau ra tòa ly hôn. “Tôi không thể chịu nổi người đàn ông tính lèm bèm đó nữa”, cô kế toán một công ty kinh doanh nội thất ở Hà Đông, Hà Nội chia sẻ.
Hằng cho biết, mỗi lần có bất đồng với vợ, dù chỉ là chuyện phân công việc nhà, việc vợ chốt cửa không thèm mở khi chồng đi nhậu về muộn… anh xã cô lại gọi cho mẹ hay chị gái ở quê để “giãi bày”. Sau đó, thể nào Hằng cũng được mẹ chồng gọi điện trách móc và trong mắt gia đình anh, cô là người vợ lười biếng, hỗn hào, không biết quan tâm tới ai.
Không chỉ hay kể tội vợ, khi không bằng lòng với nhà ngoại, chồng Hằng cũng lập tức nói cho cho gia đình mình biết. Có lần, bố mẹ đẻ Hằng làm giỗ, chồng cô đi có việc tới muộn nên cả nhà đã vào mâm. Anh tỏ ra không bằng lòng, ăn lấy lệ rồi lấy cớ về ngay. Ngay hôm sau, mẹ chồng gọi điện nói bóng gió “lần sau bên đó có công việc gì thì đừng có gọi thằng Hà về” là Hằng hiểu ngay vấn đề.
“Về sau, tôi thấy cuộc gọi của mẹ hay chị chồng thì chẳng buồn bắt máy nữa. Hai bên thông gia sau vài lần hiểu lầm cũng chỉ vì tính hay mách chuyện của chồng tôi thì cũng không thèm nhìn mặt nhau. Tôi đã góp ý với chồng nhiều lần nhưng anh vẫn chẳng sửa đổi nên phải đưa ra quyết định thôi”, Hằng thổ lộ.
Cũng kết hôn chưa bao lâu nhưng vợ chồng Hải – My đang đứng bên bờ vực chia tay khi cả hai cãi vã liên tục về những bất đồng trong cư xử. Nhiều bạn bè ghen tỵ My lấy được chàng quý tử con một, có sẵn nhà cửa bề thế ở Trương Định, Hà Nội nhưng cô lại cảm thấy mình hoàn toàn cô đơn, lạc lõng trong nhà chồng.
My chia sẻ, theo thói quen thời độc thân, anh xã My vẫn đưa hết tiền cho mẹ. Sau khi kết hôn, My thủ thỉ bảo chồng rằng từ nay, tài chính hai vợ chồng nên quy về một mối rồi sau đó cùng trích ra một khoản đóng góp chi phí sinh hoạt với bố mẹ. Chưa thấy anh xã thể hiện ý kiến gì, ngay tối hôm sau cô đã được mẹ chồng gọi ra lạnh lùng bảo: “Con muốn quản tiền của thằng Hải à? Con sợ nó đưa cho mẹ thì mẹ tiêu hết hả?”. “Hóa ra, anh ấy bô bô kể ngay với mẹ”, My thổ lộ.
Lần khác, dì của chồng nhờ My xin việc cho con gái ở công ty truyền thông cô đang làm, My tâm sự với chồng là ngại xin nhưng chưa biết phải nói lại với dì sao vì thấy cô bé kia không phù hợp lắm, bằng cấp thì thiếu trong khi tính có vẻ tiểu thư, không ham học hỏi. Anh chồng không đưa ra giải pháp giúp vợ mà bô bô kể với mẹ, khiến cô bị mẹ và dì chồng giận mấy tháng liền.
“Thậm chí khi hai vợ chồng cãi nhau, không thèm nói chuyện trực tiếp, chỉ nhắn tin gây sự, anh ấy cũng đưa cho mẹ đọc khiến bà nhảy dựng lên bảo mình là đứa láo toét, dám gọi chồng là đồ này đồ kia, trong khi bình thường vợ chồng nói với nhau như vậy thì có vấn đề gì đâu”, My tâm sự.
Thạc sĩ tâm lý về hôn nhân, gia đình Lê Thị Minh Hoa (TP HCM) cho biết, thực tế cũng như trong hằng chục năm tư vấn, bà từng gặp rất nhiều trường hợp vợ chồng lục đục, thậm chí ly hôn mà nguyên nhân chính vì người chồng có tính hay “méc mẹ”.
Video đang HOT
Bà Hoa cho biết, thực ra, nam giới đã trưởng thành, tự lập hầu hết sẽ không cư xử như vậy. Hay gặp nhất là những người đàn ông đã lập gia đình nhưng vẫn chưa “người lớn”. Họ thường là những người con một, rất gắn bó với mẹ hoặc sinh ra trong nhà đông chị em gái hay từ nhỏ tới lớn luôn được gia đình làm và quyết định thay mọi việc.
Theo nhà tâm lý, cách cư xử này của người chồng có thể tạo ra nhiều vấn đề mà chính bản thân họ không lường hết được. Khi nghe con trai “mách” những điều không hay về con dâu, nhà chồng thường có tâm lý bênh con mình, nhìn nhận không hay về nàng dâu.
Hành xử như vậy, trong mắt vợ, hình ảnh người chồng trở nên nhu nhược, không biết thương vợ, thiếu quyết đoán và chín chắn. Dần dần, người phụ nữ có thể nghĩ về chồng, nhà chồng không tốt. Đồng thời, họ cũng sẽ ngại chia sẻ tâm tư, hỏi ý kiến chồng do mất niềm tin vào anh và tình cảm giữa cả hai vì thế ngày càng xa cách.
Hành động đem chuyện riêng tư hay bêu xấu các nhược điểm của bạn đời với gia đình mình có thể khoét sâu thêm các mâu thuẫn nhỏ và tạo hố ngăn cách trong mối quan hệ vốn đã nhạy cảm giữa nàng dâu với nhà chồng. Trong nhiều trường hợp, chính người đàn ông sau đó lại bị kẹt ở giữa mâu thuẫn này mà khó tìm được cách hóa giải.
“Khi lấy vợ nghĩa là bạn đã xây dựng một gia đình riêng và phải tự chịu trách nhiệm về cuộc sống, mối quan hệ của mình. Vì thế, vợ chồng có bất cứ vấn đề gì nên cùng đứng về một hướng để tìm cách giải quyết thay vì kể tội nhau hay tìm tới sự can thiệp bên ngoài”, bà Minh Hoa góp ý.
Theo bà, nếu lỡ lấy phải những anh chồng “chưa kịp lớn”, người vợ phải thật sự kiên trì và có bản lĩnh mới mong “cải tạo” được. Hãy thẳng thắn nói với chồng cách cư xử của anh khiến bạn cảm thấy thế nào, bạn mong muốn ra sao và khích lệ ngay khi chồng có sự tiến bộ. Nếu gia đình nhà chồng hiểu chuyện và thiện chí, chị em có thể “lấy lòng” các thành viên gia đình để nhờ tác động, chuyển hóa dần anh xã. Khi những việc này không hiệu quả, người vợ chỉ còn cách cố gắng chủ động cuộc sống của mình.
Sau vài lần dở khóc dở cười vì hễ vợ chồng có chuyện gì là anh xã lại mách mẹ và chị cả, chị Trà, 34 tuổi ở Ngọc Hồi, Hà Nội đã lập một quy tắc mới: Khi hai vợ chồng mâu thuẫn, cấm ai được kể với hai bên bố mẹ. Chị bày tỏ với chồng rằng, cả hai đều đã lớn nên có việc gì thì phải tự giải quyết, đừng để bố mẹ đã có tuổi phải lo lắng, suy nghĩ về chuyện của con cái.
Bản thân chị cũng cố gắng hạn chế “xả” với chồng để anh ít có cơ hội đem chuyện về nói với gia đình. “Mình có bức xúc gì thì gặp bạn bè để than thở chứ không kể với anh xã nữa. Như vậy tránh được việc anh ấy đi ‘mách’ nhưng dần dần mình lại quen với việc không còn tâm sự với chồng nữa và thấy có sự xa cách”, chị Trà chia sẻ.
Theo VNE
Mẹ chồng nghe tiếng cháu trai khóc ré lên liền lao vào phòng con dâu hỏi tội, nào ngờ...
Chuyện mẹ chồng nàng dâu đâu phải một sớm một chiều, chuyện có thể bé cũng có thể to. Nhưng rồi có những chuyện chỉ có thể chứng kiến mới có thể giải quyết được mà thôi.
Bà vốn là người mẹ chồng khó tính. Thật sự biết mình khó tính với con dâu là việc không hề tốt. Vậy nhưng cái bản tính cẩn thận của mình vẫn cứ để ý con dâu nhiều. Cũng chẳng ai có thể trách bà nổi. Bởi một mình bà tần tảo nuôi con trai khôn lớn vì chồng mất sớm. Giờ đây con dâu đến cướp mất con trai bà, phải san sẻ con trai với con dâu là một điều vô cùng khó với bất cứ người làm mẹ nào.
Những ngày đầu về làm dâu của người con gái ấy vô cùng vất vả. Chỉ vì mẹ chồng chẳng thích cô chút nào. Mãi về sau đó cuộc sống của mẹ chồng và con dâu mới bớt căng thẳng hơn. Chỉ vì con trai cũng biết đường vun vén cho hạnh phúc của gia đình nhỏ và dung hòa hai bên. Nhưng rồi, từ ngày con dâu mang bầu đứa cháu trai đích tôn thì mẹ chồng càng thay đổi tính nết.
Nhưng rồi, từ ngày con dâu mang bầu đứa cháu trai đích tôn thì mẹ chồng càng thay đổi tính nết - Ảnh minh họa: Internet
Chỉ cần nhìn thấy con dâu lười làm việc là mẹ chồng lại dò xét rồi mỉa mai với nói hàm ý không làm việc sao có thể sinh con khỏe mạnh được. Nhưng rồi bà cũng tỏ ra chăm chút, lo đồ ăn thức uống cho con dâu. Cô tưởng rằng mẹ chồng cuối cùng cũng thương mình hơn. Thế nhưng vừa đưa cho cô được quả na, quả táo thì mẹ chồng đã nói luôn: "Ăn cho cháu tôi khỏe", câu nói ấy của bà khiến người con gái làm con dâu như cô không khỏi chạnh lòng.
Dù có thế, cô cũng sinh cho mẹ chồng và chồng 1 cậu con trai kháu khỉnh. Cuộc sống của cô cũng thoải mái hơn khi mẹ chồng dần dần dễ tính với mình. Còn mẹ chồng tự thấy mình cũng quá khắt khe với con dâu rồi nên bắt đầu cố gắng thoải mái hơn với con dâu nhà mình.
Có lẽ sẽ chẳng có chuyện gì nếu như không có ngày hôm đó. Bà vô cùng tức giận khi nghĩ rằng mình đã quá nuông chiều con dâu đến nỗi cô con dâu không biết trời đất là gì. Thấy cháu mình khóc ré lên như thế mà vẫn mặc kệ. Mẹ chồng tức tốc lao vào quát lớn:
- Có mỗi chăm con thôi mà cô làm cái trò gì thế cũng không xong vậy hả?
- Con... - con dâu rơm rớm nước mắt còn mẹ chồng lặng người khi nhìn thấy dấu vết ấy mới chạy lại vén áo con dâu lên hỏi:
- Con, con bị sao thế này?
- Cu Tôm nhà mình mọc răng rồi nên cắn con đau quá mẹ ạ. Mấy hôm nay con đang cố gắng cai sữa cho thằng bé mà nó khóc quá.
Con, con bị sao thế này? - Ảnh minh họa: Internet
- Mẹ xin lỗi con.
- Sao mẹ lại xin lỗi con ạ? - cô ngơ ngác hỏi thì mẹ cúi mặt nhìn vào vết thâm tím trên ngực con dâu rồi nói nhẹ nhàng:
- Mẹ tưởng con không chăm sóc cháu trai mẹ tốt nên đang định lên đây hỏi tội con. Nào ngờ con lại bị cắn đau đến thế này. Mẹ thấy thương con lắm.
- Con không sau đâu mẹ, chỉ tại cậu nhóc mọc răng nên quấy mẹ với thế thôi ạ. Con sẽ cố gắng chăm con thật tốt nên mẹ cứ yên tâm nhé.
- Được rồi, cảm ơn con.
- Con có làm được gì đâu mà mẹ cảm ơn con?
- Cảm ơn con vì đã trở thành con dâu của mẹ, không giận và khó chịu với bà mẹ già này.
- Đó là trách nhiệm của người con dâu mà mẹ. Mẹ đừng nói thế con lại càng khó xử đó.
- Thôi ở đây đi mẹ đi pha sữa cho thằng bé để dỗ nó ngủ đi mà nghỉ ngơi 1 chút.
- Dạ, con cảm ơn mẹ.
Cô con dâu nhìn mẹ chồng tất bật ra ngoài bất giác nở nụ cười. Có lẽ, là phụ nữ đã làm mẹ thì ai cũng sẽ hiểu được cái cảm giác này. Cuối cùng thì cũng có ngày cô chờ được mẹ chồng thừa nhận mình là con dâu trong gia đình này rồi. Tự nhủ mình sẽ cố gắng tốt hơn để cuộc sống của gia đình nhỏ này luôn đầm ấm và hạnh phúc như bây giờ.
Theo Phụ Nữ Sức Khỏe
Vợ mất nhưng đêm nào cũng nghe tiếng em cười nói, 1 lần lén rình trước cửa phòng xem thì thất kinh khi thấy... Anh và chị cưới nhau đến nay cũng được 5 năm, quãng thời gian đó anh đi làm nhiều hơn là ở nhà. Anh nói việc gia đình và con cái là của đàn bà, việc của anh là kiếm tiền nên anh giao phó hết mọi thứ cho chị. Hồi con trai anh còn bé, anh đi làm nhiều tới mức ngày...