Những ấn tượng đẹp về đất nước vùng Trung Á Uzbekistan
Uzbekistan nổi tiếng với các đền đài, lăng tẩm nằm dọc theo Con đường Tơ lụa, tuyến đường thương mại cổ xưa nối Trung Hoa với Địa Trung Hải.
Dưới đây là bài viết của ông Lương Phan Cừ, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Uzbekistan, về đất nước tươi đẹp và huyền bí vùng Trung Á Uzbekistan, nơi ông từng học tập thời Uzbekistan thuộc Liên Xô cũ.
Tôi từng là một trong số những lưu học sinh Việt Nam tại Uzbekistan những năm 60, 70. Khi quyết định viết bài giới thiệu về đất nước Uzbekistan với công chúng Việt Nam, kỷ niệm về chuyến tàu từ hồ Baikan tới Thủ đô Tashkent chợt ùa về. Tàu chạy qua sa mạc mênh mông khiến tôi cảm thấy buồn khi sắp phải gắn bó học tập tại nơi đây những 5, 6 năm. Nhưng khi tàu chạy vào ngoại ô thành phố, những ngôi nhà, hàng cây, người dân địa phương hoạt động tấp nập hiện ra khiến tôi ngay lập tức liên tưởng tới một ốc đảo tươi đẹp nằm giữa sa mạc và vô cùng thán phục người dân Uzbek đã xây dựng được một thành phố đẹp như vậy.
Quang cảnh một thành phố của Uzbekistan (nguồn: Internet)
Cộng hòa Uzbekistan nằm ở trung tâm của Trung Á thuộc Cộng hòa Xô Viết cũ. Nước này có diện tích 447.400km2, tiếp giáp Kazakhstan và Biển Aral về phía Bắc, Tajikistan về phía Đông Nam, Kyrgyzstan về phía Đông Bắc, Afghanistan về phía Nam và Turkmenistan về phía Tây Nam. Uzbekistan hiện có nền chính trị ổn định nhất khu vực Trung Á với chính sách đối ngoại được đánh giá là ôn hòa, thực chất, chú trọng cân bằng quan hệ với hai nước láng giềng giàu mạnh, Nga và Trung Quốc, đồng thời duy trì quan hệ tốt đẹp với phương Tây.
Uzbekistan nổi tiếng với các đền đài, lăng tẩm nằm dọc theo Con đường Tơ lụa, tuyến đường thương mại cổ xưa nối Trung hoa với Địa Trung Hải. Samarkand là thành phố chính trên tuyến đường, sở hữu các công trình kiến trúc đậm nét văn hóa Hồi giáo, như Cung điện Registan được trang trí công phu và phủ sành majolica có niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17. Các thành phố cổ khác như Bukhara, Khiva, Shahrisabz, Termez và Quqon,cùng thời với Rome hay Babylon, từng là những trung tâm khoa học và văn hóa lớn của nhân loại. Thiên nhiên Uzbekistan đa dạng với núi đá, sa mạc cháy bỏng, sông sâu và các thảo nguyên khô hạn.
Cung điện Registan (nguồn: Internet)
Uzbekistan có dân số 30 triệu người, với khoảng 80% là người gốc Uzbek. 90% dân số Uzbekistan theo đạo Hồi dòng Sunni, 5% theo Chính thống giáo Nga, còn lại theo các tôn giáo khác như Công giáo, Tin Lành và Do Thái .Tuy đại đa số dân số theo đạo Hồi, Uzbekistan là một nước pháp quyền và thực hiện khá triệt để tự do tôn giáo.
Kể từ sau khi tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Xô Viết năm 1991, Uzbekistan chọn con đường phát triển riêng, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội.Năm 2014, GDP bình quân đầu người của Uzbekistan là 2.037 USD.Uzbekistan đứng thứ 7 thế giới về trồng và sản xuất bông vải và thứ 5 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Uzbekistan còn là một trong số các nước đứng đầu thế giới về trữ lượng vàng, uranium, đồng, bạc, kẽm, vonfram, kim loại hiếm, khí gas, than đá và khoáng thạch.
Video đang HOT
Cánh đồng bông Uzbekistan (nguồn: Internet)
Uzbekistan có nền văn hóa phương Đông tươi sáng và nguyên sơ. Âm nhạc truyền thống Uzbek không thể bắt chước, đa dạng và có nhiều thể loại khác. Các bài hát thường liên hệ tới các phong tục truyền thống, các nghi lễ và quá trình lao động sản xuất của người dân địa phương. Các điệu múa Uzbek thường mềm mại, uyển chuyển và biểu cảm.
Một điệu múa Uzbek (nguồn: Đại sứ quán Uzbekistan tại Indonesia)
Thêu ren là một trong những xu hướng mỹ thuật ứng dụng phổ biến nhất tại Uzbekistan. Nghệ thuật thêu ren tại mỗi thành phố đều có các đặc điểm riêng biệt về họa tiết trang trí, thành phần, màu sắc và cách đâm chỉ. Loại hình thêu ren nổi tiếng nhất là nghệ thuật khâu chỉ vàng tại Bukhara.
Như hầu hết các quốc gia khác, ẩm thực Uzbek chịu ảnh hưởng của nông nghiệp địa phương. Có nhiều trang trại trồng ngũ cốc nên bánh mì và mì rất quan trọng trong các món ăn của người Uzbek. Thịt cừu được sử dụng phổ biến. Món ăn đặc trưng của Uzbekistan là palov (plov hoặc osh).
Nghệ thuật thêu chỉ vàng tại Bukhara (nguồn: Amazon)
Figure 8. Món plov Uzbek (nguồn: Internet)
Uzbekistan có 14 nhà máy rượu vang trên cả nước, lâu đời nhất là Nhà máy rượu Khovrenko tại Samarkand, thành lập năm 1927. Các loại rượu vang được sản xuất từ giống nho địa phương như Gulyakandoz, Shirin, Aleatiko, và Kabernet likernoe. Rượu vang Uzbek được nhận được giải thưởng quốc tế vàđược xuất khẩu sang Nga và nhiều nước khác.
Khoa học của Uzbekistan khởi nguồn từ thời cổ đại với nhiều phát minh đột phá trong các lĩnh vực tự nhiên, y tế, triết học, luật học, địa lý và văn học. Nhiều học giả, nhà khoa học, thiên văn học Uzbek đã có những đóng góp quan trọng vào nền văn minh chung của loài người. Nếu không có nhà toán học Muhammad Al-Muso Khorazmy, khó có thể tưởng tượng được sự phát triển của toán học hiện đại. Ông đã thành lập ra các căn cứ đầu tiên của môn đại số. Cùng thời gian đó, Akhmad Ferghany, nhà thiên văn học, toán học, và địa lý học đã viết luận thuyết nổi tiếng “Madkhal un-Nujum” (“Sự bắt đầu của thiên văn học”). Để lại dấu ấn trong lịch sử văn minh nhân loại còn có Abu Ali ibn Sino, nhà khoa học, nhà triết học, bác sĩ, và nhạc sĩ với các công trình triết học quan trọng và bộ sách “Khoa học y tế cơ bản”, cuốn sách gối đầu giường của các bác sĩ trên thế giới trong nhiều thế kỷ.
Những lưu học sinh chúng tôi, dù chỉ học tập tại đây 5 đến 7 năm nhưng mãi không thể nào quên sự nồng ấm, thân thiện và mến khách của người dân Uzbek. Trong ký ức của tôi, còn vẹn nguyên hình ảnh những cô gái Uzbek trong lớp, tóc tết “đuôi sam”, nụ cười lúng liếng, thường nấu plov, ăn trưa thành nhóm và mời chúng tôi ăn cùng.
Trên đây chỉ là vài nét phác thảo về Uzbekistan. Để hiểu thêm về đất nước vùng Trung Á tươi đẹp và có phần huyền bí, Hội hữu nghị Việt Nam-Uzbekistan sẽ tổ chức buổi giao lưu hữu nghị vào ngày 22/8 tại 105A Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. Buổi Giao lưu còn có Triển lãm ảnh “Uzbekistan đương đại” lần thứ nhất và Lễ phát động Cuộc thi viết “Việt Nam-Uzbekistan: những kỷ niệm tươi đẹp và các sáng kiến thúc đẩy hợp tác song phương”.
Lương Phan Cừ
Theo Dantri
Khi người Việt làm ông chủ trang trại ở xứ sở bạch dương
Với đông đảo người Việt tại Nga, chuyện làm ăn lâu nay luôn gặp nhiều khó khăn và không phải ai cũng thành công. Bà con chủ yếu bán buôn hoặc làm xưởng may, ít người gắn bó với nông nghiệp. Nhưng một người trong số họ đã thành công với nghề làm nông.
Các công nhân công ty Volga-Việt đang thu hoạch cà chua
Đó là Tổng công ty Volga-Việt do ông Dương Hải An (quê Nghệ An) làm lãnh đạo. Khi anh Trần Đức Thiết, phụ trách điều hành sản xuất, dùng xe ôtô riêng chở tôi đi thăm một vòng quanh khu vực sản xuất của toàn nông trại trên một diện tích rộng khoảng 200 ha thì tôi mới hiểu sự dám nghĩ dám làm, sự đầu tư chất xám, tiền của và bao công sức vào đây như thế nào. Thẳng thắn mà nói thì ở Liên Bang Nga hiện nay chưa người Việt nào vượt qua An về mặt sản xuất nông trại kiểu này.
Có một chi tiết thú vị, lúc vào khu vực chọn lựa cà chua để giao nộp gấp cho các siêu thị trong thành phố theo đơn đặt hàng, tôi thật bất ngờ khi nhận ra bà chủ Thu (vợ An) cũng ngồi trong nhóm anh em công nhân. Được biết, từ lúc sang Nga giúp chồng làm ăn, chị Thu không mấy khi chịu ngồi yên tại nhà, cũng không thích ra khu chợ bán buôn. Chị nói với chất giọng xứ Nghệ nằng nặng: "Tui chỉ thích ra ngoài đồng tham gia sản xuất thôi!" Có lẽ cái chất hay lam hay làm đã ăn sâu trong chị.
Tôi đã tận mắt chiêm ngưỡng màu vàng ươm ngút mắt của cánh đồng lúa mì; màu đỏ hồng của các loại cà chua; màu xanh um của dưa chuột dưới tán lá; những rặng ngô xanh mướt mắt; một rừng ngọn giáo xanh nhỏ bé vươn lên trời của hành lá. Chưa kể khu vực trồng ớt, cà rốt, bầu bí, bắp cải... khu nào ra khu đó. Nông trại có 8 khu được phủ bằng lớp ni lon trắng. Hệ thống tưới tiêu cho toàn cánh đồng rất khoa học. Anh Thiết nói trước đây phải sử dụng khoảng mười mấy người bơm nước từ sông Volga lên, nhưng nay thì chỉ cần có 2 người sử dụng máy bơm. Hóa ra, họ học theo cách của người Israel dùng nilon trải theo luống nên khi bơm nước lên, dòng nước cứ từ từ ngấm lên cây. Hầu như các phương tiện cơ giới đã thay cho sức người nên giảm thiểu tối đa nhân lực. Nếu trước đây nông trại của công ty Volga-Việt có cả trăm công nhân thì nay đã giảm bớt 1/2.
Các công nhân kiểm tra chất lượng cà chua trước khi nhập cho siêu thị
Ngoài nguồn rau quả chính nhập cho các siêu thị tại Volgagrad và nhập tận Mátxcơva, nông trại còn trồng các loại rau phục vụ cho bà con người Việt như: rau muống, rau cải, mồng tơi, cà pháo v.v... Về giá cả nhập vào cho siêu thị, anh Thiết cho hay dịp này rau hạ giá nên công ty phải chấp nhận sự thiệt thòi đáng kể, nhưng đành vậy. Có thể đơn cử, cà chua 35 đến 40 rúp/1kg; dưa chuột 25 đến 35 rúp/1kg; ngô 60 đến 75 rúp/1kg; hành 25 đến 35 rúp/1kg; bắp cải 15 đến 30 rúp/1kg; cà rốt 25 đến 45 rúp/1kg; lúa mì 12 đến 15 rúp/1kg... (1 rúp tương đương 385 VND). Sở dĩ các trung tâm siêu thị kể cả tại Mátxcơva ưa chuộng nhập hàng nông sản của nông trại Volga-Việt là vì nguồn rau sạch, sản xuất đúng quy trình an toàn.
Đang say sưa với không khí mát mẻ thoáng đãng của cánh đồng với màu xanh, vàng, đỏ ngút mắt, Trần Đức Thiết mời tôi sang thăm khu trại chăn nuôi. Tôi thực sự ấn tượng trước khu chuồng trại với mấy trăm con cừu và dê. Cạnh đó là khu vực chăn nuôi lợn, nguồn thức ăn cho chúng là cà chua, dưa chuột, bắp cải. Thiết cho tôi biết giá cung cấp thịt cừu là 250 đến 350 rúp/1kg; dê là 450 đến 500 rúp/1kg; lợn là 150 đến 200 rúp/1kg... Không chỉ vậy, trại còn nuôi cả bò, ngựa, gà, vịt, thỏ, trang trại cũng nuôi chó làm "lính canh" phòng ngừa kẻ xấu đột nhập vào ban đêm. Có thể nói, ông chủ Dương Hải An là một người biết nhìn xa trông rộng, giỏi tính toán làm ăn nơi xứ người, điều mà không phải ai cũng có thể làm được!
Công nhân chăm sóc hành lá tại ruộng
Anh Thiết cho biết: "Tổng công ty Volga-Việt ngoài kinh doanh thương mại dịch vụ thì nông nghiệp đang là một mảng lớn, mà nông nghiệp thì đang được chính quyền ủng hộ giúp đỡ, nên công ty đã đầu tư mua hẳn 200 ha đất trồng rau sạch để cung cấp cho các siêu thị ở Volgagrad cũng như toàn Liên bang Nga, nhất là trong thời kì phương Tây cấm vận thì công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng. Về đời sống công nhân thì luôn được cải thiện".
Ghé thăm nơi ăn chốn ở của tập thể công nhân Việt, Nga và Uzbekistan tại nông trại, tôi thấy mấy căn nhà 1 tầng được xây chắc chắn. Cũng có đủ phòng ngủ, sinh hoạt hội họp, làm việc, nhà ăn, nhà bếp, nhà tắm, vệ sinh, internet, truyền hình VTV4 cho công nhân theo dõi tin tức. Được biết, ngoài ăn ở do công ty Volga tài trợ, lương của mỗi công nhân từ 450-500 USD.
Đàn cừu và dê của nông trại
Còn anh Dương Hải An, một người dám nghĩ dám làm, chỉ nở nụ cười khiêm tốn với thành quả của mình. Anh còn dặn đi dặn lại tôi: "Anh xuống thăm bà con là quý lắm rồi, anh đừng viết gì nhé!".
Trở về từ Volgagrad, trong tôi vẫn còn mãi dư âm của những phút giây lặng lẽ trang trọng khi viếng thăm Tượng đài Mamayev, về Ngọn lửa bất tử trên đồi Mamayev của hàng triệu người con xô viết anh hùng đã ngã xuống, căn nhà chi chít vết đạn sâu hoắm mà những chiến sĩ hồng quân quả cảm đã giành giật trong cuộc đọ sức với phát xít Đức, dòng sông Volga hùng vĩ...
Và còn mãi những ấn tượng sâu sắc về tình cảm, cuộc sống, làm ăn với bao trăn trở của bà con người Việt ở nơi đây. Họ vẫn còn vất vả lắm. Buôn bán bao giờ cũng đi đôi với lỗ lãi, may rủi nhất là khi chịu ảnh hưởng của thời tiết, nền kinh tế Nga khủng khoảng, của đồng USD lên xuống thất thường theo thị trường v.v... Nhưng tôi rất ấn tượng với sự táo bạo của Dương Hải An, ông chủ công ty Volga-Việt, một người con xứ Nghệ, nhất là ở thời điểm chính quyền Nga đang khuyến khích phát triển nông nghiệp do bị phương Tây cấm vận.
Võ Hoài Nam
Từ Mátxcơva
Trung Quốc: Bước đi tham vọng thống lĩnh tiền tệ Châu Á Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) đã chính thức được khởi động một cách lặng lẽ thay vì ồn ào như dự định. Trang Xinhua của Trung Quốc hôm 24/10 đưa một bản tin khá vắn tắt về lễ ký kết thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB). Theo tờ báo này, Chủ tịch Trung Quốc...