Những ám ảnh “sợ bị thủ tiêu” sau ngày trở về của ông Huỳnh Văn Nén
Ông Nén đã được giải oan và sắp nhận khoản tiền lớn Nhà nước bồi thường oan sai. Nhưng trở về với đời thường sau 17 năm tù oan, những ám ảnh “sợ bị thủ tiêu, đầu độc chết” vẫn chưa buông tha ông Nén.
Nỗi ám ảnh bị… thủ tiêu
Khi ông Huỳnh Văn Nén ở trong Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu vì bị té xe gắn máy, PV có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Cẩm, vợ của “người tù thế kỷ” để lắng nghe những câu chuyện từ nỗi lòng người trong cuộc
- PV: Thưa bà, bà có thể cho biết về tình trạng sức khỏe của ông Nén hiện nay?
- Bà Nguyễn Thị Cẩm: Gần 1 tuần sau vụ té xe suýt chết, ông ấy đã qua cơn nguy kịch và dần tiến triển tốt. Bác sĩ nói, đang theo dõi cục máu đông trong não. Nếu cho uống thuốc mà nó tự tan thì rất mừng. Còn nếu xảy ra nguy cơ xấu phải phẫu thuật.
Chồng tôi đã ăn được cháo, uống sữa và có thể đi vài mét nếu được tôi hoặc con dìu bên cạnh. Tuy nhiên, cơ thể vẫn nhiều chỗ bị sưng phồng, tím tái, nhất là những vùng gần vết thương. Ngoài ra, chồng tôi còn bị gãy xương vai nên phải băng bó.
Bà Cẩm chăm sóc ông Nén trong viện
- Ông Nén đã được quan tâm chăm sóc như thế nào khi vào điều trị, thưa bà?
- Ngay khi chồng tôi nhập viện, rất nhiều phóng viên báo đài vào chụp hình, quay phim để đưa tin. Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cũng ghé thăm, tặng sữa và hứa sẽ điều trị cho ông Nén miễn phí. Tuy nhiên, bệnh viện quá đông người, xung quanh lại toàn các bệnh nhân rất nặng nên chồng tôi bị ảnh hưởng tâm lý. Ổng suốt ngày đòi về. Tôi và các con cũng không quen ở bệnh viện, ban đêm phải trải chiếu nằm ngủ tạm dưới đất, đồ ăn mua ở ngoài thì nuốt không trôi.
- Chúng tôi được biết, ngày ông Nén bị tai nạn, bà trên đường từ TP. HCM về sau chừng nửa tháng đi vắng? Nhiều người thắc mắc, chồng vừa ra tù, tại sao bà lại không ở cạnh để chăm sóc?
- Đúng là hôm ấy tôi đang ở TP. HCM, linh tính thấy chẳng lành nên tôi đón xe đò về nhà. Đang ngồi trên xe thì con dâu điện, nói chồng tôi bị té xe, nặng lắm. Tôi chạy tới phòng khám rồi theo xe cấp cứu vào thẳng Bệnh viện Chợ Rẫy chứ chưa về được nhà. Chồng tôi lúc ấy co giật, miệng sùi bọt mép, máu me đầy người, ai cũng hốt hoảng. Tôi phải đi xa vì có những khúc mắc vợ chồng mà không phải ai cũng hiểu được.
Video đang HOT
Vết thương trên tay ông Nén do vụ ngã xe
- Khúc mắc như thế nào, bà có thể chia sẻ nhiều hơn?
- Trước khi bị bắt cách đây hơn 18 năm, chồng tôi thường uống rượu, nhưng vẫn làm ra tiền nuôi các con. Còn bây giờ trở về, ổng không đụng tới một giọt bia, rượu nào nhưng lại biến thành con người hoàn toàn khác, không giống như chồng tôi trước đây nữa.
Ổng bị ám ảnh bởi cái chết, sợ bị thủ tiêu, lo bị bỏ bùa ngải, nhìn ai xung quanh cũng nghi ngờ có ý định xấu với mình. Bởi điều đó, những khi mất kiểm soát, ổng dùng những lời lẽ rất tổn thương vợ con và người thân.
- Bà có thể kể rõ hơn nỗi ám ảnh của ông Nén?
- Ban đêm, chồng tôi rất khó ngủ. Nằm một hồi, ổng lại bật dậy, cầm đèn pin đi quanh nhà. Ổng nói, nghe tiếng điều tra viên C.V.H nói văng vẳng đâu đó ngoài vườn. Ổng chốt cửa chặt không cho chúng tôi đi đâu cả.
Con cái thương, nấu đồ ăn ngon để ổng bồi bổ nhưng ổng từ chối. Ổng sợ bị C.V.H bỏ thuốc độc để thủ tiêu. Đồ đạc trong nhà, ổng nhìn cái nào cũng nghi bị bỏ bùa ngải để ám hại ổng.
Đến nỗi vợ con vẫn thỉnh thoảng bị mắng oan trong những lúc thần kinh ổng bị kích động, không bình thường. Bởi vậy mà, họ hàng, bà con lối xóm mặc dù rất thương cảm nhưng ngại tiếp xúc với chồng tôi.
Các con trai đến sống tại nhà vợ. Tôi ở với chồng, nhưng thỉnh thoảng phải sang nhà các chị em để ngủ nhờ. Ổng hay gây sự với vợ, nhưng tôi đi đâu vắng là ổng lại nhớ, lại gọi điện suốt và năn nỉ về với ổng.
Bữa tôi không chịu về thì ổng cầm đèn pin đi tìm khắp xóm. Bởi vậy, có đôi lúc tính tôi nóng, không chịu nổi, nhưng nhìn ổng vậy vẫn thấy thương. Các con đều khuyên tôi ráng nhịn những lúc chồng không kiểm soát được lời nói.
- Dưới góc nhìn của một người vợ, bà có thể lý giải vì sao từ lúc ra tù, C.V.H trở thành nỗi ám ảnh khiến chồng bà phải sợ hãi như vậy?
- Ông H. là điều tra viên đã làm việc với chồng tôi từ đầu. Ông Nén kể từng bị ông H. đánh dữ lắm. Ổng nói, gia đình tôi phải khổ sở gần 20 năm đều do người điều tra viên này.
Một phần ổng uất hận, phần khác ổng lo sợ sẽ bị thủ tiêu. Vì vậy mà trong đầu lúc nào cũng C.V.H, C.V.H! Tôi không thể làm gì để giúp chồng. Nhiều lúc bực quá, tôi mắng ổng, nhưng mọi thứ đâu lại vào đấy. Ông ấy không thể tự thoát khỏi nỗi ám ảnh đó được. Nhớ hoài đến cái tên C.V.H đã làm ổng trở thành một người không bình thường nữa rồi.
Sẽ dành tất cả bù đắp cho các con
- Bình thường, ông Nén thường làm gì ở nhà, thưa bà?
- Ổng có thói quen dọn dẹp nhà cửa rất sạch sẽ, ngăn nắp. Ông ấy thích nằm xem tivi và mê tập xe máy. Sau khi ổng trở về, bà con họ hàng và cả những người không quen tìm đến chia sẻ rất đông. Vì vậy, ổng phải liên tục tiếp khách.
Khi rảnh rỗi thì ổng đi bộ dạo phía trước nhà. Có lần, ổng đi ra chỗ tôi làm cách đó hơn 1km rồi đi về, nhưng lại đi lạc. Mọi thứ ở quê, ổng đã quên hết.
Sau khi trở về, ông Nén vẫn còn bị ám ảnh vì những ngày tù tội oan ức
- Điều gì làm bà và các con hạnh phúc nhất sau khi ông ấy được giải oan và trở về?
- Từ lúc chồng tôi về, được sự ủng hộ của mọi người, gia đình dành dụm cất lại cái nhà mới ngay trên nền căn nhà ọp ẹp cũ. Thế nhưng, điều mừng nhất là ông ấy đã được thoát khỏi kiếp sống nhà tù và được giải oan, đòi lại danh dự trước bà con họ hàng.
Các con tôi nói, đọc báo thấy cha chúng nó sẽ được bồi thường tiền tỷ cũng mừng thật, nhưng không điều gì đáng quý hơn là được gột sạch tiếng oan con của kẻ giết người. Chúng đã có thể ngẩng cao đầu mà sống.
Tôi thì 18 năm qua gánh nồi bánh canh bán nuôi 3 đứa con trai trưởng thành, khổ cực nào cũng đi qua rồi. Giờ tôi chỉ mong ổng ổn định tinh thần, sức khỏe để có thể sống bình thường như chồng tôi trước đây.
- Nếu mọi thứ suôn sẻ, bà dự tính điều gì cho tương lai?
- Chồng tôi khỏi bệnh và sau đó được Nhà nước bồi thường, việc đầu tiên của chúng tôi là đi trả ơn. Tất cả những ai có ơn với chúng tôi, tôi và ông Nén sẽ đến tận nhà cảm tạ. Đó có thể là các luật sư đã kiên trì bào chữa miễn phí cho chúng tôi, có thể là những nhà báo gắn bó với gia đình, thầy Thận, những người đã đồng hành không mệt mỏi trên hành trình gần 20 năm để cứu được chồng tôi.
Sau đó, vợ chồng tôi sẽ dùng một khoản tiền mua xe tải cho thằng con đầu, nó ao ước có chiếc xe chạy kiếm tiền nuôi vợ chồng tôi. Chúng tôi cũng mua một đám rẫy cho vợ chồng thằng con thứ 2 lập nghiệp.
Đồng thời, dành dụm một phần cho đứa con út. Ông Nén đi tù, chúng đã phải sống và lớn lên quá nhiều thiệt thòi so với những đứa trẻ khác, nên vợ chồng tôi muốn dành tất cả để bù đắp.
Theo Tuổi Trẻ & Đời Sống
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị miễn viện phí cho 'người tù thế kỷ' Huỳnh Văn Nén
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã gọi điện thoại cho Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo có phương án hỗ trợ, miễn viện phí cho ông Huỳnh Văn Nén.
Ông Huỳnh Văn Nén được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: Nguyên Mi
Sáng nay (24.3), ông Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ không thu tiền điều trị và hoàn trả toàn bộ tạm ứng viện phí mà gia đình đã đóng cho bệnh nhân Huỳnh Văn Nén.
Hiện ông Nén vẫn được theo dõi, điều trị chấn thương sọ não tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy. Diễn biến bệnh trạng của ông đã khá hơn.
Bác sĩ Nguyễn Kim Chung, Phó khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, nếu tình hình biến chuyển tốt, ông Nén có thể được xuất viện trong khoảng 10 ngày nữa.
Ông Huỳnh Văn Nén nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy sau tai nạn giao thông (tự té ngã khi điều khiển xe máy) vào tối 22.3.
Ông được chẩn đoán bị gãy xương đòn trái, dập não thái dương trái, sưng nề trán phải, máu tụ dưới màng cứng bên trái. Tổn thương não khiến hiện ông gặp khó khăn khi nói chuyện và vận động.
Nguyên Mi
Theo Thanhnien
'Người tù thế kỷ' Huỳnh Văn Nén: Ở tù 17 năm, quên cách chạy xe máy Trước ngày ở tù, ông Nén đã biết "chạy xe Honda cup 50" nhưng sau tận 17 năm ở tù, lúc được thả ra, ông quên hết. Ông Nén được bác sĩ thăm khám - Ảnh: Nguyên Mi Sáng nay (23.3), người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén đã được chuyển lên Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để điều...