Những ai không nên ăn rau cần?
Người mắc bệnh da liễu, bụng dạ yếu hay người có tiền sử huyết áp thấp không nên ăn rau cần để đảm bảo sức khỏe.
Rau cần nước còn gọi là cần cơm, cần ống, hương cần, hồ cần…, tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume), là một trong những loại rau thông dụng ở nước ta. Về thành phần hóa học, rau cần có chứa tinh dầu, acid hữu cơ, caroten, vitamin P, C, đạm, đường, canxi, phôtpho, sắt… Nghiên cứu dược lý cho thấy, loại rau này có tác dụng giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ máu.
Ngoài ra, theo y học cổ truyền, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, sáng mắt, giảm áp suất máu… Tất cả các bộ phận của rau này đều có tác dụng chữa bệnh.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn rau cần. Dưới đây là nhóm người không nên ăn rau cần để tránh mang họa:
Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt
Những phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cần giữ cho máu trong cơ thể ở trạng thái nóng ấm. Rau cần có tính hàn, ăn vào sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ làm máu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
Video đang HOT
Rau cần có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại rau này.
Người mắc bệnh da liễu
Theo các chuyên gia, những người có tiền sử mắc các bệnh về da liễu như: vảy nến, dị ứng, tỳ vị hư, ngứa ngáy không nên ăn nhiều rau cần. Bởi thành phần của loại rau này có chứa arachidon – một dạng chất xúc tác gây ra phản ứng viêm tấy khiến các bệnh về da liễu lâu khỏi hơn.
Người huyết áp thấp
Trong Đông y, rau cần có tính thanh nhiệt, mát, có tác dụng hạ huyết áp. Do đó, những người bị huyết áp thấp cần tuyệt đối không ăn rau cần để tránh bệnh thêm trầm trọng.
Người bụng dạ yếu
Rau rần, rau rút, rau ngổ hay rau muống đều là những loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm ấu trùng giun, sán. Ngoài ra, nếu được trồng trong môi trường ô nhiễm các loại rau này có khả năng bị nhiễm chất độc hại, người bụng dạ yếu ăn vào có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
Theo VTC
Sùi miệng do hít thuốc kích dục mua trên mạng
Nhiều trường hợp chuyển giới, đồng tính sử dụng thuốc kích dục mua trên mạng đã bị nhiễm bệnh, phát ban vùng mũi, miệng... vừa được Bệnh viện Da liễu TP HCM tiếp nhận cứu chữa.
Ảnh minh họa
Sáng 19-11, Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp đồng tính luyến ái, gay, chuyển giới (tên viết tắt chung là LGBT) đến khám các bệnh lý về da, nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân N.V.H (25 tuổi, ngụ TP HCM) đến khám vì mụn trứng cá nặng. Khai thác bệnh sử, được biết đây là bệnh nhân chuyển giới, tự tiêm testosterone từ 6 tháng nay để "nam tính hơn".
Nhiều trường hợp đồng tính nam bị viêm da tiếp xúc do sử dụng popper dạng hít. Đây là loại thuốc kích thích tình dục có thành phần alkyl nitrite thường được bán online.
Theo TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu, viêm da popper có biểu hiện là phát ban dạng chàm quanh lỗ mũi, vùng miệng, má hay phần trên của ngực, có thể là viêm da dị ứng hay viêm da kích ứng do tiếp xúc amyl nitrite hay hỗn hợp chất tạo mùi.
Khi sử dụng chất kích dục cùng lúc với thuốc ức chế phosphodiesterase-5 như sildenafil có thể gây hạ huyết áp, tử vong. Ngoài việc mắc các bệnh về da, cộng đồng LGBT cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh lây qua đường tình dục là giang mai, chlamydia và lậu.
"Để tạo ngoại hình giống với giới tính thật, nhiều người không ngại ngần tìm đến các dịch vụ tiêm chất làm đầy hay silicon bất hợp pháp vào mông, đùi, mặt, ngực, bắp chân. Biến chứng của việc tiêm không đúng kỹ thuật cộng với sản phẩm không rõ nguồn gốc gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như u hạt do dị vật, nhiễm khuẩn lao không điển hình, sẹo, loét, biến dạng, phù bạch huyết, viêm phổi quá mẫn thậm chí tử vong", BS Hào nhấn mạnh.
Nguyễn Thạnh
Theo nguoilaodong
Những thực phẩm cực tốt cho người huyết áp thấp Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị có hiệu quả huyết áp thấp và duy trì huyết áp bình thường. Nho, cà rốt, sữa và hạnh nhân là những loại thực phẩm giúp bạn đối phó với chứng huyết áp thấp. Bị huyết áp thấp nên ăn gan lợn, tim lợn... rất tốt cho máu huyết. Ảnh: Internet...