Những ai hối thúc ông Trump ra lệnh tấn công Iran, đẩy Mỹ vào chiến tranh?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đến phút chót quyết định không ra lệnh tấn công Iran, như những gì mà nhóm an ninh quốc gia tư vấn.
Ông Trump không đồng ý với Cố vấn An ninh Quốc gia Bolton về vấn đề tấn công Iran.
Theo Sputnik, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và Giám đốc CIA Gina Haspel đã không ngừng tư vấn cho ông Trump “dội bão lửa và cơn thịnh nộ” nhằm vào quốc gia Hồi giáo Iran.
Ông Trump sau khi suy nghĩ, quyết định không nghe theo lời tư vấn của nhóm an ninh quốc gia, tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin.
“Những người đó muốn đẩy chúng ta đến chiến tranh. Chúng ta không cần thêm một cuộc chiến nào nữa”, ông Trump được cho là đã nói với người cung cấp tin cho tờ WSJ.
Thừa nhận tổn thất 130 triệu USD vì bị Iran bắn rơi máy bay không người lái, ông Trump quyết định không đáp trả vì cho rằng cử tri Mỹ sẽ nổi giận nếu có dân thường thiệt mạng trong đợt không kích.
Nhà Trắng hiện chưa lên tiếng bình luận về những thông tin trên. Thông tin xuất hiện trong bối cảnh ông Trump nói với các phóng viên rằng mình tin tưởng cố vấn Bolton, dù không đồng tình với cộng sự trong nhiều vấn đề, bao gồm cả chính sách ở Trung Đông.
“Tôi không đồng tình với Bolton về một số vấn đề. Thái độ của ông ấy ở Trung Đông và Iraq. Tôi nghĩ đó là sai lầm lớn. John Bolton đang làm tốt công việc nhưng ông ấy quá cứng rắn. Tôi cũng có những người thể hiện quan điểm khác với Bolton, nhưng vấn đề vẫn là ở tôi”, ông Trump nói.
Video đang HOT
Khi được hỏi về quyết định không tấn công Iran, ông Trump nói: “Mọi người từng nói tôi là kẻ gây chiến. Giờ họ lại nói tôi là sứ giả hòa bình”.
Ông Trump nói mình không hề thích chuyện Iran bắn rơi máy bay không người lái Mỹ. “Họ đã rất thông minh khi không nhắm đến máy bay có người lái. Tôi đánh giá cao quyết định này”.
Tuyên bố của ông Trump được đưa ra sau khi Iran nói phát hiện một máy bay trinh sát Mỹ với 35 người trên khoang, xuất hiện ở cách nơi máy bay không người lái bị bắn hạ không xa. Iran đã không khai hỏa nhằm vào máy bay này để tránh thương vong.
Theo Danviet
Uy lực vượt trội so với Iran, vì sao Mỹ e dè chưa dám tấn công?
Mỹ hiện vẫn duy trì vị thế độc tôn trên thế giới khi có hạm đội tàu sân bay có thể tác chiến ở bất kỳ đâu, nhưng Iran vẫn là đối thủ mà Mỹ dè chừng.
Iran sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo đáng gờm.
Theo Washington Post, quân đội Iran hiện có 700.000 binh sĩ, bao gồm 350.000 binh sĩ chính quy, theo bản báo cáo trình Quốc hội Mỹ. Con số trên chưa bao gồm Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC).
Lực lượng tinh nhuệ này có cả 3 binh chủng riêng, với 125.000 quân và 20.000 thủy thủ. Chính IRGC là lực lượng thường xuyên "khiến Mỹ nóng mắt".
Hồi tháng 4, Mỹ đã ban hành đạo luật coi IRGC là tổ chức khủng bố. Đáp trả, Iran cũng tuyên bố coi quân đội Mỹ là khủng bố. IRGC chịu trách nhiệm vụ phóng tên lửa bắn rơi một máy bay không người lái của Mỹ hôm 20.6.
Báo cáo năm 2018 của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) nói đa số vũ khí Iran hiện sở hữu có chất lượng thấp, hoặc đã lỗi thời. Tuy nhiên, báo cáo nói "các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, tên lửa phòng không và khả năng dùng lực lượng thứ ba là điều không thể xem nhẹ".
Jim Stavridis, một cựu Đô đốc Mỹ, nói Iran "rất mạnh" trong môi trường tác chiến phi đối xứng. "Chiến tranh mạng, dùng lượng lớn tàu tên lửa cỡ nhỏ, tàu ngầm diesel, lực lượng đặc nhiệm và tên lửa là cách Iran răn đe Mỹ".
Iran sở hữu vô số tàu tên lửa cỡ nhỏ.
"Iran rất có kinh nghiệm sử dụng các loại vũ khí này ở Trung Đông. Quân đội Mỹ hoàn toàn có thể vượt qua thách thức này nhưng cái giá phải trả là rất lớn", Stavridis nói.
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói các tàu chiến thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Abraham Lincoln luôn sẵn sàng tấn công nếu nhận được lệnh.
Tàu khu trục USS Bainbridge hay tàu tuần dương tên lửa USS Leyte Gulf hiện mang theo hàng trăm tên lửa Tomahawk, quan chức này nói.
Trong số các vũ khí Iran sở hữu, đáng kể nhất phải nhắc đến tên lửa phòng không S-300 mua của Nga. Tehran cũng có phi đội hơn 300 máy bay dù không hiện đại bằng Mỹ.
Tiêm kích MiG-29 của không quân Iran.
Đó là các máy bay MiG-29 và Su-24 do Nga sản xuất, tiêm kích F-4 huyền thoại mà Iran từng mua của Mỹ trước năm 1979.
Trên biển, hải quân Iran được cho là sở hữu hạm đội với hơn 100 tàu chiến - một nửa trong số này là các tàu nhỏ, di chuyển nhanh, làm gián đoạn hoạt động giao thương.
Lực lượng thứ ba do Iran chi phối ở nước ngoài cũng hết sức nguy hiểm. Lầu Năm Góc ước tính các lực lượng này gây ra cái chết của 608 binh sĩ Mỹ trong 8 năm chiến tranh Iraq kể từ năm 2003.
Thực tế đã chứng minh, việc Iran bắn hạ được máy bay không người lái tối tân của Mỹ cho thấy năng lực quân sự Iran không hề đơn giản. Iran từng "chiếm sóng" để điều khiển một máy bay không người lái của Mỹ hạ cánh nhẹ nhàng xuống sân bay quân sự.
Năm 2011, Iran chiếm quyền điều khiển máy bay không người lái RQ-170 Sentinel của Mỹ, khi nó xuất hiện gần thành phố Kashmar in phía đông bắc Iran. Tehran cho đến nay vẫn không trả lại Mỹ máy bay này.
Theo Danviet
Mỹ cảnh báo Iran về 'mồi lửa chiến tranh' Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã gửi một cảnh báo kín đáo tới các nhà lãnh đạo Iran về yếu tố châm ngòi cho chiến tranh Mỹ-Iran. Ông Pompeo nói, bất cứ một cuộc tấn công nào của Iran hoặc lực lượng được nước này ủy nhiệm, làm chết dù chỉ một quân nhân Mỹ cũng dẫn tới một cuộc phản công quân...