Những ai hay bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chớ chủ quan, nên đi khám ngay kẻo để lại di chứng nặng nề về sau
Hiện nay, nhiều người cho rằng bị tiền đình đa số là lành tính, tái đi tái lại và có thể tự hết các cơn chóng mặt nên nhiều trường hợp chủ quan không đi khám, bỏ qua cơ hội vàng điều trị, để lại di chứng nặng nề cho người bệnh.
Thời gian gần đây, Ngô Lan Phương (31 tuổi, ở Hà Nội) thường gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm buồn nôn nhất là khi ngồi lâu và đột ngột đứng dậy di chuyển. Ban đầu, nghĩ do làm việc căng thẳng, chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ hết, tuy nhiên, càng ngày, các triệu chứng càng lặp lại nhiều hơn nên Phương quyết định đi khám.
Tại bệnh viện, sau khi thăm khám và khai thác tiểu sử, các bác sĩ chẩn đoán, Phương bị hội chứng tiền đình. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc cô thường xuyên bị stress trong công việc. Đây cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều người bị rối loạn tiền đình dù còn khá trẻ.
Trên thực tế, tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp (Hà Nội) hàng ngày tiếp đón khá nhiều các trường hợp bị hội chứng tiền đình, trong đó chủ yếu là hội chứng tiền đình ngoại biên.
Người bị tiền đình thường có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai… Ảnh minh họa
ThS.BS Nguyễn Thu Hà, Khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp cho biết, hội chứng tiền đình phân thành 2 nhóm: Tiền đình trung ương và tiền đình ngoại biên. Mỗi nhóm có nguyên nhân gây bệnh khác nhau và tùy theo nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình mà đối tượng nguy cơ cũng khác nhau.
Với hội chứng tiền đình trung ương là do các nguyên nhân như đột quỵ não, thường gặp trên nhóm đối tượng có nguy cơ cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá nhiều…
Đối với tiền đình ngoại biên có thể gặp ở người trẻ không có bệnh nền, không có yếu tố nguy cơ hoặc ở những bệnh nhân có chấn thương đầu cũ hay viêm nhiễm dẫn đến các cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, hay các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng mê đạo: như ngộ độc thuốc, ngộ độc rượu, nhiễm virus…
Trong đó, BS Nguyễn Thu Hà đặc biệt lưu ý đến vấn đề stress, lo âu, căng thẳng rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Hội chứng tiền đình do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó hội chứng tiền đình trung ương với nguyên nhân chủ yếu là do đột quỵ não thì stress là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cảnh đột quỵ não, có thể để lại những di chứng nặng nề cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Người bị tiền đình thường có biểu hiện như thế nào?
Theo BS Hà, các triệu chứng chủ yếu của hội chứng tiền đình bao gồm: Chóng mặt – đây là một triệu chứng thường gặp nhất trong hội chứng tiền đình, đó là một cảm giác không có thật về sự chuyển động của cơ thể hoặc môi trường xung quanh, người bệnh có cảm giác đồ vật xung quanh họ hoặc bản thân họ quay tròn, hoặc cảm giác bồng bềnh như người đi trên tàu, xe; mất thăng bằng làm bệnh nhân không thể ngồi dậy, không đi lại được; rung giật nhãn cầu (chuyển động của nhãn cầu có thể một hướng hoặc đa hướng).
Các triệu chứng đi kèm như: Buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, da xanh tái, vẻ mặt lo lắng, hoặc các triệu chứng khác do các nguyên nhân của hội chứng tiền đình gây ra.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị tiền đình, người bệnh nên tuân thủ thăm khám và điều trị, không nên chủ quan, tránh biến chứng xấu. Ảnh: BVĐK Nông nghiệp
Theo các bác sĩ, việc điều trị hội chứng tiền đình hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ, có nhiều nhóm thuốc điều trị tích cực giúp giảm bớt nhanh và hiệu quả các triệu chứng của tiền đình; song song với sự hiện đại của các trang thiết bị máy móc giúp chẩn đoán sớm, chính xác nguyên nhân của hội chứng tiền đình để từ đó có các phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để.
” Điều trị hội chứng tiền đình là sự phối hợp của đa chuyên khoa thần kinh, tai mũi họng, phục hồi chức năng… để điều trị triệu chứng, tìm các nguyên nhân gây ra bệnh cho bệnh nhân, hay kết hợp phục hồi chức năng cho các trường hợp tổn thương tiền đình do di chứng, để từ đó có thể giải quyết triệt để các nguyên nhân “, BS Hà chỉ rõ.
Tuy nhiên, theo BS Hà, hiện nay, có một số quan niệm duy tâm cho rằng bệnh tiền đình là “bệnh trời đày”, là “nghiệp chướng” nên không tuân thủ điều trị. Điều này là không đúng. Hội chứng tiền đình chủ yếu do các nguyên nhân lành tính và hoàn toàn có thể cắt cơn tiền đình, điều trị dứt điểm các nguyên nhân cũng như dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống để hạn chế các đợt tái phát. Do vậy, bệnh nhân cần đến khám đúng chuyên khoa để được chẩn đoán đúng cũng như tư vấn phù hợp.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng bị tiền đình đa số là lành tính, tái đi tái lại và có thể tự hết các cơn chóng mặt, nên nhiều trường hợp chủ quan không đi khám, bỏ qua cơ hội vàng như trường hơp bị hội chứng tiền đình do nhồi máu não, để lại di chứng nặng nề cho người bệnh.
Để phòng tránh căn bệnh này, các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên giữ lối sống lành mạnh, giảm lo âu, căng thẳng trong cuộc sống; thường xuyên tập luyện thể thao. Với những người làm việc ở văn phòng, ngồi nhiều giờ bên máy tính liên tục nên thường xuyên tập các bài tập vận động vùng cổ, gáy. Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt.
Bên cạnh đó, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tránh để tình trạng cơ thể quá thiếu nước; hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá…
Rối loạn tiền đình có phòng được không?
Rối loạn tiền đình có thể xảy ra một cách thoáng qua nhưng có khi lặp đi, lặp lại nhiều lần. Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.
Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành thường chiếm với tỷ lệ cao hơn nhiều.
Nhiều nguyên nhân gây bệnh
Rối loạn tiền đình có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: tuần hoàn kém (rối loạn tuần hoàn), khi thời tiết thay đổi, ngộ độc tố hay ngộ độc hóa chất (ngộ độc thực phẩm), rối loạn tuần hoàn não (thường gặp ở người lớn tuổi).
Đối với rối loạn tuần hoàn não thường do xơ vữa động mạch nhất là động mạch cảnh (cả động mạch cảnh trong và cả động mạch cảnh ngoài) làm cho lượng máu đi lên não bị hạn chế (tùy theo mức độ xơ vữa thành động mạch mà lượng máu lưu thông lên não bị hạn chế nhiều hay ít) và có thể bị xơ vữa động mạch não. Nguyên nhân của xơ vữa thành động mạch có nhiều nhưng do tăng mỡ trong máu, đặc biệt là tăng lượng cholesterol xấu.
Một số trường hợp tăng huyết áp cũng gây rối loạn tiền đình. Các bệnh về não bộ như u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8... Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng những người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể bị hội chứng rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não.
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
Cách nhận biết
Bệnh rối loạn tiền đình thường xảy ra lúc nửa đêm, gần sáng, khi tỉnh dậy không ngồi lên được do hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và có thể nôn.
Người lao đao, choáng váng, mất thăng bằng, nếu cố dậy để đi có thể bị ngã dúi dụi xuống đất, cũng có trường hợp bị sang chấn. Khi thay đổi tư thế nghĩa là nghiêng người từ trái qua phải hoặc ngược lại là chóng mặt, buồn nôn. Nếu nhẹ thì thoáng qua nhưng nếu nặng thì không thể thay đổi tư thế được và gây nôn.
Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh nên chọn tư thế nằm cho thích hợp (nghiêng trái hay nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa), tránh thay đổi tư thế và nên tránh ánh sáng chói như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn hoặc tránh tiếng động...
Muốn chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình cần đi khám chuyên khoa để được xác định chính xác bệnh. Tùy theo sự mô tả của người bệnh về tình trạng bệnh của bản thân mình mà bác sĩ sẽ có định hướng trong việc cho làm thêm các xét nghiệm gì và những can thiệp gì về cận lâm sàng thích hợp, ví dụ xét nghiệm máu lúc đói để biết chỉ số cholesterol toàn phần, cholesterol cao, cholesterol thấp...
Nếu nghi xơ vữa động mạch có thể nội soi động mạch; nội soi tai, mũi, họng. Nếu nghi là u não, những vấn đề về ốc tiền đình thì có thể chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ...
Điều trị phục hồi cho bệnh nhân rối loạn tiền đình tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh).
Làm gì để phòng bệnh?
Khi nghi ngờ bị rối loạn tiền đình người bệnh cần đi khám ở cơ sở y tế có đầy đủ tiện nghi và nếu có điều kiện thì nên đi khám ở chuyên khoa tai, mũi, họng. Đi khám bệnh lúc này có nhiều điều có lợi cho người bệnh, ví dụ như biết được nguyên nhân rối loạn tiền đình do ở bộ phận tai mũi họng (viêm xoang...) hay do ở cơ quan khác, bộ phận khác (thoái hóa đốt sống cổ...).
Việc phòng bệnh rối loạn tiền đình chủ yếu là làm giảm tần suất xuất hiện bệnh và hy vọng sẽ không tái diễn. Nếu do bệnh về xoang thì cần điều trị một cách nghiêm túc. Nếu bị bệnh về thoái hoá đốt sống cổ thì cần điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa khám bệnh trực tiếp cho mình. Thuốc Tây y dùng để điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiện nay rất đa dạng.
Tuy vậy, dùng thuốc gì để điều trị cho có hiệu quả phải được kê bởi bác sĩ trực tiếp khám bệnh cho mình và người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh rối loạn tiền đình cần tập luyện thể dục thường xuyên, lựa chọn các động tác nhẹ nhàng.
Ví dụ tập đốt sống cổ cần quay trái, quay phải, ngả đầu về sau, cúi đầu xuống phải từ từ, không vội vàng, mỗi lần tập như vậy cũng chỉ nên kéo dài từ 5-10 phút, không nên tập quá nhiều thời gian... Khi mắc viêm mũi - họng, viêm xoang cần xử trí triệt để như vệ sinh răng miệng - họng hằng ngày, nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để làm sạch đường mũi - họng do hít thở không khí có kèm theo bụi và vi sinh vật có hại.
7 loại rau củ giúp lưu thông máu lên não, chữa chứng rối loạn tiền đình Ngoài việc dùng thuốc để giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu, đi đứng lảo đảo thì người bệnh có thể ăn uống các loại rau quả để điều trị tình trạng rối loạn tiền đình Rối loạn tiền đình là một căn bệnh mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn...