Những ai được hỗ trợ trực tiếp do khó khăn vì dịch Covid-19?
Những đối tượng theo Nghị quyết của Chính phủ được hỗ trợ trực tiếp do khó khăn vì dịch Covid-19. Mức hưởng cao nhất 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Theo đó, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1/4/2020 và không quá 3 tháng.
Công nhân Công ty TNHH AF Group nhận hỗ trợ từ Công đoàn các KCX-KCN TP HCM và LĐLĐ quận Bình Tân (ảnh Báo NLĐ)
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1/4/2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6/2020.
Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 được hỗ trợ 250 nghìn đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu rõ: Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.
Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện…) trong thời gian từ ngày 1/4/2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận UBND xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.
Video đang HOT
PV
Thị trường bất động sản tại TPHCM "trượt dốc" vì dịch Covid-19
Do đang trên đà suy giảm từ năm 2019, cộng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Quý 1/2020, thị trường bất động sản tại TP.HCM đang "trượt dốc".
Trong 2 năm gần đây (2018-2019), thị trường bất động sản TP.HCM suy giảm mạnh, sang năm 2020 lại thêm tác động của dịch Covid-19 khiến tình hình càng trở nên khó khăn. Theo Công ty CP DKRA Việt Nam (DKRA Vietnam) và Công ty TNHH CBRE Việt Nam (CBRE Vietnam), thị trường bất động sản Quý 1/2020 ghi nhận sự sụt giảm kỷ lục về nguồn cung mới và sức cầu chung so với các quý trước.
Cụ thể, so với Quý 4 năm 2019, ở phân khúc đất nền chỉ có 3 dự án mới ra mắt thị trường, cung cấp khoảng 175 nền, giảm đến 74%; phân khúc căn hộ có 7 dự án được mở bán, giảm 70% nguồn cung so. Còn về thị trường cho thuê, theo CBRE Vietnam, đến cuối Quý 1/2020, tại TP.HCM giá thuê tầng trệt và tầng một khu vực trung tâm giảm 11,4%; giá thuê tại khu ngoài trung tâm giảm 15,9%.
Trong Quý 1/2020, thị trường bất động sản tại TP. HCM "trượt dốc"
Theo dự báo của CBRE Vietnam, nếu dịch bệnh được kiểm soát trong Quý 2/2020, nhiều khả năng tỷ lệ trống tại khu trung tâm sẽ được giữ ổn định đến cuối năm và tỷ lệ trống tại khu ngoài trung tâm có thể sẽ tăng nhẹ 1-2%.
Còn ở các phân khúc khác như: Nhà phố và biệt thự hay bất động sản nghỉ dưỡng - biệt thự biển, bất động sản nghỉ dưỡng - condotel cũng rơi vào tình trạng trầm lắng, không có dấu hiệu khởi sắc.
Trong thời gian tới, thị trường bất động sản tại TP.HCM sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức
Dịch Covid-19 tác động lên các hoạt động kinh tế khiến sức cầu chung của thị trường tiếp tục suy giảm do áp lực tài chính và tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư. Cả DKRA Vietnam và CBRE Vietnam đều nhận định, không chỉ trong Quý 2 và có thể đến cả Quý 3, thị trường bất động sản của TP.HCM sẽ phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức./.
Hoàng Dương
EVN đảm bảo cung cấp điện trong mọi tình huống Tâp đoan Điên lưc Viêt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên đang tập trung thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hoạt động tại Trung tâm điều khiển hệ thống điện Quốc gia. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN...