Những ai dễ bị sốc phản vệ sau tiêm thuốc?
Những người có tiền sử bệnh gì dễ bị sốc phản vệ sau tiêm thuốc là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Thời gian gần đây, nhiều người quan tâm đến sốc phản vệ sau khi tiêm thuốc. Vậy sốc phản vệ là gì? Những người có tiền sử bệnh gì dễ bị sốc phản vệ sau tiêm thuốc là câu hỏi được nhiều đặt ra.
TS.BS Nguyễn Tiến Quang, Trưởng Khoa Điều trị theo yêu cầu, BV K TƯ cho biết, sốc phản vệ là phản ứng dị ứng hệ thống cấp, nguy kịch và dễ nguy cơ tử vong, phát sinh khi có sự xâm nhập của dị nguyên vào cơ thể.
Sốc phản vệ chỉ xảy ra ở những cơ thể có “cơ địa dị ứng”.
Sốc phản vệ có đặc điểm tăng tính thấm thành mạch, phù nề, xuất tiết niêm mạc và co thắt cơ trơn (phế quản và ruột) dẫn đến truỵ tim mạch, suy hô hấp và rất dễ gây tử vong.
Sốc phản vệ 2 pha là có thể tái phát sau khi hết triệu chứng ban đầu, mà không tiếp xúc lại với chất gây dị ứng, chiếm tỉ lệ khoảng 20% các trường hợp. Sốc phản vệ pha 2 thường quay lại sau 1-8 giờ, có thể kéo dài 5 – 32 giờ.
Video đang HOT
Độ nặng của sốc phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cá thể, hàm lượng, thời gian và tốc độ hấp thu các kháng nguyên. Phần lớn tử vong do sốc phản vệ là không thể dự báo trước được.
Cũng theo bác sĩ Quang, dị nguyên gây sốc phản vệ thường có 4 nhóm chính, gồm thuốc; thức ăn; nọc côn trùng và dị nguyên theo đường hô hấp. Trong đó, dị nguyên thuốc là phổ biến nhất và sốc phản vệ do thuốc cản quang chiếm tỉ lệ 1/5000.
Các con đường đưa dị nguyên vào hay gặp nhất là đường tiêm (tĩnh mạch, tiêm bắp và tiêm dưới da) và đường tiêu hoá, trong đó đường tiêm tĩnh mạch là phổ biến nhất.
Bác sĩ Quang chi biết, sốc phản vệ chỉ xảy ra ở những cơ thể có “cơ địa dị ứng”. Nghĩa là với cùng một liều lượng, tốc độ và thời gian hấp thụ, phơi nhiễm, sốc có thể xảy ra ở người này nhưng chưa chắc xảy ra ở cơ thể khác.
“Cơ địa” là đặc tính cơ thể của từng người, đây là yếu tố người thầy thuốc điều trị không thể xác định và tiên đoán. Do vậy, không nên nghi ngờ hay vội vàng giải thích thiếu thận trọng các sự cố y khoa. Đặc biệt, các sự cố gây chết người do sốc phản vệ, là vì sai sót hay quy trách nhiệm cho người thầy thuốc.
“Phải nói rằng khi xảy ra những sự cố nghiêm trọng như vậy, luôn là nỗi kinh hoàng, ám ảnh và là điều không mong muốn, ngoài năng lực dự đoán của tất cả các bác sĩ”, BS Quang nói.
Về tỷ lệ số phản vệ do thuốc cản quang dùng trong chẩn đoán hình ảnh, BS Quang cho biết, theo một thống kê quốc tế là có 10/1142 bệnh nhân bị sốc tử vong. Trong đó, có tới 7 bệnh nhân tử vong trong vòng khoảng 5 ngày sau xuất hiện sốc.
BS Quang cũng khẳng định, hiện nay, chỉ định tiêm thuốc cản quang trong chẩn đoán hình ảnh tăng nên tần suất bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc cản quang cũng tăng. Nhiều trường hợp mặc dù phát hiện sớm, xử trí chính xác và kịp thời cũng không tránh khỏi tử vong.
Theo Danviet
Nghệ An: Chọc tổ ong, 20 người nhập viện
Theo thông tin từ Bác sĩ Nguyễn Bá Thời - Trưởng khoa Cấp cứu, hồi sức chống độc Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương (Nghệ An), hôm (5.10), bệnh viện tiếp nhận gần 20 học sinh và người dân vào cấp cứu do bị ong đốt, trong đó có 2 ca sốc phản vệ, thuộc diện theo dõi đặc biệt.
Theo đó, vào khoảng từ 13 giờ chiều 5.10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương tiếp nhận gần 20 trường hợp bị ong đốt phải nhập viện. Một số người bị nhẹ được cấp thuốc điều trị ngoại trú và cho về nhà, còn 11 bệnh nhân bị ong đốt nặng, có người bị đốt tới 50 mũi.
Trong số này có 2 ca sốc phản vệ đang được theo dõi, điều trị tích cực tại Khoa Cấp cứu hồi sức và chống độc.
Theo Bác sỹ Nguyễn Bá Thời - Trưởng khoa, những học sinh bị ong đốt được đưa vào điều trị tại Bệnh viện đều có triệu chứng khó thở, nổi ban đỏ toàn thân, sốt, tiểu ít, huyết áp tụt nhanh chóng.
Ngay sau khi các bệnh nhân nhập viện, y, bác sĩ đã cho bệnh nhân thở oxy, truyền dịch chống sốc, bài niệu tích cực, giải độc tố trong cơ thể do bị ong đốt.
Trong quá trình chăm sóc, 6 học sinh, người dân bị ong đốt nhẹ sau khi truyền dịch đã được cho về nhà điều trị, còn lại 11 người phải nằm viện để theo dõi.
Hai học sinh bị ong đốt được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương. Ảnh: TC
Được biết, trong số 11 người đang còn nằm điều trị tại bệnh viện, có tới 8 em học sinh Trường THPT Thanh Chương I và 3 người dân địa phương.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Xuân Hường - Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Chương I cho biết: "Chiều hôm nay, trong giờ ra chơi, một số học sinh trêu chọc tổ ong, khiến nó bị vỡ tổ, hàng nghìn con ong bay vào đốt học sinh và người dân quanh trường. Loại ong này rất độc, khiến nhiều em học sinh phải nhập viện".
"Hiện sức khỏe của các em học sinh đã qua khỏi cơn nguy kịch nhưng vẫn đang trong tình trạng theo dõi tích cực..." - thầy Lê Xuân Hường thông tin thêm với Dân Việt.
Theo Danviet
Hà Nội: Người đàn ông gục chết trong cabin xe chở đồ múa lân Người đàn ông đi xe tải chở theo đồ múa lân được người dân phát hiện đã tử vong trong cabin xe. Khoảng 19h tối 2.10, chiếc xe tải chở đồ múa lân mang BKS 29C-057.28 trên đường Trần Thái Tông hướng Nguyễn Phong Sắc, dừng rất lâu trước cổng Đình Làng Hậu (Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) khiến giao thông tắc...