Những ai đã bị xử lý kỷ luật vì vi phạm trong kê khai tài sản?
Số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong năm 2018 là 1.136.902 người; đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai. Qua việc xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện 6 trường hợp vi phạm, đã xử lý kỷ luật 4 trường hợp, kiểm điểm 1 trường hợp, đang xem xét xử lý kỷ luật 1 trường hợp.
Hơn 451 triệu đồng quà tặng được trả lại trong năm 2018
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái mới đây đã có báo cáo gửi Quốc hội khóa XIV về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Liên quan đến việc minh bạch tài sản, thu nhập ( MBTSTN), theo ông Lê Minh Khái, việc tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập tiếp tục được xác định là một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phòng chống tham nhũng ( PCTN).
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái (Ảnh: I.T)
Trong quá trình sửa đổi Luật PCTN, nội dung về MBTSTN được nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri, các nhà khoa học, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, doanh nghiệp, các hiệp hội, tổ chức xã hội… quan tâm, đóng góp ý kiến. Chính phủ đã tiếp thu nhiều ý kiến góp ý hợp lý để phối hợp chỉnh lý nội dung Dự án Luật PCTN sửa đổi, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
Nhìn chung, việc thực hiện MBTSTN năm 2017 theo quy định của Luật PCTN, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17.7.2013 của Chính phủ và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31.10.2013 của Thanh tra Chính phủ tiếp tục được thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả tích cực.
Số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong năm là 1.136.902 người (đạt tỷ lệ 99,8%). Có 44 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập, gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Công thương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Yên Bái.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, việc xác minh chủ yếu phục vụ cho công tác cán bộ. Một số trường hợp được xác minh do trong quá trình công khai tại nơi công tác có phản ánh về việc kê khai tài sản không trung thực hoặc do phản ánh của dư luận, của nhân dân và báo chí.
Video đang HOT
Qua việc xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện 6 trường hợp vi phạm. Đã xử lý kỷ luật 4 trường hợp, kiểm điểm 1 trường hợp, đang xem xét xử lý kỷ luật 1 trường hợp. Cụ thể, đã xử lý kỷ luật cảnh cáo 1 trường hợp tại Yên Bái; khiển trách 1 trường hợp và kiểm điểm 1 trường hợp tại TP. Hồ Chí Minh; xử lý kỷ luật 2 trường hợp tại Bộ Công Thương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đang xem xét kỷ luật 1 trường hợp tại TP. Hà Nội.
Liên quan đến việc tặng quà và nộp lại quà tặng, Thanh tra Chính phủ cho biết, năm 2018, có 25 trường hợp nộp lại quà tặng với tổng giá trị là hơn 451,5 triệu đồng.
Trong đó, các tỉnh: An Giang 1 người, tổng số tiền 30 triệu đồng; Bình Thuận 9 người, tổng số tiền 106,5 triệu đồng; Đồng Tháp 2 người, tổng số tiền 8 triệu đồng; Lâm Đồng 2 người, tổng số tiền 20 triệu đồng; Long An 3 người, tổng số tiền 17 triệu đồng; Tây Ninh 1 người, tổng số tiền 10 triệu đồng; Tiền Giang 3 người, tổng số tiền 122 triệu đồng; Trà Vinh 3 người, tổng số tiền 18 triệu đồng; Vĩnh Phúc 1 người, tổng số tiền 120 triệu đồng.
Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, năm 2018 có 56 người đứng đầu đã bị xử lý hoặc đang được xem xét để xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. Trong đó 5 người bị xử lý hình sự, 45 người đã bị xử lý kỷ luật, 6 người đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật.
Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu tăng theo từng năm đã có tác dụng răn đe, từ đó có tác dụng đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong PCTN tại đơn vị mình phụ trách.
Lợi ích nhóm, sân sau vẫn có thể xảy ra
Theo ông Lê Minh Khái, trong năm 2018, việc xây dựng định hướng, kế hoạch thanh tra đã được quan tâm thực hiện sớm, có trọng tâm, trọng điểm.
Tập trung thúc đẩy tiến độ, hoàn thiện dự thảo, ban hành, công khai kết luận thanh tra, trong đó có những cuộc thanh tra, kiểm tra phức tạp, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như: cuộc thanh tra Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nghìn Toàn Cầu (AVG); việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ tại Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản VN và một số đơn vị thành viên; việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn; việc thực hiện quy hoạch, thu hồi đất khu đô thị mới Thủ Thiêm…
Một số diễn biến chính trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG (Ảnh: Người lao động)
Việc thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17.5.2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phát triển được thực hiện thường xuyên, bước đầu đạt kết quả tích cực.
Công tác phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, nhất là với các Cơ quan Tư pháp; Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban Kiểm tra các cấp. Qua thanh tra đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật. Thu hồi tài sản sau thanh tra đạt tỷ lệ cao. Có vụ việc kiến nghị thu hồi được tài sản giá trị rất lớn như cuộc thanh tra Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nghìn Toàn Cầu (AVG) đã kiến nghị thu hồi hơn 8.500 tỷ đồng. Đã kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục nhiều bất cập, sơ hở trong việc ban hành chính sách, pháp luật; đồng thời kết quả công tác thanh tra đã góp phần tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Dự báo tình hình năm 2019, Thanh tra Chính phủ cho rằng, tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc sẽ tiếp tục là vấn đề phức tạp cần phải tập trung giải quyết.
Một số biểu hiện như “lợi ích nhóm”, doanh nghiệp “sân sau” vẫn có thể xảy ra cần được tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm, nhất là trong các lĩnh vực như: quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đấu thầu; đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; cổ phần hóa, quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Theo Danviet
Hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản, chỉ phát hiện 5 trường hợp vi phạm
Trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 sáng 6/11, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết đã có hơn 1,1 triệu người đã kê khai tài sản, thu nhập năm 2016. Tuy nhiên qua xác minh chỉ phát hiện và xử lý 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cao cấp.
Ông Lê Minh Khái - Tổng Thanh tra Chính phủ.
Theo ông Lê Minh Khái, số người đã kê khai tài sản, thu nhập năm 2016 là hơn 1,113 triệu người, đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai. Số bản kê khai đã công khai hơn 1,111 triệu bản - đạt tỷ lệ 99,8% so với số bản đã kê khai.
Có 78 người được xác minh tài sản, thu nhập tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, TP Hà Nội, Yên Bái và Đồng Nai (giảm 81,4%).
"Qua xác minh phát hiện và xử lý 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cao cấp. Cùng kỳ, năm 2016 đã không phát hiện được trường hợp nào vi phạm"- ông Khái báo cáo trước Quốc hội.
Ngoài ra, năm 2017 có 39 trường hợp người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, tăng 28 người so với năm 2016.
Tổng Thanh tra nhấn mạnh, ý thức, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. "Tình trạng việc nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ vẫn còn xảy ra. Một bộ phận cán bộ chính quyền còn hành động vô cảm hoặc gây tai tiếng cho bộ máy nhà nước do tham nhũng, lợi ích nhóm"- ông Khái nói.
Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, hiệu quả thấp. Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng triển khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa còn hạn chế.
Thêm vào đó, hiện tượng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Công tác đôn đốc, xử lý về thanh tra có nhiều tiến bộ nhưng tỷ lệ thu hồi, xử lý khác về tiền, tài sản, đất đai còn thấp.
Công tác phát hiện, điều tra tội phạm tham nhũng tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, việc xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng kinh tế còn chậm; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở nhiều địa phương chưa có chuyển biến mạnh mẽ và quyết liệt.
Nguyên nhận được chỉ ra là do việc tổ chức thực hiện pháp luật còn yếu kém, một số nơi còn buông lỏng quản lý; việc đánh giá trách nhiệm của của cán bộ, công chức trong quản lý còn hạn chế, chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ chưa rõ ràng. Kỷ cương, kỷ luật trên nhiều ngành, lĩnh vực còn buông lỏng.
"Qua công tác thanh tra, điều tra, kiểm tra, giám sát cho thấy cơ chế kiểm soát thực thi quyền lực hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống phòng, chống tham nhũng tuy trình độ chuyên môn đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, hành vi phạm tội thường rất tinh vi, nhiều bị can, quá trình điều tra thường phải trưng cầu giám định. Trong khi đó công tác giám định thiệt hại về kinh tế, đất đai... mất nhiều thời gian, thiếu sự đồng thuận giữa các bên liên quan"- Tổng Thanh tra Chính phủ cho hay.
Năm 2018, Chính phủ sẽ tiếp tục xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tặng quà, nhận quà, nộp lại quà tặng; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng và xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, rửa tiền...
"Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, có cơ chế hữu hiệu để loại khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức thoái hoá, biến chất. Tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như: đất đai, tài nguyên khoáng sản; các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT..."- ông Khái khẳng định.
Thế Kha
Theo Dantri
Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang bị kỷ luật Đảng Để xảy ra nhiều sai phạm trong công tác tổ chức, đánh giá cán bộ và quản lý tài chính, ông Huỳnh Minh Tâm bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng. Ngày 16/10, ông Nguyễn Văn Thoàn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang cho biết thi hành Quyết định kỷ luật Đảng đối với ông Huỳnh...