Những ai có nguy cơ mắc ung thư gan?
Các bác sĩ không chắc tại sao một số người bị ung thư gan trong khi những người khác thì không. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan
Ung thư gan phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi.
Nhiễm virus viêm gan B hoặc C trong thời gian dài có thể làm tổn thương gan của bạn một cách nghiêm trọng. Virus viêm gan lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bị bệnh, chẳng hạn như máu hoặc tinh dịch của họ.
Nó cũng có thể được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B và C bằng cách sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Ngoài ra còn có một loại vắc xin có thể bảo vệ bạn chống lại bệnh viêm gan B.
Uống nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày trong nhiều năm làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Xơ gan là một dạng tổn thương gan, trong đó mô khỏe mạnh được thay thế bằng mô sẹo. Gan bị sẹo không thể hoạt động bình thường và cuối cùng có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm cả ung thư gan. Lạm dụng rượu trong thời gian dài và viêm gan C là những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh xơ gan ở Hoa Kỳ. Đa số người Mỹ bị ung thư gan đều bị xơ gan trước khi phát triển thành ung thư gan.
Tiếp xúc với aflatoxin là một yếu tố nguy cơ. Aflatoxin là một chất độc được tạo ra bởi một loại nấm mốc có thể phát triển trên lạc, ngũ cốc và ngô.
Bệnh tiểu đường và béo phì cũng là những yếu tố nguy cơ. Những người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng thừa cân hoặc béo phì, điều này có thể gây ra các vấn đề về gan và tăng nguy cơ ung thư gan.
Triệu chứng của ung thư gan
- Giai đoạn đầu: Người bệnh có những rối loạn tiêu hóa nhẹ như ăn không ngon, ăn ít đầy bụng, khó tiêu, đại tiện khó khăn, đôi lúc cảm thấy đau tức hạ sườn phải nhưng không đáng kể, cơ thể mệt mỏi, sốt… Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với những bệnh khác thông thường.
Video đang HOT
- Giai đoạn sau: Người bệnh thấy đau vùng gan (vùng mạng sườn bên phải), bụng trên đầy tức, có thể xuất hiện cổ trướng, chán ăn, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, sụt cân, sốt, gan to và da vàng, một số người có thể xuất hiện hiện tượng rối loạn tâm thần nếu bệnh ở tình trạng nguy hiểm.
Những người có nguy cơ cao bị ung thư gan cần làm gì?
Nhiều bệnh nhân phát triển thành ung thư gan đã bị xơ gan lâu năm (hình thành mô sẹo do tổn thương gan). Các bác sĩ có thể làm các xét nghiệm để tìm ung thư gan nếu bệnh nhân bị xơ gan nặng hơn mà không có lý do rõ ràng.
Đối với những người có nguy cơ cao bị ung thư gan vì họ bị xơ gan (do bất kỳ nguyên nhân nào), bệnh huyết sắc tố di truyền hoặc nhiễm viêm gan B mãn tính (ngay cả khi không bị xơ gan), một số chuyên gia khuyên bạn nên tầm soát ung thư gan bằng xét nghiệm máu alpha-fetoprotein (AFP) và siêu âm định kỳ 6 tháng một lần. Trong một số nghiên cứu, sàng lọc có liên quan đến việc cải thiện khả năng sống sót sau ung thư gan.
AFP là một loại protein có thể đo được trong máu của bệnh nhân ung thư gan. Nhưng tìm kiếm mức AFP cao không phải là một xét nghiệm hoàn hảo cho bệnh ung thư gan. Nhiều bệnh nhân ung thư gan giai đoạn đầu có mức AFP bình thường. Ngoài ra, nồng độ AFP có thể được tăng lên do các loại ung thư khác cũng như một số tình trạng không phải ung thư.
Tuy nhiên, diễn biến cảnh báo căn bệnh này thường rất âm thầm, không rõ triệu chứng. Thường khi xuất hiện các dấu hiệu chán ăn, đau tức hạ sườn phải, chướng bụng, vàng da, củng mạc, có biểu hiện sút cân, suy kiệt, tắc mật nhiều là thời điểm bạn đã bước vào dấu hiệu muộn bệnh ung thư gan nguyên phát, BS Tuấn Anh cho biết.
Ung thư gan hiện nay vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người vì tiên lượng khó hơn các bệnh ung thư khác và đặc biệt đây là căn bệnh đang gia tăng ở Việt Nam. Vì thế, việc phòng bệnh, phát hiện sớm nguy cơ ung thư gan rất quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo cần tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, hạn chế rượu bia, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, ăn uống khoa học, hoạt động thể lực thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ ung thư gan.
Một gia đình 4 người lần lượt mắc bệnh ung thư: "Thủ phạm" là đồ vật chứa chất độc gấp 10 lần kali xyanua có ngay trong bếp
MÍt ai ngờ, nguyên nhân gây ung thư cho cả gia đình này lại bắt nguồn từ những sản phẩm quen thuộc trong nhà.
Đài truyền hình vệ tinh Trung Quốc từng phát sóng về câu chuyện của gia đình bà Vương (Bắc Kinh). Người phụ nữ này bị chẩn đoán ung thư, điều kinh khủng là trước đó cả ba người trong gia đình bà đều đã lần lượt ra đi vì căn bệnh này.
"Bố tôi bị ung thư ruột kết, anh trai tôi bị ung thư não, chồng tôi bị ung thư gan, giờ đến lượt tôi mắc ung thư phổi", bà Vương chia sẻ trên truyền hình.
Bà Vương chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình mình.
Điều kỳ lạ là cả gia đình bà Vương sinh hoạt rất đều đặn, không có thói hư tật xấu, vậy ung thư từ đâu mà ra?
Sau chương trình, các bác sĩ đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm phân tích, và cuối cùng đã phát hiện ra một độc tố gây ung thư mạnh, đó là "aflatoxin" trên chiếc thớt mà gia đình bà Vương sử dụng. Thăm khám kỹ lưỡng hơn, họ còn phát hiện có aflatoxin trên đũa gỗ của gia đình bà. Bà thú nhận gia đình mình sử dụng thớt, đũa đã nhiều năm nhưng không thường xuyên rửa, phơi và thay mới nên hình thành nấm mốc từ lâu.
Các chuyên gia phát hiện "aflatoxin" trên chiếc thớt mà gia đình bà Vương sử dụng.
Độc tố Aflatoxin được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào loại chất gây ung thư loại 1. Độc tính của nó gấp 68 lần asen, 10 lần kali xyanua, chỉ cần 1mg là có thể gây ung thư, 20mg trực tiếp gây tử vong. Aflatoxin không mùi, không vị, không màu. Nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, chính vì thế phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.
Ngoài thớt gỗ, aflatoxin thường tồn tại trong những vật dụng gây ung thư khác trong gia đình
Chất gây ung thư cực độc này tồn tại rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bao gồm:
1. Nấm ngâm lâu
Nấm có chứa nhiều protein và chất xơ, không phải là độc tố, tuy nhiên sau một thời gian ngâm nước nấm có thể bị biến chất sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư. Hoặc sinh ra các vi sinh vật gây bệnh.
2. Các loại hạt bị mốc/ đắng
Nếu ăn phải các loại hạt bí, hạt hướng dương vị đắng, bạn cần phải nhổ ra khỏi miệng và súc miệng kịp thời, vì vị đắng của các loại hạt là do độc tố aflatoxin sinh ra trong quá trình ẩm mốc, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
3. Bơ đậu phộng kém chất lượng
Để giảm giá thành, một số cơ sở kinh doanh sử dụng lạc giã nhỏ, thậm chí cả vừng, lạc hư hỏng để làm bơ đậu phộng. Đây chính là nguyên nhân khiến bơ đậu phộng có chứa aflatoxin. Đồng thời, các cơ sở kém chất lượng cũng không thể bảo quản sản phẩm được lâu. Nếu bạn bảo quản không đúng cách thì aflatoxin cũng sẽ sản sinh trong sản phẩm bơ đậu phộng lúc nào không biết.
4. Đậu phộng, ngô dự trữ lâu ngày
Aspergillus flavus dễ sinh sản trong các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, chẳng hạn như đậu phộng và ngô. Tinh bột có thể sinh ra nấm Aspergillus flavus, tạo nên độc tố afaltoxin gây ung thư gan.
5. Dầu tự ép kém chất lượng
Nhiều người nghĩ rằng dầu tự ép hoàn toàn được làm bằng tay và nó rất an toàn. Nhưng trên thực tế, một số loại dầu tự ép giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường thường đã được sản xuất bằng đậu phộng hoặc hạt hướng dương bị mốc, từ đó khiến dầu ăn tự ép có chứa aflatoxin. Ngoài ra, quy trình ép dầu ở các xưởng nhỏ hoặc gia đình khá đơn giản và không thể loại bỏ các chất độc hại, gây nguy hiểm cho người dùng.
Làm sao để tránh xa độc tố aflatoxin gây ung thư?
Để tiêu diệt aflatoxin cần nhiệt độ cao 280 độ C, do vậy nhiệt độ sôi thông thường là 100 độ C không thể tiêu diệt được chúng. Nếu muốn tránh xa chúng, bạn phải hình thành thói quen: vứt bỏ hạt mốc, nhổ những loại hạt đắng. Sau khi rửa sạch đũa và thớt, hãy cố gắng phơi thật khô trước khi cất vào tủ, vệ sinh hộp đựng đũa thường xuyên bởi phần đáy hộp dễ bị mốc.
Thớt cần được dùng tách riêng đồ sống và đồ chín. Được làm sạch ngay sau khi sử dụng để tránh các cặn thức ăn bám dính lại.
Các chuyên gia quan sát qua kính hiển vi cho thấy, đũa cũng là vật dụng gây ung thư. Đũa càng sử dụng lâu thì số lượng vi khuẩn càng cao. Đũa đã được sử dụng hơn 6 tháng có thể sinh ra độc tố aflatoxin vì vậy bạn nên thay mới trước thời điểm này.
Đây là 4 lý do khiến bạn dễ bị ung thư gan: Cách phòng ngừa hiệu quả thật sự không khó Theo bác sĩ chuyên khoa ung thư gan, có 4 lý do khiến con người dễ mắc ung thư gan, nhưng không phải ai cũng sớm biết để tránh. Lời khuyên sau đây xin đừng bỏ qua. Bài viết này của Bác sĩ Tô Chí Tân (Su Zhixin), Khoa ung thư, Bệnh viện Y học cổ truyền Thiệu Dương Trung Quốc. Bác sĩ...