Những ai có nguy cơ mắc căn bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất tại Việt Nam?
Ung thư gan có số ca tử vong dẫn đầu, chiếm 21% tổng số tử vong do ung thư.
Thông tin từ Bệnh viện K, ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi là bệnh đứng đầu ở Việt Nam với số ca mắc mỗi năm gần 26.500 ca, chiếm 14,5% tổng số ca ung thư (theo Globocan – Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế), trong đó 90% số ca ung thư gan là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).
Trong đó, 77% số ca ung thư gan là nam giới. Ung thư gan cũng là loại ung thư có số ca tử vong dẫn đầu với 25.272 ca, chiếm 21% tổng số tử vong do ung thư.
Một ca phẫu thuật tại BV K. (Ảnh: Hà Trần)
Theo BS Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng 1 – Bệnh viện K, những đối tượng có nguy cơ cao cần tầm soát ung thư gan bao gồm:
Những người mắc bệnh về gan và người có tiền sử gia đình mắc ung thư gan
Những người mắc bệnh viêm gan virus B, C, xơ gan, gan nhiễm mỡ, …hoặc trong gia đình có người mắc ung thư gan rất cần được tầm soát. Đặc biệt, nếu không may mắc viêm gan B,C thể hoạt động thì cần điều trị sớm sẽ tránh nguy cơ biến chứng thành ung thư gan. Bởi virus viêm gan B và viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư tế bào gan nguyên phát.
Các bệnh viêm gan do nguyên nhân tự miễn, có thể đi kèm các bệnh tự miễn khác: như đái tháo đường typ 1, Basedow, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ,…. thì cần điều trị các bệnh tự miễn để tránh biến chứng sang gan về sau.
Với người chưa tiêm vắc-xin phòng virus viêm gan B thì nên tiêm phòng sớm nhất để tránh nguy cơ nhiễm bệnh về sau.
Video đang HOT
Tỷ lệ mắc ung thư gan ngày càng gia tăng tại Việt Nam.
Những người béo phì, tiểu đường và uống nhiều đồ uống có cồn cũng cần tầm soát ung thư gan
Trong vài năm gần đây, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường, béo phì kèm theo ung thư gan trên thế giới đã gia tăng đáng kể. Đường máu và mỡ máu cao, sẽ được tích tụ tại gan, dẫn đến tổn thương thoái hoá các tế bào gan và dẫn tới xơ gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Chuyên gia của Bệnh viện K cũng cho biết, rượu bia có khả năng thúc đẩy gen sinh ung thư phát triển nhanh, dẫn đến ung thư sớm. Ngoài ra, rượu còn gây tổn thương các tế bào gan đó là khi uống quá nhiều rượu, chức năng thải độc của gan sẽ bị quá tải, các tế bào gan bị tổn thương trầm trọng, hình thành nên các mô sẹo,xơ, từ đó hình thành các bè gan xơ và ung thư gan.
Ngoài ra những người hay sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, café nếu sử dụng với hàm lượng nhiều, trong thời gian dài có thể gây nên các bệnh về gan, trong đó có ung thư gan.
Những người ăn thực phẩm nấm mốc
AFLATOXIN trong nấm mốc là loại độc tố gây ung thư gan mạnh nhất hiện nay. Aflatoxin gây ung thư gan bằng cách gây đột biến ở gen p53. Nấm mốc thường xuất hiện ở những thực phẩm bảo quản, lưu trữ trong môi trường nóng, ẩm như gạo, lạc, đậu tương, lúa mì, ngô…
Những người hay ăn thịt tươi sống nhiễm sán
Thực phẩm tươi sống không được chế biến kỹ càng (như ăn gỏi) thường chứa nhiều loại sán (sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ…), trong đó có những loại sán khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy gan, gây ung thư gan.
Người lạm dụng thuốc, hoá chất gây tổn thương gan
Một số thuốc, hóa chất nếu sử dụng hay tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho gan và dẫn tới ung thư gan như: thorotrast (trước đây được sử dụng cho chẩn đoán hình ảnh), vinyl chloride (sử dụng trong công nghiệp nhựa)…
Theo các bác sỹ Bệnh viện K, điều trị ung thư gan là điều trị đa mô thức, do vậy việc lựa chọn phác đồ điều trị ung thư gan thích hợp phải phụ thuộc vào tổn thương và tình trạng xơ của gan. Các phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến bao gồm: phẫu thuật, ghép gan, phá hủy u tại chỗ, nút hóa chất động mạch gan, xạ trị, hóa trị hay điều trị nhắm trúng đích…
Ung thư gan hiện nay vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người vì tiên lượng khó hơn các bệnh ung thư khác và đặc biệt đây là căn bệnh đang gia tăng ở Việt Nam.
Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C…
Các chuyên gia khuyến cáo cần quan tâm đến vấn đề tầm soát sớm, từ đó phát hiện và điều trị sớm.
Phòng tránh bệnh ngoài da thường gặp
Những trận mưa liên tục trong mấy ngày qua, không khí ẩm ướt khiến cho một số bệnh ngoài da phát triển mạnh, cả ở người lớn lẫn trẻ em.
Bệnh rất dễ lây nhiễm trên cơ thể qua do tiếp xúc với nước bẩn, sống chung đụng với người bị bệnh, vệ sinh thân thể kém, nơi ăn chốn ở ẩm thấp...
Nấm móng, viêm kẽ là những bệnh thường gặp trong mùa mưa.
Phân biệt các loại bệnh về da
Nấm da: Xuất hiện dưới nhiều hình thức như nấm chân, thường gặp ở người mang giày, vớ nhưng không thường xuyên thay vớ, vớ bị ẩm ướt. Nấm chân gồm 3 dạng là tróc vảy khô, mụn nước, viêm ở các kẽ ngón chân, nhất là kẽ ngón thứ 4, 5. Nếu không điều trị, có thể bị bội nhiễm, dẫn đến mụn mủ, bóng mủ, sưng tấy, nổi hạch, sốt...
Nấm bẹn: Xuất hiện nhiều ở người hay ra mồ hôi hoặc quần áo bị ướt vì mắc mưa nhưng không kịp thay. Nấm xuất hiện ở nếp gấp hai bên háng, có hình dạng các đốm tròn, ngoài rìa có những mụn nước. Nấm có thể lan sang bên kia hoặc lan đến vùng thắt lưng, mông.
Nấm thân: Là những mảng đỏ hình tròn hoặc hình bầu dục, có giới hạn rõ ràng, xuất hiện ở mọi độ tuổi, cả nam lẫn nữ. Xung quanh rìa mảng đỏ có những mụn nước nhưng ở trung tâm mảng thì không. Ngứa nhiều khi ra mồ hôi hoặc ra nắng.
Nấm móng: Xuất hiện ở hai bên cạnh móng, cũng có thể từ giữa móng, gặp nhiều ở các móng tay. Khi ấy móng dày lên, mất độ bóng, móng màu trắng hồng chuyển sang màu xám bẩn. Bề mặt móng lỗ chỗ, có nhiều rãnh, dưới móng có bột vụn. Nếu bị bội nhiễm, khi ấn vào có mủ tiết ra. Bệnh lây từ móng này sang móng kia, tiến triển trong thời gian dài nếu không điều trị.
Lang ben: Xuất hiện khi độ ẩm trên bề mặt da tăng lên, tiết nhiều mồ hôi, chất bã. Ở những vùng da không thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng, lang ben có màu cà phê sữa, vàng nhạt, nâu, đỏ hoặc sạm đen. Hình dạng và kích thước thay đổi, từ những đốm nhỏ đến những mảng lớn, có bờ quanh co như bản đồ. Lang ben bình thường rất ít gây ngứa nhưng khi ra nắng hoặc ra mồ hôi, nó tạo cản giác như kim châm.
Mụn: Xuất hiện dưới hình dạng mụn nước, bóng, có quầng đỏ xung quanh. Sau đó nhanh chóng biến thành mụn mủ. Khi khô đi, bề mặt mụn có vảy màu vàng như mật ong. Chốc có thể có ở bất cứ vùng da nào trên thân thể.
Viêm nang lông: Là những mụn mủ ở xung quanh lỗ chân lông, thường thấy ở da đầu, mặt, nách, vùng mu bộ phận sinh dục, bắp chân, bắp tay... Bệnh gây ngứa nhiều, nhất là ở đầu, mặt và dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách.
Viêm kẽ: Xuất hiện nhiều ở những người béo phì, tay chân thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn hoặc ra nhiều mồ hôi, nhất là mồ hôi tay, chân. Viêm kẽ biểu hiện bằng mảng da màu đỏ, có thể nứt, tiết ra dịch mủ, rát bỏng và ngứa ở kẽ ngón tay, ngón chân, háng, nếp dưới vú...
Ghẻ: Do con ghẻ xâm nhập vào da, lây lan rất nhanh giữa người này và người kia qua tiếp xúc như bắt tay, mặc chung quần áo, ngủ chung... Thương tổn do ghẻ gây ra gồm những mụn nước, rãnh ghẻ, sẩn cục, sẩn mụn nước... thường thấy ở kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, xung quanh rốn, nếp dưới rốn, đầu vú, da đùi, nách, da ở bộ phận sinh dục.
Ghẻ rất ngứa và ngứa nhiều về đêm khi con cái ghẻ đào hầm dưới da để đẻ trứng. Nếu không điều trị, ghẻ có thể nhiễm khuẩn rồi biến thành chàm da, rất khó chữa.
Phòng ngừa và điều trị
Nếu đã bị các bệnh ngoài da, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân. Không tự ý mua thuốc về bôi, uống, nhất là những loại thuốc có thành phần corticoid (Dexamethasone, Prednisolone, Betametasone) vì những loại thuốc này sẽ làm các triệu chứng giảm rất nhanh khiến người bệnh tin rằng mình đã lành nhưng sau đó, hiện tượng bội nhiễm sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Đề phòng các bệnh ngoài da trong mùa mưa, nên thay quần áo hàng ngày, không mặc quần áo ẩm ướt quá lâu, lau khô người sau khi tắm, nhất là ở vùng nách, háng, nếp gấp cánh tay, nếp gấp đầu gối, thay vớ hàng ngày, hạn chế mang những loại vớ bằng sợi tổng hợp (nylon), tránh mang giày quá chật. Nhà ở cần thông thoáng, không để đồ vật, quần áo ẩm mốc, không tắm giặt chung, không mặc quần áo, không dùng chung khăn với người đã bị nhiễm các bệnh ngoài da...
Nếu đã nhiễm bệnh và đang trong quá trình điều trị, ủi mặt trong của quần áo khi vẫn còn hơi ẩm để tiêu diệt ký sinh trùng, bào tử nấm.
Hút thuốc, uống rượu bia nguy cơ ung thư tuyến nước bọt Theo chuyên gia, hiện chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên các yếu tố, nguy cơ gây ra bệnh sẽ bao gồm hút thuốc lá và uống nhiều rượu, bia. 5 yếu tố nguy cơ gây ra ung thư tuyến nước bọt Theo Bệnh viện K, ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh ảnh...