Nhum biển “tiến vua” không phải có tiền là mua được
Ngon, lạ và đầy bổ dưỡng, nhưng số lượng nhum biển săn bắt được ngày một giảm dần, vì vậy dù giá có lúc lên gần 350.000 đồng/kg thế nhưng không phải lúc nào cũng có thể mua được nhum biển – loại hải sản mà ngày xưa chỉ dùng để dâng bậc vua chúa.
Tại vùng biển Quảng Ngãi, nhum biển được phân bố khá nhiều nơi. Trong đó vùng biển Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh và Phổ Châu, cùng huyện Đức Phổ được ví là một trong những thủ phủ của loại hải sản này.
Người dân nơi đây cho biết, tại vùng biển địa phương nhum biển có 4 loại là nhum đen, nhum giang, nhum bạc và nhum bắn. Trong đó, nhum đen và nhum giang là có thể chế biến đặc sản mắm nhum và nhiều món ngon có hương vị đặc biệt.
Nhum biển
Nhum biển có tên khoa học là Echinoidea, là động vật thuộc loại nhuyễn thể, có họ hàng với trai, sò… sống ở vùng biển cạn, nước trong, có nhiều rong rêu hoặc san hô, đá ngầm. Nhum biển di chuyển chậm và thức ăn chủ yếu là tảo.
Do có vỏ hình cầu phủ đầy gai nhọn như lông nhím, dài từ 2-4cm nên nhum biển còn được gọi là cầu gai, nhím biển. Khi trưởng thành, nhum biển có đường kính khoảng 8-10cm; dày 3 – 4cm. Gai của nhum biển gây đau nhức nếu bị đâm phải.
Nhum biển, đặc sản không phải có tiền lúc nào mua cũng được.
Video đang HOT
Khối lượng thịt cầu gai (còn gọi là trứng nhum) rất ít so với phần vỏ của chúng. Các thớ thịt của nhum biển được cấu tạo thành hình sao từ 5 đến 8 cánh, màu vàng hoặc cam, bám dọc theo vỏ gần như rỗng.
Đồ nghề để lặn bắt nhum
Người dân đang lặn bắt nhum ở gành đá gần bờ biển Phổ Châu
Ông Nguyễn Vinh (57 tuổi, ở Phổ Châu) bộc bạch: “Ngày trước con nhum ở khu vực gành đá cách bờ 5-7m của vùng biển đây nhiều vô số kể. Cứ vào buổi sáng hay chiều thì người dân mang kính, giỏ ra lặn bắt về, bổ vỏ bỏ lấy thịt chế biến làm món ăn cho gia đình. Nếu có đem bán thì cũng vài chục ngàn đồng/kg nhum thịt mà thôi”.
Số tiền thu nhập từ lặn bắt nhum mang lại cho người dân Phổ Châu từ 400.000-600.000 đồng/người/ngày
“Tuy nhiên gần đây, sau khi được thưởng thức và cảm nhận được vị ngon, bổ của nhum nên tiếng lành đồn xa, nhiều người tìm đến mua. Vì vậy số lượng người tham gia săn bắt tăng, giá nhum thịt cũng tăng lên vùn vụt. Có thời điểm nhum biển lên giá khoảng 350.000 đồng/kg nhưng không có bán, có người phải đặt trước cả tuần mới mua được”, người dân Phổ Châu cho biết.
Theo Danviet
Giá trị món nhum biển - món ngon "ông uống bà khen"
Sở hữu thân hình xù xì nhưng nhím biển còn gọi là nhím biển hay cầu gai là loại đặc sản giá trị chế biến thành nhiều món ăn ngon độc đáo
Sở hữu thân hình xù xì nhưng nhím biển (còn gọi là nhím biển, hay cầu gai) là loại đặc sản giá trị, chế biến thành nhiều món ăn ngon, độc đáo...
Quà biển...
Anh Phạm Văn Tài ở thôn 2, Bình Thạnh (Tuy Phong) cho biết: Nhím biển thuộc loại nhuyễn thể, sống ở vùng biển cạn, nước trong, có nhiều rong rêu hoặc san hô hay đá ngầm. Tùy theo thời tiết, song thông thường mùa săn nhum ở đây kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 dương lịch. Muốn có nhum ngon phải đi gỡ nhum vào những ngày trời tối, còn những ngày trăng sáng, nhum bắt mồi ít nên bụng rỗng, thịt bở không ngon.
Từ bao đời nay, khu vực Mũi La Gàn (Bình Thạnh) đã trở thành nơi cư ngụ, sinh sôi của loài nhum biển. Nằm trong dòng hải lưu và vùng rạn đá, loài nhum đen, nhum giang, nhum bạc, nhum bắn... ở đây con nào con nấy to ú. Nhum đen cỡ bằng bàn tay, chừng 10-12 con là 1 kg, mỗi con có tới 16 múi thịt chắc, ngon và béo.
Theo ngư dân, nhiều năm trước đây nhum biển có giá rất rẻ, đối với nhiều ngư dân thì mục đích chính đi bắt nhum là cải thiện bữa ăn. Tuy nhiên đó là chuyện của ngày trước, còn bây giờ khi nhum biển đã trở thành món ăn đặc sản, thì đi lặn bắt nhum đã trở thành kế mưu sinh của một số người. Ngư dân phấn khởi, ví von nghề lặn nhum biển giống như đi "lượm tiền" dưới biển, là món quà biển cả tặng cho dân nghèo.
Gọi là đi "săn" nhum, nhưng thực ra địa điểm hành nghề chỉ cách bờ vài chục mét. Đồ nghề săn nhum khá đơn giản, chỉ một cây sắt dài chừng 1 sải tay bẻ cong một đầu như lưỡi câu, kính lặn và giỏ đựng nhum. Để bắt nhum, người lặn theo các gành đá, khi phát hiện nhum biển thì dùng móc sắt giật khẽ, khi đó nó sẽ dính vào và chỉ việc kéo lên bỏ vào giỏ. Công việc lặn bắt nhum có vẻ đơn giản so các nghề biển khác, song để có được những giỏ nhum đầy ắp, tươi rói khi lên bờ là một công việc không kém nhọc nhằn. Lặn nhum đòi hỏi kỹ năng, sức khỏe và sự dẻo dai khi phải ngâm mình dưới nước thời gian dài. Cùng với đó, nhum biển có nhiều gai nhọn có thể chích vào người gây tê buốt, đau đớn khi chỉ cần một sơ suất nhỏ. Khai thác nhum biển, ngư dân cũng chỉ bắt những con nhum lớn nhiều thịt, không làm ảnh hưởng việc phát triển của loài nhum biển.
"Với giá dao động từ 450 - 500 nghìn đồng/kg nhum lóc thịt tươi và 20-25 nghìn đồng/kg nhum nguyên con nên thu nhập cũng khá" - Chị Nguyễn Thị Hương, một người chuyên mua bán nhum cho biết.
Món bổ...
Nhiều người bảo con nhum là sản vật vừa ghét vừa thương. Ghét vì khi lặn xuống biển nếu không chú ý dễ bị "dính" gai. Thế nhưng, ngoài chuyện gai góc ra, ngư dân coi con nhum là sản vật "đáng khoe"- nguồn gốc "Viagra thiên nhiên". Sau khi cắt hết số gai tua tủa bao quanh, dùng dao chẻ đôi, bỏ hết bộ lòng bên trong còn lại lớp thịt màu vàng đục dạng như bơ bám dọc bên thành "quả cầu", đó là phần quý của con nhum.
Thịt nhum có thể chế biến thành các món như: cháo nhum, gỏi nhum, nhum nướng mỡ hành, cơm rang nhum, chả nhum... Món ăn từ nhum cung cấp nhiều năng lượng, nhanh hồi phục sức khỏe, giúp tiêu hóa tốt, tác dụng bổ dương và đặc biệt là tăng cường sinh lực đàn ông. Có nơi nhum bạc để nguyên con ngâm rượu mạnh thành loại rượu cho cánh mày râu để "ông uống bà khen".
Ngư dân Tuy Phong có cách ăn nhum phổ biến nhất là cắt đôi con nhum theo chiều dọc, nướng trên lửa than hồng. Chỉ cần nướng sơ, dùng muỗng nạo từng thớ thịt chấm với muối tiêu chanh La Gàn... là trọn vẹn hương vị béo, bùi, ngọt, thơm mùi biển của nhum.
Mùa này khách du lịch khắp nơi đổ dồn về khu du lịch Chùa Cổ Thạch tham quan, tắm biển. Nhiều du khách coi nhum là món đặc sản nức tiếng, khi đến đây phải thưởng thức cho bằng được.
Theo_Kiến Thức
Ba tàu cá bị cháy giữa đêm Khoảng 2h sáng 2/2, tại khu vực neo đậu tàu cá ở cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi xảy ra vụ hỏa hoạn thiêu rụi 3 tàu cá công suất lớn. Khi đang neo đậu, tàu cá QNg 98156 của ngư dân Võ Tân cùng 2 tàu cá QNg 98748 và QNg 98032 của ngư dân Nguyễn Lượm bị...