Nhức nhối với việc teen “chửi tục” trên mạng
Ngày nay với xu hướng phát triển nhanh chóng của xã hội thì giới trẻ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến những trào lưu mới đang “hot” nhất hiện nay cũng như hình ảnh và diện mạo của họ. Không nói đâu xa, nếu các bạn có thời gian để lướt qua những forum dành cho học sinh, sinh viên hay cộng đồng teen, chắc hản không khó để các bạn bắt gặp những câu chửi tục, những từ chủi thể được diễn tả theo lối viết tắt nhưng cũng khiến cho người đọc hoàn toàn có thể hiểu được. Có những từ ngữ hoàn toàn được cộng đồng mạng chế ra theo cách biến thể của Tiếng anh như ” Very Kool” thay vì “vkl – một từ viết bậy”. Thậm chí trên mạng xã hội Facebook hiện nay còn xuất hiện rất nhiều diễn đàn cũng như những nhóm hay hội nhóm được admin ưu ái đặt cho những cái tên rất mĩ miều như “hội chửi tục” hay “hội chửi thề” , và đặc biệt những hội này luôn có hàng ngàn thành viên sẵn sàng túc trực để like.
Sử dụng tùy tiện và quá lạm dụng
Theo ý kiến của một số bạn đọc gải trên diễn đàn như T.H.D. (27 tuổi) giải thích lý do hay tham gia chửi tục trên mạng. Bạn cho rằng những hoạt động trên thế giới ảo khó thể ảnh hưởng tới cuộc sống thật của mình.thỉnh thoảng có thể lên mạng xả vài câu nếu như bị stress, sau đó có thể ấn delete, đó cũng là cách giải tỏa nhanh nhất.
Tương tự, Minh Anh (21 tuổi) lại cho rằng các status (dòng trạng thái) của những bạn trẻ đang bị cộng đồng mạng “ném đá” là “có thể cảm thông” bởi theo bạn: “Ai trẻ mà không có lúc nông nổi hoặc mất bình tĩnh”. Bình Phương thừa nhận bản thân vài lần văng tục trên mạng chỉ để “cho vui” và bạn cũng tin là chẳng ai để ý điều này.
Bạn JK (thành viên 1 diễn đàn trên mạng) bày tỏ: “Khi thảo luận về một chủ đề nào đó mà không vừa lòng, mọi người thường hay đệm những từ không hay như “bm”, “đệt”, “clgt”, “cmnr”, “vl”… Theo mình nghĩ rằng họ muốn chứng tỏ, thể hiện, hay làm một cái gì đó để lôi kéo sự chú ý của mọi người vào mình. Dù rằng viết tắt nhưng mình nghĩ không hay chút nào nếu mỗi câu đều có những tiếng đệm như vậy. Nhiều bạn cho rằng: “Ở trên mạng thì muốn chửi sao thì chửi, con trai nói chuyện mà không chửi thì như…gay ấy”, mình cảm thấy không đồng tình chút nào.”
Video đang HOT
Cá tính hay thói xấu?
Nhiều bạn thường phân biệt rạch ròi giữa “ảo” và “thật” nên luôn yên tâm rằng những con chữ đằng sau màn hình cũng chẳng hại ai, lâu lâu đệm vào để “chém gió” cho vui, để không bị xem là “yểu điệu”, “ngoan quá mức”, “không sành điệu”… Tuy nhiên, thói quen có thể tạo nên tính cách, bạn có thể làm những gì bạn hay nghĩ đến. Do vậy, nếu “quen tay” đánh máy hoặc thường xuyên tiếp cận những từ không hay, bạn có khuynh hướng chạy theo nó và có thể bất ngờ “phát ngôn” khi trò chuyện ngoài đời thật với bạn bè. Khi ấy, mọi ấn tượng tốt đẹp về bạn gần như sụp đổ trong mắt mọi người.
Hãy nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh, dù cho có nói tục đôi lần trên mạng cũng “chẳng hại ai”, nhưng hậu quả về nó cũng ảnh hưởng đến bạn lâu dài. Thử tưởng tượng về một ngày nào đó, người quen đọc được những dòng chữ “hơi thiếu văn hóa” của bạn, dù là viết tắt, thì cách nhìn của họ về bạn sẽ đảo chiều. Nói bậy không phải là một cá tính, nó là thói xấu, và nếu bạn không thay đổi ngay từ bây giờ, người bị ảnh hưởng trực tiếp, chính là bạn.
Lời kết
Thế giới mạng như đang dần trở thành nơi giúp mọi người giải tỏa cảm xúc, mạnh mẽ hơn trong việc đưa ra quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người dường như quên mất sức mạnh lan tỏa của Internet nên vô tư bộc lộ hết những thói xấu.Các bạn hãy lưu tâm hơn đến vấn đề này và hãy tạo cho mình một thói quen tốt, đó chính là cách để bạn xây dựng hình ảnh đẹp nhất trong mắt mọi người xung quanh. Chúc các bạn thành công.
Theo GameK
Thằng bé "ăn cắp"
Thằng bé lấy trộm tiền trong ví bố mẹ. Không phải lần đầu mà đây là lần thứ ba...
Lần đầu tiên, khi phát hiện mất tiền trong ví, vợ chồng chị không thể tin cậu trai học lớp 4 của mình là "thủ phạm". Khi thằng bé gật đầu thừa nhận, chị như lên cơn đau tim, nhìn con với vẻ bàng hoàng sửng sốt. Người bố kéo con vào giường, mỗi roi đánh xuống kèm những tiếng bực tức: "Thằng ăn cắp!", "Đánh cho mày chừa cái thói ăn cắp!".
Nhưng thằng bé chưa chừa! Không lâu sau, sự việc lại tiếp diễn. Lý do thằng bé lấy tiền chỉ được hỏi qua loa là để mua đồ chơi cho bạn và mua đồ ăn vặt gì đó. Lại đánh! Không chỉ vậy, ông bà hai bên nội ngoại cũng được báo tin "có đứa cháu ăn cắp". Cả gia đình nhìn thằng bé với vẻ buồn bã, e dè.
Trong mắt tất cả mọi người, đứa bé 9 tuổi - vốn rất ngoan, học giỏi, được cưng chiều - giờ được mặc định với tội danh "ăn cắp".
Người mẹ lại phát hiện mất tiền trong ví và nhìn thấy tờ tiền đó nằm cuối đáy cặp sách của con. Chị rụng rời đến mức không còn đủ sức la toáng lên để chồng xuống "xử" như trước. Trong lúc mọi thứ như sụp đổ, chị nhận ra những trận đòn, những lời mắng chửi, đe nẹt của bố mẹ đã không giúp cháu bỏ được thói xấu như anh chị nghĩ.
Chẳng lẽ lại đánh, lại chửi, lại dọa... vài rồi ai biết cháu sẽ còn lặp lại việc lấy tiền bao nhiêu lần nữa?
Chị quyết định nói chuyện với con. Không còn sợ sệt, lo lắng mà cháu tỏ ra hằm hè, bất cần như thể sẵn sàng ăn đòn cho việc lấy tiền để đóng vào quỹ từ thiện phát động ở trường. Chị cầm tay con, nói chân thành nhất có thể: "Mẹ xin lỗi vì có những lúc con cần tiền mà mẹ không biết. Mẹ cũng sai khi con muốn xin tiền nhưng không dám nói với mẹ".
Cậu con trai ngước mắt lên nhìn mẹ. Chị nói tiếp: "Mẹ đã sai. Và mẹ rất xin lỗi khi đã gọi con là thằng ăn cắp!". Chị không ngờ tới phản ứng của con. Đứa bé òa khóc nức nở như thể được tuôn hết những dồn nén, uất ức lâu nay.
Khi con đã cởi mở hơn, chị mới nói đến cái sai của cháu. Lần này chị gọi đúng tên hành vi của con: "Con đã sai khi lấy - tiền - trong - ví của mẹ mà chưa nói với mẹ", chị tránh tuyệt đối hai từ "ăn cắp". Con chị gật đầu nhận lỗi. Từ đó, cháu không còn lặp lại sai lầm. Người mẹ đã hướng dẫn con cách chi tiêu và quản lý những khoản tiền nhỏ và khi cần tiền, cháu đều chia sẻ với mẹ.
Từ chuyện con "ăn cắp" của một đứa trẻ, có thể thấy còn nhiều lỗ hổng trong việc giáo dục con. Nhiều gia đình không cho con một đồng nào, trong khi cháu đã có những nhu cầu chi tiêu nhất định đúng với lứa tuổi. Khi con mắc lỗi, bố mẹ chỉ đánh cho chừa mà quên đi điều cần thiết hơn là tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết khó khăn cho con. Nguy hiểm nhất là việc bị phán xét, dán mác là "thằng ăn cắp!" từ chính những người thân có thể làm đứa bé trở nên chai lì và mặc định rằng mình là kẻ ăn cắp.
Thật may, người mẹ kể trên đã nhận ra khi chưa quá muộn!
Hoài Nam
Theo dân trí
Lưu Đức Hoa bật mí nhiều thói xấu Trong talkshow "Nam diễn viên chính xuất sắc" (Telling Maria), ngôi sao Hong Kong đã bật mí những chuyện ít người biết về cuộc sống, công việc và tình cảm riêng tư. Lưu Đức Hoa từng bị bệnh chán ăn? Có một dạo, khoảng năm 1988-1989, sau khi rời khỏi TVB để phát triển sự nghiệp ca hát và đóng phim điện ảnh,...