Nhức nhối “tẩm quất, thư giãn”
Tuyến đường Phạm Văn Đồng từ cầu vượt Mai Dịch đến chân cầu Thăng Long nằm trong địa bàn quản lý của quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm, Hà Nội, lâu nay “nổi tiếng” là một điểm “ nóng” bởi hoạt động mại dâm núp bóng massage, tẩm quất thư giãn.
Hầu hết chủ và nhân viên trong các quán massage, thư giãn đều chỉ làm hợp đồng miệng với nhau
Vào quán massage “giải đen”
Video đang HOT
“Trong các quán massage, gội đầu và tẩm quất trên dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng, những cơ sở hoạt động lành mạnh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sau cánh cửa khép hờ là một thế giới nhớp nhúa” – Trung tá Trương Nam Tiến – CAP Mai Dịch nói ngắn gọn. Trước giờ tuần tra, lường trước được những khó khăn cũng như thủ đoạn trốn chạy của chủ các cơ sở này, phương án di chuyển bí mật, bất ngờ kiểm tra được đưa ra, thống nhất triển khai trong toàn tổ công tác do Đại úy Trần Phú Lâm – Phó trưởng CAP phụ trách.
Đúng 21h, tổ công tác thứ nhất bất ngờ kiểm tra quán massage. Vừa nhìn thấy lực lượng công an, chủ quán là Nguyễn Thị Xuyên (SN 1973), ở Thái Bình cùng với nhân viên đang ngồi trước cửa vẫy khách chạy vào nhà định đóng cửa lại nhưng không kịp. Bên trong căn nhà cấp 4 nóng hầm hập phả ra đủ thứ mùi. Từ mùi ngai ngái của loại nước hoa rẻ tiền đến quần áo, chăn màn cáu bẩn ở dãy giường được ngăn lại bằng những tấm ri đô mỏng manh.
Mặc vội chiếc quần đùi, ngồi co rúm trên giường, Nguyễn Văn Huy, sinh viên trường Đại học GTVT lắp bắp: “Cháu vừa mới vào, còn đang kỳ kèo giá nên chưa kịp làm gì”. Khi được một cán bộ trong tổ công tác kiểm tra giấy tờ tùy thân, Huy gãi đầu gãi tai nói để quên ở phòng trọ. “Cháu vừa từ quê lên trường để thi lại mấy môn. Định vào “giải đen” tối nay xong rồi mai về quê thăm người yêu” – Huy thành thật khai. Hỏi đến giấy phép kinh doanh cũng như giấy tờ tùy thân, hợp đồng lao động đối với các nhân viên của mình, chủ quán Xuyên nói chưa kịp làm vì… đông khách quá. Sau khi lập biên bản vi phạm, tổ công tác đã đưa toàn bộ nhân viên, chủ quán lẫn khách về trụ sở CAP Mai Dịch để làm rõ, xử lý.
Cũng vào thời điểm trên, 3 nhân viên quán tẩm quất, massage gần ngã ba Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt đang ngồi sát mép đường liên tục vẫy khách, chèo kéo người đi đường vào thư giãn. Bên ngoài nhìn vào không ai biết đây là quán massage, tẩm quất bởi phía trên mái nhà, một tấm biển to ghi quán cơm cùng đủ món đồ ăn. Phía trong chỉ có một dãy phòng chạy dài. Diện tích mỗi “chuồng” đủ kê một chiếc phản nhỏ và được ngăn cách với nhau bằng tấm gỗ mỏng cáu bẩn, chăn đệm bốc mùi lờm lợm. Cả chủ quán lẫn nhân viên đều trong trang phục mát mẻ, không xuất trình được giấp tờ tùy thân… đã phải ký vào biên bản vi phạm trước khi được đưa về trụ sở công an.
Không thể buông lỏng
Chỉ có chiều dài chưa đến 4km nhưng dọc hai bên đường Phạm Văn Đồng có tới hàng chục quán massage, gội đầu, tẩm quất… Có khách sau khi được nhân viên “tẩm” xong bằng những bài nắn bóp theo kiểu cầm tay truyền nghề đã không ngại ngần ngã giá rồi “quất” luôn tại chỗ. Nhiều chủ cơ sở và nhân viên kín đáo che giấu hành vi của mình bằng cách thống nhất nếu khách muốn mua dâm phải di chuyển sang một địa điểm khác an toàn như nhà nghỉ hoặc nhà trọ. Mới đây, CAH Từ Liêm phát hiện ổ mại dâm hoạt động theo kiểu phòng trọ tại khu dân cư Phạm Văn Đồng, xã Xuân Đỉnh bắt chủ chứa là Nguyễn Thị Thúy (SN 1976), ở Kim Sơn, Ninh Bình cùng 4 gái mại dâm và khách đang có hành vi mua bán dâm.
Từ ngã ba Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng tới cầu vượt Mai Dịch thuộc diện quản lý của CAQ Cầu Giấy. Đoạn đường ngắn nhưng rất nhức nhối. Hầu như ngày nào CAP cũng đi tuần kiểm tra xử lý. Tuy nhiên, hễ cứ nhìn thấy lực lượng chức năng là chủ quán, nhân viên trên lại đóng sập, khóa cửa bên trong rồi chạy trốn. Hoạt động của các quán này thường là sau màn kích dục, bãi đáp sẽ là các nhà nghỉ, khách sạn. Điều này gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý. Còn Trung tá Nguyễn Văn Quyền – Trưởng CAP Mai Dịch khẳng định, trong thời gian qua đơn vị đã phối hợp với các đội nghiệp vụ của CAQ Cầu Giấy tổ chức tổng rà soát tất cả những cơ sở kinh doanh có điều kiện. Với những cơ sở có đầy đủ giấy phép, CAP yêu cầu ký cam kết hoạt động đúng theo quy định. Riêng các cơ sở hoạt động trá hình, “chui” dưới nhiều dạng khác nhau, CAP kiên quyết lập biên bản xử lý, yêu cầu đóng cửa, cấm tái phạm.
Theo ANTD
Trò lừa về dự án nạo vét sông Đáy trị giá 4.300 tỷ đồng
Ngày 3-7, CQĐT CATP Hà Nội đã chuyển hồ sơ đến Viện KSND TP đề nghị truy tố 2 bị can Ngụy Như Công, SN 1968, trú ở phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội; và Lê Sỹ Lâm, SN 1977, trú ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi phạm pháp của 2 bị can này xoay quanh dự án không có thật: "nạo, vét kè sông Đáy", với quảng cáo tổng đầu tư kinh phí lên đến 4.300 tỷ đồng.
Ảnh mang tính chất minh hoạ: Nguồn: Internet
Lê Sỹ Lâm từng có nhân thân tốt. Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 2007, Lâm cùng bạn bè thành lập công ty chuyên lĩnh vực xây dựng - thương mại, trụ sở tại quận Cầu Giấy. Quá trình kinh doanh, Lâm quen Ngụy Như Công, đối tượng có một tiền án về tội tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Khoảng tháng 8-2011, Công khoe với Lâm: "Anh có dự án nạo, vét kè sông Đáy, tổng kinh phí 4.300 tỷ đồng. Anh muốn đưa công ty của em vào nhưng phải chứng minh được nguồn vốn dư là 20 tỷ đồng; chỉ phải bỏ ra 4% trên tổng số tiền của dự án là được trở thành nhà thầu". Bật mí về dự án, Công không quên dặn Lâm: "Phải giữ bí mật vì bên chống tham nhũng mà phát hiện thì mất cả dự án". Khấp khởi mừng đến mức chẳng cần xác minh độ thật - giả của dự án ra sao, Lê Sỹ Lâm hăm hở đi tìm đối tác tham gia dự án.
Ít ngày sau, Lê Sỹ Lâm mang thông tin về dự án "ma" đến gặp anh Nguyễn Thanh Bình, giám đốc một doanh nghiệp tại Hà Nội và không quên "cài" thêm 0,5% vào tổng kinh phí dự án, nhằm hưởng chênh lệch. Tin tưởng Lâm là doanh nghiệp, anh Bình rủ một số bạn bè, doanh nghiệp thân tín tham gia, trong đó có anh Ngô Trọng Tuất, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển Vĩnh Sơn; và anh Nguyễn Văn Hưng, nhà ở TP Bắc Ninh. Các cá nhân này đã nhờ Công ty CP Sông Đà Bình Phước cùng đứng tên trong hồ sơ để đảm bảo năng lực tài chính.
Trung tuần tháng 11-2011, Công thông báo cho Lâm đã xong hồ sơ. Những văn bản này, Công chỉ cho Lâm dùng điện thoại di động chụp lại để mang cho các đối tác xem. Tuy nhiên, một trong những đối tác đã phát hiện sự thiếu hụt hồ sơ, cụ thể là Quyết định phê duyệt tổng dự toán của Chính phủ đối với dự án trên. Lê Sỹ Lâm yêu cầu đối tác phải chuyển trước 300 triệu đồng mới cung cấp nốt hồ sơ, nhưng đối tác chỉ đồng ý chuyển một nửa số tiền. Một thời gian ngắn sau đó, thấy Lâm không đưa ra được Quyết định phê duyệt tổng dự toán của Chính phủ, các đối tác nghi ngờ, trình báo đến cơ quan công an. Tháng 2-2012, Ngụy Như Công và Lê Sỹ Lâm bị khởi tố, tạm giam về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trưng cầu giám định các loại giấy tờ thu giữ, CQĐT xác định tất cả đều là giả mạo. Trong số này, bản Thông báo vốn số 216 ghi tên, chức danh của đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính, thực chất là số công văn thông báo... nghỉ hưu đối với một cán bộ của Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính. Ngoài tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, CQĐT CATP Hà Nội còn xem xét làm rõ hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức đối với các đối tượng để xử lý sau.
Theo ANTD
Kinh Đô thừa nhận thuê người lạ để 'bảo vệ' tòa nhà 93 Lò Đúc Dù phía công ty nói là thuê người để bảo vệ nhưng đại diện các hộ dân khẳng định nhóm côn đồ trên được thuê để khủng bố tinh thần người dân với các lời lẽ hành vi kiểu xã hội đen. Sáng nay 28/6, tại trụ sở của UNBD phường Phạm Đình Hổ, đã diễn ra cuộc họp đối thoại giữa các...