Nhức nhối rác thải nông nghiệp bao vây thành phố hoa
Nhiều hồ chứa nước, địa điểm du lịch của TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đang bị rác thải nông nghiệp bao vây, gây mất cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng, cho đến nay mới thu gom xử lý được chưa đến 5% lượng rác thải.
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích đất canh tác nông nghiệp lớn với trên 278.000ha và trên 350.000ha đất gieo trồng. Chính vì vậy, lượng rác thải nông nghiệp đổ ra môi trường hàng năm rất lớn, nếu không xử lý đúng cách, kịp thời thì sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của chính người dân.
Rác thải nông nghiệp trong sản xuất bao gồm tàn dư thực vật, các phế phẩm từ quá trình sản xuất như khay, vỉ xốp, màng phủ nylon, vỏ bao gói phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng.
Trong quá trình sản xuất sẽ có lượng rác rất lớn, ngay trong các khu du lịch của Đà Lạt như hồ Than Thở, hồ Xuân Hương hay xa hơn là hồ Đan Kia – Suối Vàng đều tràn lan các loại rác thải như chai lọ thuốc BVTV, vỉ xốp, bao bì…
Rác thải dạt vào bở tạo thành một dải trắng tại hồ Đan kia – Suối Vàng. Ảnh: Văn Long.
Anh Đình Quyền (Tùng Lâm, phường 7, TP. Đà Lạt) chia sẻ: “Đa số các hộ dân làm rau và hoa ý thức còn kém, khi canh tác thì xả rác ra môi trường mà không thu gom, xử lý”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, điểm du lịch Hồ Than Thở có lượng rác đổ về rất lớn, nguyên nhân là do các hộ dân dọc theo con suối chảy từ hướng làng hoa Thái Phiên xả rác xuống. Đến mùa mưa, hầu hết các loại bao bóng, chai thuốc BVTV đều theo dòng đổ ra hồ trước sự chứng kiến của nhiều du khách.
Video đang HOT
Hồ Than Thở rác tràn về khiến mực nước tại hồ giảm mạnh, bồi đắp nhiều năm tạo thành một dải nổi trên mặt nước. Ảnh: Văn Long.
Cũng trong tình cảnh tương tự, khu vực hồ lắng của hồ Xuân Hương, rác thải cũng tràn lan khắp mặt hồ do các hộ dân canh tác rau, hoa trong nhà kính xung quanh hồ xả thải ra. Mặc dù đã có hệ thống song sắt rào chắn rác nhưng mỗi khi mưa lớn, một lượng lớn rác tràn qua và trôi vào hồ Xuân Hương, ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch của tỉnh, trong khi hồ là địa điểm rất thu hút du khách.
Ông Đặng Phước Nhân (phường 12, TP. Đà Lạt) cho biết: “Nhiều hộ dân sau khi thu hoạch rau và hoa xong thì mang các phần phế phẩm chất đống dọc các con suối ở phường 12, sau đó mưa lớn nước cuốn theo các loại rác này, đổ xuống cuối nguồn là hồ Xuân Hương gây phản cảm, bốc mùi hôi thối”.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, lượng rác thải nông nghiệp là bao gói thuốc BVTV hàng năm vào khoảng 350 – 390 tấn, tuy nhiên việc thu gom và tiêu hủy chỉ đạt 18,4 tấn/390 tấn, chiếm 4,7%. Một câu hỏi đặt ra là số rác còn lại sẽ đi về đâu, ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Ông Đào Văn Toàn – Chi Cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho hay: “Đến nay, toàn tỉnh đã đặt được 700 bể thu gom bao gói thuốc BVTV, phấn đầu đến năm 2020 sẽ đặt được khoảng 37.800 bể thu gom. Việc xử lý này cần sự vào cuộc phối hợp của nhiều ban ngành, các địa phương và sự chung tay của người dân”.
Ông Đào Văn Toàn cho biết việc xử lý rác thải nông nghiệp cần sự chung tay rất lớn của người dân địa phương. Ảnh: Văn Long.
Để giải quyết tình trạng trên, từ năm 2014 – 2017, Chi cục đã tổ chức tập huấn trên 400 đợt, cấp phát 18.000 tờ rơi hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV. Bên cạnh đó tuyên truyền, hướng dẫn cho các công ty, trang trại có sử dụng thuốc BVTV tổ chức thu gom, bảo quản và ký hợp đồng tiêu hủy rác theo đúng quy định.
Ngoài ra, năm 2016, Sở NNPTNT đã phối hợp với các sở ngành, Tỉnh đoàn, UBND huyện Lạc Dương và TP. Đà Lạt tổ chức 3 lễ phát động ra quân thu gom rác thải nông nghiệp tại khu vực đầu nguồn hồ Xuân Hương và hồ Đan Kia – Suối Vàng.
Theo Danviet
Thả 1 công bông súng, chả tốn phân, ngày nào cũng có tiền
Thời gian gần đây, nhiều nông dân ở huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) tận dụng ao mương để trồng cây bông súng đa mang lai hiêu qua kinh tê, tăng thu nhâp, cai thiên đơi sông gia đinh. Điêu quan trong la khi trông bông sung nông dân không lo sơ lô vôn vi chi phi không đang kê.
Thấy có hiệu quả, anh Nguyễn Văn Đức (ấp Thạnh Lợi, xã Thạnh Quới- Long Hô) tìm củ bông súng về trồng ơ cac ao nuôi cá của gia đình. Với 1.000m2 mặt nước trồng bông sung, hơn năm nay gia đình ông thu nhập ổn định khoang 100.000 đ/ngày. Sô tiền không lớn nhưng đối với người nông thôn đo la khoan đang kê cho chi tiêu hang ngay cua gia đình.
Ông Đức cho biết: "Măt nươc mương bo trông cung lang phi nên tui trông bông sung kêt hơp với tha cá. Phân dươi măt nươc đươc bông sung che mat va tao thêm rong rêu lam thưc ăn tư nhiên cho ca nên lơi ca đôi đường. Đăc biêt, cây bông sung trông 1 lân cho thu hoach liên tuc đên hơn 3 năm".
Tân dung ao mương trông bông sung giúp tăng thu nhâp cho gia đinh.
Nông dân Phạm Văn Chính (ở ấp Thạnh Lợi, xã Thạnh Quới) cung tân dung măt nươc ao, mương để trông bông sung, cho biết: "Trông bông súng chi tôn công lao đông, không tôn chi phi phân bon, thuôc bao vê thưc vât nhưng no vân phat triên nhanh. Tuy gia bông sung không cao nhưng ôn đinh va có thu hoach đêu đăn hang ngay".
Vai năm nay, cây bông sung đang "ben duyên" cung vơi nông dân xa Thanh Quơi. Hiên nông dân trong xã tân dung hơn 15ha măt nươc đê trông bông sung va diên tich se con tăng vi nhiêu nông dân đang co xu hương cai tao mương để trông loại cây này.
Bởi theo tinh toan cua nông dân, trung bình 1.000m2 măt nươc trông bông súng mỗi ngày thu hoạch khoang 40kg, gia 2.000 đ/kg thi thu nhâp hang chuc triệu đồng môi năm. Thương lai đên tân nha mua bông sung nên cũng rât thuân tiên cho nông dân.
Bà con cho biết, trông bông súng không mât nhiêu công lao đông và chi phi không đang kê, nên đối với những gia đình khó khăn, bông súng được xem như một loại cây cai thiên kinh tê gia đinh.
Ông Nguyễn Vĩnh Thành- Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Quới- cho biết: "Nông dân ở đây đang thích trồng bông súng. Một số hộ kết hợp nuôi cá se tăng thêm thu nhập. Hội Nông dân xa khuyến khich nông dân tân dung măt nươc trông bông sung đê tăng thêm thu nhâp cho gia đinh".
Theo Phước Giang-Hoài Nam (Báo Vĩnh Long)
Tuân thủ trồng rau hữu cơ "6 không", nông dân Sóc Sơn thu lãi cao Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp có thể gây nên những hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh đó, phát triển nông nghiệp hữu cơ "6 không" (gồm: Không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu hóa học, không thuốc diệt cỏ,...