Nhức nhối những chiêu trò “phù phép” gia cầm lậu
Trước đây, gà lậu được tuồn vào nội địa bằng xe tải, xe gắn máy thì nay “đi” bằng cả xe con hạng sang. Trước nhập gà lậu sống, giờ gà lậu về đến gần cửa khẩu thì được giết mổ, đóng thùng xốp mới đưa về nội địa…
Đột kích những điểm nóng gà lậu vùng biên
Đến thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) vào buổi chiều tối, ít ai có thể ngờ được ở phố núi giáp biên này lại có thể sôi động đến vậy. Ban ngày, phố núi núp mình trong một vẻ khá bình lặng nhưng cứ khi bóng chiều đô xuông, hàng chục xe máy, “xe cóc” và cả những chiếc xe con đắt tiền dán kính đen kín bưng gầm rú, ầm ầm lao ra quốc lộ 1 xuôi về TP Lạng Sơn. Trên mỗi chiếc xe đều xếp đầy những thùng các-ton, bao tải và lồng gà lèn chặt.
Tại vùng biên Lạng Sơn, gia cầm nhập lậu chủ yếu tuồn qua biên giới ở các đường mòn ở khu vực bãi Gianh, đồi thông, cột cờ thuộc thôn Kéo Kham. Cao điểm có ngày tới 300 gánh gà được vận chuyển qua đây mà mỗi gánh ít nhiều cũng cả trăm con.
Gà lậu được vận chuyển rầm rập trên quốc lộ 1A tại tỉnh Lạng Sơn.
Theo thông tin từ chính những đầu nậu gà “trọc đầu” thì tại bên kia biên giới, một cân gà Trung Quốc thải loại chỉ có giá khoảng 20.000 đồng/kg nhưng khi về tới Lạng Sơn giá đã lên tới 50.000 đồng/kg, nếu về xuôi giá sẽ gấp đôi. Vì thế dù chủng virus cúm A/H7N9 đang rình rập có nguy cơ lớn xâm nhập vào nước ta, trong nước cúm gia cầm H5N1 đang bùng phát tại nhiều địa phương, bất chấp những mối nguy hiểm đó, tình trạng buôn lậu và vận chuyển gia cầm vẫn diễn ra nóng bỏng.
Thiếu tá Phùng Anh Nguyên – Phó trạm kiểm soát liên hợp Dốc Quýt (Lạng Sơn) – cho biết tình trạng buôn bán vận chuyển gia cầm lậu vẫn diễn ra căng thẳng từ trước và sau Tết Nguyên đán đến nay. Dù lực lượng chức năng “căng mình” hết công suất nhưng vẫn không thể xử lý triệt để được. Thậm chí, nhiều đối tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm lậu bất chấp nguy hiểm lao thẳng xe vào đội hình chốt chặn hoặc sẵn sàng “đua xe” với lực lượng cơ động.
Các cơ quan chức năng tại Lạng Sơn đưa gà lậu đi tiêu hủy.
Tại Móng Cái – Quảng Ninh, nạn gà lậu cũng đang là môt thực trạng gây nhức nhối. Với đặc thù địa lý có cả biên giới đường bộ, đường sông và đường biển nên tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm lậu tại đây diễn ra rất nóng bỏng. Trạm kiểm soát liên hợp Km 15 (Móng Cái – Quảng Ninh) được coi là điểm thắt nút của quốc lộ 18 từ biên giới Móng Cái và nội địa, hầu như không tuần nào lực lượng chức năng ở đây không bắt được vài vụ gia cầm lậu.
Video đang HOT
Theo thống kê từ đội kiểm soát chống buôn lậu tại Trạm kiểm soát liên hợp, chỉ trong vòng một tháng qua, lực lượng chức năng của trạm đã phát hiện bắt giữ tới 10 vụ vận chuyển với hơn 9.900 con gà gống, gần 1 tấn gà thịt thải loại và hàng chục ngàn quả trứng gia cầm.
Trong khi đó, mới đây nhất, tại trại nuôi gà gia đình thôn 1, Hải Tiến,TP Móng Cái (Quảng Ninh) vừa phát hiện virus cúm A H5N1 khi có đến 234/600 con bị chết. Ổ cúm H5N1 này nhiều khả năng có liên quan đến mầm bệnh từ gia cầm lậu.
Dùng thuyền vận chuyển gia cầm giống nhập lậu bị lực lượng biên phòng phối với hải quan bắt giữ ở Móng Cái, Quảng Ninh.
Những chiêu trò “phù phép” gia cầm nhập lậu vùng biên
Trước đây, để vận chuyển được gia cầm lậu trót lọt, các đầu nậu thường tổ chức tập kết hàng tại biên kia biên giới, thuê người dân địa phương vận chuyển qua các đường mòn, lối mở biên giới, cánh gà cửa khẩu. Từ đây gà lâu được đưa vào các điểm tập kết gần biên giới, nhà dân hoặc trong rừng nhằm cất giấu, nuôi giữ tạm thời để hợp thức hóa khi có cơ hội sẽ vận chuyển tới các tỉnh thành sâu trong nội địa.
Hiên nay, trước sự truy bắt gắt gao của các cơ quan chức năng, các đầu nậu đã bày ra đủ chiêu trò “phù phép”. Thay vì vận chuyển gà nhập lậu bằng xe tải, xe gắn máy, các đối tượng sử dụng cả xe con hạng sang thậm chí tại các vùng sông nước, các đầu nậu còn dùng cả bè mảng để vận chuyển gà lậu.
Không chỉ thay đổi phương tiện vận chuyển, các đối tượng còn thay đổi cả cách thức vận chuyển. Lãnh đạo Đội Quản lý thị trường số 1 – Lào Cai cho biết sau khi bị đánh mạnh ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, các đối tượng buôn lậu đã sử dụng thủ đoạn mới là cũng nhập gà sống nhưng khi về đến gần cửa khẩu thì tiến hành giết mổ tập trung rồi đóng thịt vào thùng xốp ướp đá, vận chuyển bằng xe lạnh về nội địa tiêu thụ.
Gà lậu tuồn vào đến tận các tỉnh nội địa thì bị bắt giữ tại Bắc Giang.
Thượng tá Ninh Văn Hợp – Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) cho biết: “Khu vực xóm Kéo Kham, Bãi Gianh đây là những điểm nóng về vận chuyển gia cầm lậu qua biên giới. Tại các điểm nóng này, đồn đã tổ chức chốt chặn thường xuyên, dùng dây thép gai rào kín các đường mòn. Nhưng các đối tượng buôn lậu đã mở thêm nhiều đường mòn khác, rồi thuê cửu vạn là người dân địa phương gánh gà lậu qua biên giới. Nguy hiểm hơn, không ít lần anh em truy bắt, đối tượng vận chuyển gia cầm còn tổ chức đánh cướp lại, hoặc vứt bỏ cho gà lậu chạy lung tung vào những khu vực trên biên giới mà vẫn còn sót lại nhiều vật liệu nổ”.
Không chỉ có gia cầm thịt, gia cầm giống lậu cũng đang được tuồn ồ ạt vào nội địa. đối tượng tổ chức vận chuyển gia cầm, con giống nhập lậu từ Cao Bằng vào nội địa trà trộn với giống vật nuôi trong nước để nuôi một thời gian sau đó mang đi tiêu thụ.
Theo Dantri
"Vệ sĩ trên không" của Cảnh sát biển Việt Nam
Cùng với đội tàu hiện đại, ba phi cơ C212-400 đặt mua từ Airbus Military thực sự là 'vệ sĩ' gác trời của cảnh sát biển Việt Nam.
Máy bay đa dụng EADS CASA C-212 Aviocar động cơ turbin cánh quạt STOL là loại máy bay vận tải hạng trung lưỡng dụng. Được chế tạo tại nhà máy Tây Ban Nha EADS CASA. C-212 cũng được sản xuất tại Indonesia theo lisence tại nhà máy sản xuất phương tiện bay Indonesian Aerospace, có tên là IPTN, nhưng người ta biết nó với tên là IAe. Thiết kế ban đầu nó mang tên là Aviocar nhưng công ty EADS-CASA sau này hay sử dụng nó với cái tên quen thuộc là C-212.
Đã có 478 chiếc C-212 được sản xuất cho tất các các type khác nhau với các model khác nhau cho đến cuối năm 2008 được sản xuất bởi EADS-CASA. EADS-CASA cũng định sản xuất 85 chiếc C-212 trong giai đoạn từ 2007 đến 2016. . EADS-CASA hiện nay chỉ sản xuất model máy bay C-212-400, loại máy bay mà Tây Ba Nha đã nhận được chứng chỉ chất lượng châu Âu từ năm 1998. Hiên nay, nhà máy Indonesia Aeroplan đang sản xuất loại máy bay C-212-200, đồng thời IAe cũng thông báo là đáng chuẩn bị lắp ráp loại máy bay - 400 model.
C-212-400 Patrullero - Là máy bay tuần biển đa nhiệm, được xây dựng trên cơ sở của máy bay lưỡng dụng -212 Aviocar. Máy bay này là loại máy bay mẫu cải tiến và nâng cấp gần đây nhất của C-212. Mẫu này bay chuyến đầu tiên vào năm 1997 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần biển, C-212 có thể bay liên tục 8h trên tầm xa đến 1000 hải lý. Năm 1998 bắt đầu sản xuất hàng loạt loại máy bay này. Để thực hiện nhiệm vụ tuần biển trên máy bay có lắp hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu, cho phép quay 360, có hệ thống quan sát camera và camera hồng ngoại, khả năng bay ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết, có thiết bị nhận, truyền phát tín hiệu vệ tinh.
Buồng lái máy bay.
Trên máy bay được trang bị giá treo rocket không điều khiển loại 68 mm hoặc 70 mm hoặc 2 thùng đựng súng máy. Đồng thời có thể thay thế bằng hai ngư lôi loại Stinhgay, Mk.46 hoặc A 224/S. Buồng lái của phi công có trang bị hệ thống bay Electronic Flight Instruments (EFIS) với màn hình hiển thị CRT, hệ thống Integrated Engine Data System (IEDS) với hai màn hình tinh thể lỏng mầu. Hệ thống Universal UNS-1K Flight Management System (FMS) tích hợp với hệ thống Inertial Reference Unit (IRU) điều khiển các hoạt động của thiết bị trên thân máy bay.
Sơ đồ cắt bổ máy bay C212.
C-212-400 có thể mang theo đến 2900 kg hàng hóa, hoặc 25 chiến sỹ đổ bộ đường không, 12 cáng thương với 4 người chăm sóc hoặc hai avia containers 2.24x1.37m. Máy bay có cửa đằng sau để đổ bộ, vân tải hoặc nhảy dù.
Sơ đồ C-212-400.
Đến năm 2002 đã cung cấp 10 máy bay cho Hải quân Veleruela và 2 máy bay cho Không quân Syria, 2 máy bay cho quốc gia Dominica. Ba máy bay cho Bộ nông nghiệp và thủy sản Italia mẫu dân dụng.
Vũ khí:
Khối lượng vũ khí - 500 kg trên 2 giá treo ở cánh
2 ngư lôi Stingray, Mk.46 hoặc A 244/S, hoặc
2 Thùng phóng rocket 68-mm hoặc 70-mm không điều khiển, Hoặc 2 giá treo súng máy.
Cùng với đội tàu hiện đại hợp tác với hãng Daemen (Hà Lan) phát triển, những chiếc máy bay đa dụng EADS CASA C-212 Aviocar sẽ góp phần giúp lực lượng cảnh sát biển Việt Nam bao quát và kiểm soát hiệu quả vùng lãnh hải rộng lớn, hỗ trợ đắc lực cho ngư dân và bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước.
Theo Dantri
Xe container quệt trạm biến áp gây chập điện rồi bỏ chạy Chiếc xe container sau khi va quệt vào trạm biến áp, khiến điện bị chập mạch cháy làm mất điện và hư hỏng nhiều thiết bị điện của người dân khu vực xung quanh, sau đó tài xế đã điều khiển xe bỏ chạy khỏi hiện trường. Vụ việc xảy ra vào khoảng 12 giờ ngày 30/3, tại khu vực đường Phạm Ngọc...