Nhức nhối chiêu trò thao túng giá cổ phiếu, “thổi” tỷ phú
Thống kê cả năm có tổng cộng 9 trường hợp vi phạm thao túng giá chứng khoán bị xử phạt.
Năm 2018 có 9 vụ thao túng thị trường chứng khoán bị xử phạt
Trong năm 2018, có 9 vụ thao túng cổ phiếu bị phát hiện xử phạt. Theo nhận định, đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, thậm chí có những vụ thổi giá cổ phiếu, thổi cả tỷ phú trên sàn song vẫn không bị xử lý.
Thao túng, thổi giá, “thổi” tỷ phú
Trong những ngày cuối cùng của năm 2018, Ủy ban Chứng khoán vẫn phải ra quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Nguyễn Quang Dũng (trú tại La Phù, Hoài Đức, Hà Nội) vì hành vi thao túng cổ phiếu MPT của Công ty CP May Phú Thành phạt hành chính người này 500 triệu đồng. Thống kê cả năm có tổng cộng 9 trường hợp vi phạm thao túng giá chứng khoán bị xử phạt. Kết quả điều tra cho thấy, có 8 trường hợp thao túng giá chứng khoán không tạo ra lợi nhuận nên chỉ bị xử phạt hành chính mức 550 triệu đồng/nhà đầu tư, không bị áp dụng hình phạt bổ sung. Chỉ có một trường hợp thao túng giá chứng khoán có lãi là trường hợp ông Bùi Ngọc Bút (số 12, ngõ 68 Triều Khúc, quận Thanh Xuân, Hà Nội) sử dụng 38 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu IBC của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings. Ngoài số tiền phạt vi phạm hành chính 550 triệu đồng, nhà đầu tư này buộc phải nộp lại gần 149,9 triệu đồng thu lợi bất chính từ việc thao túng nói trên.
“Nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia giám sát trên thị trường bằng cách nếu phát hiện và tố cáo hành vi vi phạm thành công, sẽ được hưởng 20-30% số tiền xử phạt. Cơ chế này chắc chắn cũng sẽ khiến thị trường chứng khoán minh bạch hơn”.
Ông Nguyễn Hoàng Hải
Phó chủ tịch VAFI
Video đang HOT
Chia sẻ với PV Báo Giao thông, chuyên viên một công ty chứng khoán lớn ở Hà Nội thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với các đoàn thanh tra, giám sát cho biết, có hai trường hợp thao túng chứng khoán. Một là dùng các tài khoản mua đi bán lại cổ phiếu nhằm tạo thanh khoản cổ phiếu giả tạo. Khi các nhà đầu tư khác nhầm tưởng và tham gia mua bán, người thao túng sẽ “thoát hàng”. Với trường hợp này, lợi nhuận không phải vấn đề mà làm sao “thoát” được hàng nên có trường hợp còn sẵn sàng chịu lỗ. Hành vi thao túng này thường xảy ra với những cổ phiếu bị “đóng băng” hay thanh khoản quá èo uột. Còn với trường hợp thứ hai, chuyên viên này cho biết là thao túng giá kiếm lời bằng cách cố dìm hoặc đẩy giá chứng khoán sau đó mua bán cổ phiếu kiếm lời.
Liên quan tới câu chuyện này, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Tài chính (VAFI) bổ sung thêm một trường hợp là cố tình “thổi” giá cổ phiếu để đánh bóng tài chính và tạo tỷ phú chứng khoán giả. Tuy nhiên, theo ông Hải, những trường hợp “tày trời” này chưa từng bị xử phạt, ngay cả khi rõ ràng tới mức cả thị trường đều biết. “Cổ phiếu F. của một doanh nghiệp bất động sản mới nổi lên vài năm nay. Ban đầu, công ty này chỉ là ban quản lý công trình cho doanh nghiệp bất động sản rồi tách ra thành đơn vị con “thổi” vốn rồi lên sàn. Năng lực và nền tảng của đơn vị này nếu so sánh với các doanh nghiệp bất động sản khác trên thị trường thì kém xa nhưng ngay từ khi cổ phiếu của công ty này chào sàn đã gây náo loạn thị trường mà ai nhìn vào cũng biết có “bàn tay ma thuật” can thiệp”, ông Hải lấy ví dụ.
Giám sát thị trường chứng khoán còn “nhập nhoạng”
Hiện nay, mức xử phạt hành chính tối đa đối với vi phạm thao túng giá trên thị trường chứng khoán là 1,5 tỷ đồng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang hoàn thiện dự luật Chứng khoán sửa đổi và nâng mức phạt này lên gấp đôi cùng với một số hình thức phạt bổ sung như nộp số tiền thu lợi bất chính, có thể xem xét đến việc tham gia thị trường… Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Luật Chứng khoán đã quy định mức cao nhất là xử phạt hình sự. “Vấn đề là bộ máy giám sát thị trường chứng khoán phải phát hiện được hành vi bởi nếu không thì mức xử phạt có gấp 10 lần cũng không có ý nghĩa”, ông Hải nhận định.
Đại diện VAFI cho rằng, cơ quan quản lý thị trường phải giám sát, xét duyệt hồ sơ nghiêm ngặt, nếu phát hiện cố tình thổi vốn để lên sàn cần chặn ngay từ khâu hồ sơ xin niêm yết. “Thực tế, các công tác giám sát thị trường còn làm ăn “nhập nhoạng” khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Những vụ thao túng bị phát hiện phải chăng là do không quen biết cơ quan thanh tra, giám sát? Và tại sao những sai phạm này đã xảy ra từ 1-2 năm nay mới bị phát hiện xử phạt? Trong khi cổ phiếu biến động hàng ngày hàng giờ, nếu cổ phiếu có tăng giảm bất thường thì chỉ bị giải trình về mặt thủ tục…”, ông Hải đặt vấn đề.
Qua đây, đại diện VAFI cũng kiến nghị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tăng cường giám sát hoạt động, tái cơ cấu mạnh mẽ các sở giao dịch. “Các đơn vị này nắm được thông tin giao dịch thị trường, tài khoản nhà đầu tư, dòng tiền, dòng hàng ra vào nên không có lý gì không phát hiện được những giao dịch bất thường”.
Cao Sơn
Theo baogiaothong.vn
Dòng tiền bắt đáy nhập cuộc khi VnIndex thủng mốc 920 điểm
CTG và HPG là 2 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất sàn HoSE phiên sáng và cả 2 cổ phiếu đều bị khối ngoại bán ra hàng triệu cổ phiếu. CTG mất 4,2% và HPG mất 3,9% trong phiên sáng.
Suốt hơn nửa thời gian giao dịch buổi sáng, thanh khoản thị trường vẫn lình xình chỉ đạt mức trên 500 tỷ đồng. Tiền bất ngờ đổ nhanh vào thị trường kể từ sau 10h45, khi VnIndex thủng ngưỡng 920 điểm.
Tiền vào nhanh cũng nhanh chóng đẩy chỉ số hồi phục nhẹ và kết thúc phiên sáng ở ngưỡng 919,45 điểm.
CTG và HPG là 2 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất sàn HoSE phiên sáng và cả 2 cổ phiếu đều bị khối ngoại bán ra hàng triệu cổ phiếu. CTG mất 4,2% và HPG mất 3,9% trong phiên sáng.
Chiều tăng giá xuất hiện một số điểm nhấn đáng chú ý là cổ phiếu SJS của Sudico bất ngờ đạt thanh khoản cao 720 nghìn cổ phiếu và tăng 6,5%. Cổ phiếu SJS đã có những ngày bứt phá mạnh mẽ kể từ giữa tháng 12. Có lẽ, động thái thay thế giàn lãnh đạo giữa tháng 11 vừa qua bắt đầu tạo hiệu ứng lên giá cổ phiếu nhưng vẫn còn quá sớm để kết luận khi mà SJS vẫn chưa có thông tin gì khác đáng chú ý.
........
Sau 1 tiếng rưỡi giao dịch, các cổ phiếu nhỏ dường như đã "chán" cảnh cố gắng đẩy thị trường khi mà cổ phiếu lớn vẫn đang giảm khá sâu. Đến 10h30, hàng loạt cổ phiếu nhỏ đang xanh cũng quay đầu giảm giá.
....
Thị trường chứng khoán sáng nay đã lấy lại sắc xanh sau phiên giảm sốc hôm qua. Có lẽ, việc giảm sâu hôm qua đã tạo mặt bằng giá mới hấp dẫn hơn, thu hút dòng tiền đầu tư nên thị trường nhanh chóng có được sức bật.
Số mã xanh hôm nay có lúc áp đảo hoàn toàn số mã giảm. Tuy nhiên, GAS của PV Gas điều chỉnh giảm 2% còn 91.600 đồng hay SAB của Sabeco giảm 1,4% đã khiến VnIndex nhuộm đỏ từ sáng. Điều đáng nói là, với việc VnIndex và HNX-Index đều đỏ thì tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn và giảm giao dịch. Kết quả là, bên bán cũng ngừng "thả lệnh" bán rẻ và bên mua cũng chần chừ chờ xem có cơ hội tốt hơn hay không.
Tính đến 10h, VN30 có đến 16 mã giảm, 9 mã tăng. Phía giảm có các cổ phiếu "hot" như HPG, MBB, DPM, CTG, CTD, PLX, VIC, VNM...Còn phía tăng có các tên nổi trội như VJC của VietJet, SSI, MSN...Đặc biệt là cổ phiếu "lắm chuyện" HSG tăng khá mạnh sáng nay.
Về ngưỡng 10.000 đồng, cổ phiếu sữa GTN quay đầu tăng giá. Tuy nhiên, ẩn số M&A có vẻ vẫn là ẩn số khi mà giá cổ phiếu dường như án binh bất động quanh ngưỡng 10.000 đồng với thanh khoản thấp.
Thị trường giai đoạn hiện tại chưa có cổ phiếu nào tạo ấn tượng thực sự đặc biệt. Kể cả FLC đang nóng câu chuyện Bamboo cất cánh thì giá vẫn lình xình không tăng sốc cũng khó giảm sâu. Thanh khoản FLC cũng đang khá thấp sáng nay.
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 17/12 Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán. Tin doanh nghiệp FMC - Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta - Đã nhận được hồ sơ chào mua công khai 4,76 triệu cổ phiếu, tương đương 11,85% vốn điều FMC của Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (PAN). Giá...