Nhức mỏi chân ở trẻ là do thiếu canxi?
Bé thường hay kêu mỏi hai đầu gối về ban đêm ngoài ra bé không có biểu hiện gì khác, liệu có phải do bé thiếu canxi không?
Hỏi: Con gái tôi 4 tuổi, cao 1m. Mấy ngày gần đây, bé thường hay kêu mỏi hai đầu gối về ban đêm, bé không có biểu hiện gì khác… Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân nào khiến bé bị như vậy? Có phải do cháu thiếu canxi?
Nguyễn Thúy Hà (hahuyentrang81@gmail.com)
Trả lời: Chứng nhức mỏi chân ở trẻ có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu hay gặp là do hệ xương của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nhất là xương cẳng chân. Đây là than phiền hay gặp ở trẻ em tuổi đi học (3 – 7 tuổi) sau 1 ngày chạy nhảy, vận động nhiều hoặc có té ngã.
Nếu bé bị đau do bé vận động nhiều hoặc do tiếp xúc, va chạm với các vật cứng thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, đau khớp gối, nhức chân nếu xảy ra bất chợt và tái đi tái lại kèm theo: sốt cao kéo dài, xanh xao, bầm hay chảy máu răng, chảy máu mũi hoặc sưng đau khớp gối, không đi được… có thể là những dấu hiệu sớm của ung thư máu trẻ em.
Trẻ những mỏi chân vì nguyên nhân nào? (Anh: Internet)
Trường hợp con gái chị kêu mỏi 2 đầu gối về đêm và không kèm theo biểu hiện nào khác thì chị cứ yên tâm, đó chỉ là đau khớp tăng trưởng. Sở dĩ trẻ thường đau mỏi vào ban đêm vì đó là thời điểm xương phát triển nhanh nhất. Do cháu đang ở thời kỳ xương phát triển quá nhanh trong khi các chất cần thiết cho sự phát triển của xương như sắt, canxi không được cung cấp kịp thời.
Nếu do nguyên nhân này thì không đáng ngại, chỉ cần bổ sung thêm canxi (dưới dạng thuốc, sữa và các thức ăn có chứa nhiều canxi) là bé sẽ khỏi. Nhưng nếu là đau mỏi khớp gối kèm theo các biểu hiện như nói ở trên thì không được chủ quan mà phải đưa bé đến khám và làm xét nghiệm máu tại khoa nhi hoặc bệnh viện nhi… Sau khi tìm được nguyên nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp cho bé.
Video đang HOT
Theo VNE
Những bệnh cơ xương khớp ở trẻ cần đặc biệt lưu ý
Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị đau khớp gối, khớp háng hay đau cột sống dai dẳng.
Theo tiến sĩ Phạm Quang Thuận, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Thể thao Việt Nam, có nhiều bệnh lý cơ xương khớp ở trẻ em cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh biến chứng nguy hiểm về sau:
1. Đau cơ, đau xương phát triển
Đây là loại bệnh cơ xương khớp rất hay gặp ở trẻ em, phổ biến ở trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Bệnh tiến triển là do trẻ hoạt động quá mức hoặc lớn quá nhanh, xương phát triển chậm không theo kịp sự phát triển của cơ bắp. Biểu hiện của bệnh là đau chân dai dẳng, khó cử động. Trẻ thường đau vào buổi tối sau một ngày hoạt động.
Trẻ từ 12 đến 16 tuổi cũng thường xuyên mắc bệnh Osgood-Schlatter gây sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè, do vận động khớp quá mức. Bệnh gây viêm xương chày ngay phía dưới đầu gối, chỗ dây chằng rộng gắn vào. Dấu hiệu đặc trưng gồm căng cơ, đau và sưng ngay bên dưới gối và thường đau nhức hơn khi cử động.
Nếu đã bị bệnh, trẻ cần ngưng tất cả hoạt động thể lực cho đến khi khớp gối lành hẳn, trường hợp đau ít có thể tiếp tục vận động nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Bệnh Osgood-Schlatter chỉ là tạm thời, và sẽ hết đau sau khi xương trẻ ngừng tăng trưởng ở độ tuổi trưởng thành.
2. Thấp khớp
Bệnh thấp khớp thường gặp ở trẻ 5-15 tuổi, bệnh phát triển mạnh vào mùa đông, hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết.
Bệnh thường khởi đầu bằng viêm họng đỏ cấp tính, sốt và đau họng. Sau 7-10 ngày bệnh nhân có thể sốt cao, mệt mỏi, xanh xao, sưng, nóng đỏ và đau các khớp lớn như khớp vai, háng... kéo dài chừng 5-7 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng gì.
Khi đã có chẩn đoán thấp khớp cấp, trẻ phải được điều trị phòng thấp để ngăn chặn sự tái phát và tránh tổn thương tim mạch.
Bác sĩ Phạm Quang Thuận xem xét tình hình cơ xương khớp của bệnh nhân. Ảnh: Lê Anh.
3. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, là nguyên nhân hay gặp nhất trong các bệnh lý khớp háng.
Cơ chế gây hoại tử chỏm xương đùi thường do thiếu máu nuôi dưỡng sau gãy cổ xương đùi di lệch hoặc trật khớp háng; tắc nghẽn mạch do trật khớp háng, tăng áp lực trong xương, nhiễm độc... Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi khiến bệnh tiến triển có thể kể đến như dùng Steroid dài ngày, nghiện rượu, thuốc lá, mắc bệnh gan, thận mãn tính...
Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ cho dùng thuốc, kích thích điện hay tiến hành khoan giảm áp, ghép xương, đục xương sửa trục... Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, các bác sĩ sẽ phải thay khớp háng nhân tạo giúp người bệnh hết đau, cải thiện chức năng khớp háng, đi lại, vận động tốt.
4. Viêm cột sống dính khớp
Trẻ từ 8 đến 15 tuổi rất dễ mắc phải loại bệnh này. Biểu hiện của bệnh là đau cột sống lưng, lưng cứng, hạn chế vận động, đi lại khó khăn. Người bệnh sốt, gầy sút, mệt mỏi. Khi bệnh đã rõ, cột sống thắt lưng đau nhiều, tình trạng đau thường nặng về đêm, cứng cột sống, nhất là lúc sáng sớm mới ngủ dậy.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện này nên đưa đi khám tại các chuyên khoa xương khớp để bác sĩ ra phác đồ điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh diễn biến kéo dài có thể có những tổn thương nội tạng kèm theo. Sau một thời gian toàn bộ cột sống dính không còn khả năng vận động, bệnh nhân có thể bị gù, vẹo cột sống, không đứng thẳng, không ngồi xổm được. Bệnh còn có thể gây ra những biến chứng như suy hô hấp, tâm phế mãn, lao phổi, liệt hai chi dưới.
Ở giai đoạn sớm của bệnh, các bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến vận động của cột sống và khớp. Khi bệnh đã phát triển quá nặng, bên cạnh các điều trị nội khoa và vật lý trị liệu, phẫu thuật là biện pháp có thể cải thiện được về chức năng và hình thái của người bệnh.
5. Biến dạng cột sống (học đường)
Thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi cắp sách tới trường. Nguyên nhân có thể do trẻ đeo ba lô quá nặng, ngồi học không đúng tư thế...
Biểu hiện của bệnh rất dễ phát hiện như đi lệch về một bên, ngồi xiên xẹo, thường xuyên nhức mỏi lưng.
Cha mẹ nên quan tâm đến tư thế ngồi học của con và không cho chúng mang vác quá nhiều đồ nặng trên vai tránh trẻ bị biến dạng cột sống, tạo dáng đi xấu sau này. Trẻ bị biến dạng cột sống có thể sẽ phải nẹp đai cột sống để lấy lại dáng lưng thẳng.
Theo VNE
5 điều quan trọng về bệnh viêm xoang ở trẻ Viêm xoang trẻ nhỏ khác với người lớn, vì ở lứa tuổi này hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Viêm xoang ở trẻ nhỏ thường bắt đầu từ các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Những trẻ có cơ địa dị ứng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, phải hút khói thuốc lá thụ động,...