Nhức mắt xe máy ‘hết đát’ kéo xe thùng tự chế gây mất an toàn giao thông trên phố
Tình trạng xe máy kéo theo xe thùng tự chế chở hàng hóa cồng kềnh, nguy hiểm, lao vun vút trên các tuyến phố Thủ đô Hà Nội đang có chiều hướng gia tăng.
Đáng nói là những chiếc xe máy này đều đã cũ nát, được chủ xe, lái xe cải tiến, tân trang, cố tình sử dụng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, tai nạn giao thông cho người đi đường bất cứ lúc nào. Các lực lược chức năng cần xử lý nghiêm những xe này để răn đe.
Không khó để bắt gặp những chiếc xe máy cũ nát, hết niên hạn sử dụng, không biển kiểm soát, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nhưng vẫn cố tình kéo xe thùng tự chế chở đồ bằng cách buộc dây vào sau xe lưu thông trên đường. Dạo một vòng các đường phố như: Nguyễn Trãi (quận Hà Đông), Giải Phóng (quận Hoàng Mai), Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên), Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm), Tam Trinh (quận Hai Bà Trưng)… dễ dàng bắt gặp những chiếc xe này ngênh ngang luồn lách. Nhìn những chiếc xe tự chế cũ nát, sơ sài, nhưng chở hàng cồng kềnh không che chắn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cho chính người sử dụng và người đi đường.
Chiếc xe máy cũ nát tại xưởng cho thuê cốp pha, xà gồ trên phố Trần Cung (quận Bắc Từ Liêm) chuẩn bị kéo xe thùng tự chế chở đồ thuê.
Những chiếc xe máy kéo xe thùng tự chế đã hết niên hạn sử dụng từ lâu.
Xe máy kéo xe thùng tự chế chở hoa lao vun vút trên đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy).
Xe máy kéo xe thùng tự chế thô sơ, cồng kềnh chở hàng giữa dòng phương tiện đông đúc trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên).
Do trên nhiều tuyến phố nội đô hiện nay, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) mỏng, không tuần tra, kiểm soát thường xuyên hoặc sau khi kiểm tra trở về các điểm chốt giao thông, nên các chủ xe, lái xe máy kéo xe thùng tự chế lợi dụng những khoảng thời gian này ngang nhiên chở hàng cồng kềnh, nguy hiểm, chở phế thải vật liệu xây dựng, chở hàng hóa… lao vun vút trên đường. Khi gặp phương tiện khác chắn đường, lái xe tròng trành, phanh dúi dụi, thậm chí phanh xe bằng chân, khiến không ít người đi đường e ngại tránh xa.
Mặc dù lâu nay, lực lượng CSGT Hà Nội và công an cơ sở đã có nhiều đợt ra quân, kế hoạch chuyên đề định kỳ xử lý vi phạm luật giao thông đối với các loại xe 3 bánh, xe giả danh thương binh, xe 3 gác và nhất là các loại xe máy kéo xe thùng tự chế, nhưng do việc xử lý theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”, hình thức xử lý không đủ sức răn đe, nên các loại xe này vẫn ngang nhiên lưu thông, gây bức xúc dư luận. Đã có không ít những vụ tai nạn đáng tiếc do xe máy kéo xe thùng gây ra cho người đi đường, thậm chí tai nạn gây thương vong, nhưng không hiểu sao, loại hình xe tự chế này vẫn tồn tại.
Nhìn những chiếc xe cũ nát chở vật liệu, phế thải lưu thông trên đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm) như thế này, không ai dám đi cạnh.
Video đang HOT
Xe máy kéo xe thùng tự chế cũ nát lưu thông trên đường Thanh Niên (quận Tây Hồ).
Những chiếc xe như thế này tham gia giao thông trên phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ) không chỉ chiếm dụng lòng đường, mà còn gây mất an toàn giao thông.
Thêm một chiếc xe máy kéo xe thùng tự chế chở phế liệu không an toàn, ngênh ngang trên đường Thạch Bàn (quận Long Biên).
Do chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, nhiều chủ xe, lái xe vẫn cố tình, ngang nhiên lưu thông loại xe này trên các tuyến đường nội đô.
Qua tìm hiểu, Bộ GTVT hiện đã có quy định cấm các loại xe hết niên hạn sử dụng, tự chế hoạt động. Về nguyên tắc, lực lượng chức năng phải thu giữ các loại xe này để tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, các quy định, giải pháp này chỉ là phần “ngọn”, chính quyền sở tại và các lực lượng liên quan ở cơ sở phát hiện, thống kê và phải có trách nhiệm tuyên truyền, xử lý triệt để, mới mong xóa sổ được loại xe này.
Ủy ban ATGT Quốc gia cũng đã đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố rộng rãi danh sách phương tiện cơ giới đường bộ hết niên hết hạn sử dụng, quá hạn đăng kiểm; yêu cầu các đơn vị đăng kiểm tích cực phối hợp với lực lượng CSGT kiểm soát, thực hiện thủ tục ngừng hoạt động phương tiện hết niên hạn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, nhất là đối với xe máy tự chế; đồng thời, yêu cầu Bộ Công an tăng cường chỉ đạo lực lượng CSGT xử lý nghiêm vi phạm xe tự chế theo quy định của pháp luật.
Nhiều xe máy kéo xe thùng tự chế cũ nát còn có cả lốp dự phòng. Ảnh chụp trên đường Thanh Niên.
ADVERTISING
X
Xe máy kéo xe thùng tự chế chở các tấm nhôm xốp chồng lên nhau quả khổ, không che chắn an toàn, gây nguy hiểm cho người đi đường trên đường Tam Trinh (quận Hai Bà Trưng).
Chiếc xe này khi gặp phương tiện khác chắn đường còn được lái xe dùng chân để phanh tại ngã tư Hai Bà Trưng – Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm).
Còn chiếc xe này phanh dúi dụi khi gặp ô tô đối đầu trên đường Thạch Bàn (quận Long Biên).
Thậm chí chiếc xe này còn tròng trành, nghiêng ngả… khi phanh giảm tốc tránh ô tô trên đường Thạch Bàn.
Vẫn biết cuộc sống mưu sinh nhiều khó khăn, vất vả, nhưng đó không phải lý do để những chủ xe, lái xe tự chế chở hàng cồng kềnh, vi phạm pháp luật. ây là hành vi nguy hiểm, nhờn luật. Thiết nghĩ, bên cạnh việc tiếp tục tuyên truyền, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội cần tăng cường tuần tra, phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm này, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn cho người tham gia giao thông.
Xử phạt 5 nhà thầu thi công Quốc lộ 19 vì gây mất an toàn giao thông
Cục Quản lý đường bộ III (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 nhà thầu thi công tại Quốc lộ 19 vì không đảm bảo an toàn trong thi công, gây mất an toàn giao thông.
Hệ thống cống rãnh của Dự án nâng cấp Quốc lộ 19 khu vực Tây Nguyên đoạn qua huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, bị móc lên nhiều tháng qua nhưng chưa thi công gây bức xúc trong nhân dân.
Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và Xây dựng giao thông 1 (có địa chỉ ở Hà Nội) bị xử phạt 12 triệu đồng do vi phạm khi thi công trên đường bộ đang khai thác bố trí cọc tiêu di động không đầy đủ theo quy định (từ km238 200 đến km238 200 bên trái tuyến Quốc lộ 19, đoạn qua xã Ia Nan - huyện Đức Cơ - Gia Lai).
Công ty cổ phần Xây dựng dịch vụ và Thương mại 68 (địa chỉ ở Hà Nội) bị xử phạt 12 triệu đồng do vi phạm lỗi thi công trên đường bộ đang khai thác bố trí cọc tiêu di động không đầy đủ theo quy định (từ km190 300 đến km190 500 bên phải tuyến Quốc lộ 19, đoạn qua xã Thăng Hưng - huyện Chư Prông - Gia Lai).
Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí Phương Nam (địa chỉ ở tỉnh Phú Thọ) bị xử phạt 12 triệu đồng do vi phạm từ km214 400 đến km216 bên phải tuyến Quốc lộ 19, đoạn qua xã Ia Krêl - huyện Đức Cơ - Gia Lai.
Ngoài ra, Cục Quản lý đường bộ III cũng xử phạt Công ty TNHH Hợp Tiến (tỉnh Hà Nam) và Công ty cổ phần Xây dựng tổng hợp Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) mỗi đơn vị 4 triệu đồng, do vi phạm không bố trí người hướng dẫn giao thông khi đang thi công Quốc lộ 19.
Hệ thống cống đang thi công của tuyến Dự án nâng cấp Quốc lộ 19 khu vực Tây Nguyên đoạn qua tỉnh Gia Lai cao hơn nhiều so với mặt đường và nền nhà dân khiến sinh hoạt và đi lại của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tại tuyến Quốc lộ 19 đang thi công thuộc tỉnh Gia Lai, các cống thoát nước được thiết kế thi công cao hơn mặt đường khá nhiều, khiến việc di chuyển vào nhà dân dọc hai bên tuyến đường rất bất tiện. Nhiều người đã bị ngã khi đi đường vòng vào nhà khi trước mặt nhà dân, các đơn vị thi công đã đào rãnh cống không còn lối đi. Còn dọc tuyến đường đi qua huyện Đăk Đoa, Mang Yang, Đăk Pơ... người dân hai bên đường tỏ ra bức xúc vì công trình thi công dở dang, kéo dài khiến việc đi lại rất bất tiện, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bà Lê Thị Nhiều, thôn 3, xã Tân Bình, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) cho biết, các đơn vị thi công móc đường mương cống lên từ trước Tết Nguyên Đán đến nay chưa thi công lại. Mùa khô, gió, bụi đất đỏ đóng lớp lên đồ dùng sinh hoạt trong nhà. Để ra được đường, gia đình bà phải men theo lối mòn tự tạo.
Cũng chung nỗi bức xúc như bà Nhiều, ông Trần Hòa, thôn Cầu Vàng, xã Kdang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai), chia sẻ, bà con khu vực đường đang thi công này rất lo lắng vì cống cao hơn nền nhà nên khi mùa mưa sẽ gây ngập lụt tuyến nhà dân hai bên đường. Đường làm mấy tháng chưa xong, bụi mù mịt khiến sinh hoạt của người dân rất bất tiện. Nếu đường làm xong, người dân khu vực này có hướng nâng nền nhà lên cho cao bằng mặt đường, nếu không, mùa mưa nước sẽ tràn hết vài nhà. Bà con xã Kdang mong tuyến đường Quốc lộ 19 sớm được thi công hoàn chỉnh để bà con sớm ổn định sinh hoạt.
Theo kiến nghị từ cử tri địa phương, liên quan đến dự án nâng cấp Quốc lộ 19 đi qua địa bàn, ông Đan, Chủ tịch UBND xã Kdang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai), cho biết, người dân rất bức xúc và phản ánh lên chính quyền địa phương, UBND xã Kdang cũng đã có ý kiến lên UBND huyện Đăk Đoa và Ban quản lý Dự án 2 thuộc Bộ Giao thông Vận tải (đơn vị chủ đầu tư) để có hướng xử lý phù hợp.
Theo đó, phía UBND xã Kdang cũng đề nghị các đơn vị thi công tuyến đường làm đến đâu xử lý xong dứt điểm đến đoạn đó, tránh tình trạng đào xới cống trước nhà dân mà chưa đúc cống khiến việc đi lại, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng, đặc biệt là vào thời điểm mùa mưa sắp đến. Ngoài ra, ông Đan cũng quan ngại về việc hàng cống của tuyến đường quá sao so với mặt đường và nhà dân sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Vì đa số người dân vùng Tây Nguyên đều vận chuyển nông sản về nhà, khi các xe tải chở nông sản đi ngang qua hệ thống cống sẽ có nguy cơ nứt vỡ vì độ chênh lệch giữa mặt đường - cống - nền nhà dân rất lớn.
Dự án nâng cấp Quốc lộ 19 khu vực Tây Nguyên dài khoảng 143 km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Gia Lai (dài 126 km) và Bình Định (dài 17 km) do Ban Quản lý Dự án 2 - Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 155,8 triệu USD, tương đương hơn 3.600 tỷ đồng; trong đó, vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) 150 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia khoảng 2,1 triệu USD cho thiết kế kỹ thuật và 3,7 triệu USD vốn đối ứng trong nước. Dự án tổ chức thi công từ cuối tháng 8/2021 và dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
Lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động của chính sách trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ Ngày 25/1, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp, các đối tượng chịu sự tác động của chính sách trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Lực lượng Cảnh sát Giao thông nhắc nhở chủ phương tiện về các biện pháp bảo...