Nhựa xuất hiện trong chuỗi thức ăn trên cạn ở Nam Cực
Các nhà khoa học tìm thấy những hạt nhựa dẻo polystyrene trong ruột của loài bọ đuôi bật nhỏ bé sống trên quần đảo Nam Shetland.
Nhựa được quan sát thấy trong ruột của bọ đuôi bật bằng kỹ thuật hình ảnh hồng ngoại. Ảnh: Newsweek.
“Nhựa đã xâm nhập vào một số mạng lưới thức ăn trên cạn ở vùng đất xa xôi nhất trên hành tinh, với những rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ quần xã sinh vật và hệ sinh thái”, một tác giả của nghiên cứu từ Đại học Siena của Italy nhấn mạnh trong bài đăng trên tạp chí Biology Letters hôm 24/6.
Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu loài bọ đuôi bật Cryptopygus antarcticus. Chúng là một trong số ít sinh vật đã thích nghi để sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt ở vùng Nam Cực. Những sinh vật nhỏ bé này di chuyển giống bọ chét nhưng không được phân loại là côn trùng.
Tất cả mẫu vật Cryptopygus antarcticus được thu thập trên đảo King George ở quần đảo Nam Shetland. Hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ qua, bao gồm nghiên cứu khoa học, xây dựng sân bay, cơ sở quân sự và du lịch, đã biến khu vực này thành một trong những nơi ô nhiễm nhất ở vùng Nam Cực.
Video đang HOT
Đảo King George ở vùng Nam Cực. Ảnh: Newsweek.
Bằng cách kiểm tra hình ảnh với tia hồng ngoại, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy dấu hiệu rõ ràng của nhựa polystyrene, có kích thước dưới 100 micromet, bên trong ruột của bọ đuôi bật. Đây là bằng chứng đầu tiên về sự hiện diện của vi nhựa trong chuỗi thức ăn trên cạn ở Nam Cực. Cryptopygus antarcticus nhiều khả năng đã tiêu thụ các hạt nhựa khi kiếm ăn trên tảo, rêu và địa y.
“Bọ đuôi bật có vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn trên cạn. Các hạt vi nhựa sẽ không dừng lại ở Cryptopygus antarcticus mà có thể tiếp tục len lỏi vào hệ thống tiêu hóa của các loài săn mồi lớn hơn”, Elisa Bergami thuộc Đại học Siena, một thành viên trong nhóm nhiên cứu, cho biết thêm.
Hiện tượng "đảo ngược lạnh" kỳ lạ ở Nam Cực 15.000 năm trước
Các nhà khoa học vừa tìm thấy nhiều thông tin về một thời kỳ bí ẩn của biến đổi khí hậu được gọi là đảo ngược lạnh ở Nam Cực, kích hoạt bởi sự biến mất nhanh chóng của băng biển gần 15.000 năm trước.
Các nhà nghiên cứu thu thập các mẫu băng cổ từ một vùng băng xanh thuộc Tây Nam Cực.
Vào cuối Kỷ Băng hà cuối cùng khoảng 18.000 năm trước, nồng độ carbon trong khí quyển Trái đất bắt đầu tăng lên, các sông băng trên Trái đất bắt đầu thoái trào và thế giới nóng lên đều đặn. Nhưng giai đoạn ấm lên này không diễn ra liên tục.
14.600 năm trước, bắt đầu sự đảo ngược lạnh ở Nam Cực. Sau một thời gian ấm lên trong hiệu ứng nhà kính, nồng độ CO2 trong khí quyển đã giảm xuống duy trì ở mức 240 phần triệu trong 1.900 năm. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những bằng chứng về hoạt động sinh học tăng lên trong thời kỳ đảo ngược kì lạ này.
"Chúng tôi thấy rằng trong các lõi trầm tích nằm trong vùng băng biển của Nam Đại Dương đã tăng lên trong giai đoạn quan trọng này, trong khi nó giảm dần về phía bắc, bên ngoài vùng băng biển. Điều quan trọng bây giờ là tìm hiểu làm thế nào các ghi chép về khí hậu trên lục địa Nam Cực mô tả khoảng thời gian quan trọng này", Michael Weber, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Địa chất thuộc Đại học Bonn, Thụy Sĩ, cho biết.
Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi của các kiểu băng ảnh hưởng đến hoạt động sinh học của khu vực và chu trình carbon ở Nam Cực, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã đến vùng băng xanh Patriot Hills thuộc Tây Nam Cực để tìm kiếm các dấu ấn sinh học biển bị mắc kẹt trong các lớp băng cổ đại.
Giáo sư Chris Fogwill, Đại học Keele ở Anh, nhà nghiên cứu chính thông tin: "Nguyên nhân liên quan đến mức CO2 trong khí quyển toàn cầu có thể là cơ sở để hiểu được tiềm năng của Nam Đại Dương đối với CO2 trong khí quyển ở mức vừa phải. Trong khi việc giảm phát thải gần đây do đại dịch Covid-19 đã cho thấy rằng chúng ta có thể giảm CO2. Chúng ta cần hiểu cách thức mà mức độ CO2 đã được ổn định bởi các quá trình tự nhiên. Chúng có thể là chìa khóa cho sự phát triển có trách nhiệm của các phương pháp tiếp cận địa lý và vẫn là nền tảng để đạt được cam kết đối với Thỏa thuận Paris".
Các vùng băng xanh được hình thành khi gió lớn đẩy tuyết vào các kè lớn. Sự kết hợp của gió, dòng chảy băng làm cho lớp băng cũ hơn, mịn hơn và xanh hơn. Nhiều khu vực băng xanh có chứa băng cổ, một số có niên đại đến 2,5 triệu năm tuổi.
"Thay vì khoan hàng km vào băng, chúng ta chỉ cần đi bộ qua một vùng băng xanh để du hành ngược thời gian. Điều này mang đến cơ hội lấy mẫu khối lượng băng lớn cần thiết để nghiên cứu các dấu ấn sinh học và DNA hữu cơ mới được thổi từ Nam Đại Dương vào Nam Cực và được bảo tồn trong băng xanh đến ngày nay", nhà nghiên cứu Chris Turney, giáo sư về biến đổi khí hậu tại Đại học New South Wales, nhận định.
Các nhà nghiên cứu trong báo cáo phân tích các mẫu băng được thu thập từ Patriot Hills cho thấy sự phong phú ngày càng tăng của các sinh vật biển trong quá trình đảo ngược lạnh ở Nam Cực 1.900 năm.
Khi các nhà khoa học chạy các mô hình khí hậu được thúc đẩy bởi dữ liệu từ thời kỳ đó, các mô phỏng cho thấy sự gia tăng hoạt động sinh học trùng với những thay đổi đáng kể theo mùa trong phạm vi băng biển.
Nghiên cứu cung cho thấy tổn thất băng trên biển đã kích hoạt sự gia tăng hoạt động sinh học, giúp kéo CO2 ra khỏi khí quyển và cô lập nó trong đại dương.
Trong các nghiên cứu trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng sẽ sử dụng những phát hiện của mình để cải thiện các mô hình dự báo biến đổi khí hậu cho Nam Đại Dương và Nam Cực.
"Các kết quả của chúng tôi nhấn mạnh vai trò của băng biển Nam Cực trong việc kiểm soát CO2 toàn cầu", các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Phát hiện hóa thạch trứng ở Nam Cực là của rắn biển khổng lồ Gần đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Texas đã xác định hóa thạch trứng được tìm thấy ở Nam Cực là của một loài bò sát khổng lồ từng sống cùng thời với khủng long. Hóa thạch trứng này được phát hiện đầu tiên bởi các nhà khoa học Chile ở Nam Cực vào năm 2011. Được biết, quả trứng có...