Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đặt mục tiêu doanh thu tăng 9,3%
Nhựa Thiếu niên Tiền Phong dự kiến doanh thu 4.800 tỷ đồng, tăng 9,3% và lợi nhuận trước thuế 432 tỷ đồng, giảm 14,5% so với thực hiện trong năm 2020.
Hoạt động sản xuất tại Nhựa Tiền Phong. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã chứng khoán: NTP) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2021.
Cụ thể, năm 2021, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong dự kiến doanh thu 4.800 tỷ đồng, tăng 9,3% và lợi nhuận trước thuế 432 tỷ đồng, giảm 14,5% so với thực hiện trong năm 2020.
Video đang HOT
Công ty cho biết, hiện nay giá nguyên liệu nhựa PVC, PPR tăng cao như và chưa có dấu hiệu giảm, trong khi giá bán sản phẩm chưa tăng kịp với việc tăng của giá nguyên liệu do yếu tố khách hàng, cạnh trạnh, sự chấp nhận của người tiêu dùng. Đây sẽ là một thách thức để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế 432 tỷ đồng.
Năm 2020, công ty đạt doanh thu 4.393 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 505,1 tỷ đồng, lần lượt bằng 92,7% và 111% so với thực hiện trong năm 2019.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/4, cổ phiếu NTP có giá 36.300 đồng/cổ phiếu, không thay đổi nhiều so với mức giá 37.100 (chốt phiên giao dịch đầu năm 4/1)./.
Việt Nam kiểm soát tốt ổ dịch, luôn duy trì trạng thái bình thường mới
Trong quý 1, cả nước đã hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng, từ kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng đến sản xuất-kinh doanh, không khí người dân phấn khởi.
Họp báo Chính phủ thường kỳ, ngày 31/3. (Ảnh: Vietnam )
"Kinh tế-xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tăng trưởng GDP tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam đã kiểm soát tốt các ổ dịch tại Hải Dương, Quảng Ninh và các thành phố lớn. Như vậy, trạng thái bình thường mới luôn luôn được giữ vững, các hoạt động sản xuất-kinh doanh trở lại bình thường," Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh trong buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ, ngày 31/3.
Bộ trưởng cho biết trong quý 1, cả nước đã hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng, từ kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, sản xuất-kinh doanh, không khí người dân phấn khởi. Tăng trưởng trong nước rất tốt, tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy có thấy hoạt động sản xuất-kinh doanh trở lại trạng thái bình thường, tăng trưởng tín dụng tốt. Tổng mức huy động vốn tăng 42% là nỗ lực lớn, vốn đầu tư tăng trưởng cao tạo động lực cho phát triển.
Thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối tiếp tục ổn định. Tính đến ngày 23/3, huy động vốn tăng 0,64% và tín dụng đối với nền kinh tế tăng 1,62% so với cuối năm 2020. Về thu, chi ngân sách nhà nước, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 403.700 tỷ đồng, bằng khoảng 30,1% dự toán năm và tổng chi đạt 341.900 tỷ đồng, bằng khoảng 20,3% dự toán năm
Về đầu tư phát triển, lũy kế 3 tháng giải ngân đạt 60.749 tỷ đồng, bằng 13,17% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (461.300 tỷ đồng). Ngoài ra, tổng vốn đầu tư đăng ký có yếu tố nước ngoài (bao gồm FDI) đạt gần 10,13 tỷ USD và giải ngân đạt 4,1 tỷ USD.
Cũng trong 3 tháng đầu năm, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đã tăng 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu ghi nhận tăng trưởng rất mạnh mẽ (tăng 24%) và xuất siêu trên 2 tỷ USD là điểm sáng rất lớn.
Bộ trưởng cũng chỉ ra một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới, đó là các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo xây dựng, ban hành ngay các chương trình hành động, kế hoạch công tác để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội XIII của Đảng và các kết luận, nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục đề cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, coi thường trong phòng chống dịch COVID-19; thực hiện quyết liệt "5K vaccine" đồng thời kiên quyết không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trở lại trong cộng đồng; đẩy nhanh quá trình nghiên cứu phát triển và thử nghiệm vaccine cũng như có kế hoạch nhập khẩu vaccine để phục vụ tiêm phòng trên diện rộng đồng thời sớm nghiên cứu và ban hành cơ chế "hộ chiếu vaccine" để thúc đẩy thương mại, đầu tư.
Chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, vận dụng linh hoạt các chính sách kinh tế vĩ mô, phù hợp với các kịch bản để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực.
Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất, tín dụng phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường với kiểm soát chặt chẽ lạm phát và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt./.
Thu ngân sách Nhà nước quý 1 đạt trên 30% dự toán của cả năm Mặc dù dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát, song nhìn chung các hoạt động sản xuất-kinh doanh trong quý 1 cơ bản trở lại bình thường và tác động tích cực đến hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước. Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam ) Bộ Tài chính ngày 29/3 công bố báo cáo cho biết tổng thu ngân sách Nhà nước...