Nhựa Pha Lê muốn tăng vốn 140%, thị giá gấp đôi sau 3 tháng
Nhựa Pha Lê sẽ thưởng cổ phiếu 60% và chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 80%.
Công ty quyết định hủy trả cổ tức năm 2018 và không trả cổ tức năm 2019.
Nhựa Pha Lê đề ra mục tiêu lợi nhuận 2020 tăng 8% lên 53 tỷ đồng.
Hủy trả cổ tức 2018, tăng vốn 140%
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, Công ty Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê (HoSE: PLP) cho biết do diễn biến xấu của giá cổ phiếu trong năm 2019 và các điều kiện khách quan khác nên công ty xin ý kiến hủy bỏ phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2018 tỷ lệ 15%. Thay vào đó, HĐQT đề xuất chuyển sang phương án phát hành cổ phiếu thưởng và chào bán cho cổ đông để tăng vốn điều lệ.
Cụ thể, Nhựa Pha Lê dự kiến phát hành tổng cộng 35 triệu cổ phiếu mới, tương đương tỷ lệ 140%. Sau phát hành, công ty có thể tăng vốn từ 250 tỷ lên 600 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong đó, công ty dự kiến thưởng cho cổ đông hiện hữu 15 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 60%. Nguồn vốn từ thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận chưa phân phối và quỹ đầu tư phát triển.
Cùng với đó, công ty chào bán cho cổ đông hiện hữu khối lượng 20 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 80% (nếu phát hành cùng lúc với thưởng cổ phiếu), hoặc tỷ lệ 50% (nếu phát hành sau thưởng cổ phiếu). Giá chào bán là 10.000 đồng/cp, số tiền thu về khoảng 200 tỷ đồng. Thời gian dự kiến trong năm 2020.
Nhựa Pha Lê muốn tăng vốn 140%.
Về phương án sử dụng vốn, Nhựa Pha Lê dự kiến đầu tư tối đa 90 tỷ đồng vào CTCP Hoàng Gia Pha Lê (đang sở hữu 44% vốn Hoàng Gia Pha Lê – công ty sản xuất sàn gạch nhựa SPC); đầu tư tối đa 40 tỷ đồng vào CTCP Khoáng sản Minh Cầm (đang sở hữu 25,6% Minh Cầm – công ty khai thác đá và nguyên liệu khác); đầu tư tối đa 70 tỷ đồng vào CTCP Thương mại và dịch vụ Tân Việt An (đang sở hữu 49% Tân Việt An – công ty kinh doanh nhà ở thương mại cho người thu nhập thấp ở Quảng Ninh).
Ban lãnh đạo Nhựa Pha Lê cho rằng với tiềm năng cũng như tính khả thi của việc sử dụng vốn sẽ thu hút rất tốt sự quan tâm của nhà đầu tư, từ đó đảm bảo khả năng thành công của đợt phát hành. Hiện nhóm cổ đông HĐQT và ban giám đốc sở hữu gần 35% vốn và 2 đối tác Chứng khoán Sài Gòn Hà Nôi (sở hữu 6%) và PYN Elite Fund (sở hữu gần 9%) là những cổ đông gắn bó lâu dài, do đó nhiều khả năng sẽ thực hiện toàn bộ quyền mua cổ phiếu.
Kế hoạch lợi nhuận tăng 8%
Năm ngoái, doanh thu của Nhựa Pha Lê tăng gấp đôi đạt 1.050 tỷ đồng do công ty mở rộng thêm hoạt động thương mại bên cạnh mảng sản xuất truyền thống. Tuy nhiên do giá vốn tăng cao, lợi nhuận sau thuế giảm 16% còn gần 50 tỷ đồng. Công ty quyết định không chia cổ tức năm 2019.
Công ty cho biết các doanh nghiệp trong ngành nhựa đã liên tục mở rộng và nâng công suất tạo áp lực cạnh tranh và giảm biên lợi nhuận gộp, giá thành sản xuất tăng lên do nhu cầu nhân sự tại KCN Đình Vũ Hải Phòng tăng đột biến và giá điện tăng hơn 6%.
Sang năm 2020, Nhựa Pha Lê đề ra mục tiêu doanh thu tăng 70% lên mức 1.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 8% đạt 53 tỷ đồng.
Về vấn đề nhân sự, công ty muốn miễn nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021 đối với ông Lê Quang. Như vậy, HĐQT hiện tại chỉ còn 4 thành viên.
Cổ phiếu PLP đã có giai đoạn tăng giá mạnh từ vùng dưới 6.000 đồng/cp cuối tháng 3 lên mức vùng đỉnh 1 năm tại 13.150 đồng/cp (22/6) trước khi giảm về 11.400 đồng/cp như hiện nay.
Một lãnh đạo Savico dự chi hơn 90 tỷ đồng mua cổ phiếu SVC
Ông Lê Tuấn muốn mua hơn 1,2 triệu cổ phiếu SVC với giá thị trường hơn 90 tỷ đồng.
Ông Tuấn hiện là CEO của DNP Water mới được bầu vào HĐQT của Savico cuối tháng 5.
Ông Lê Tuấn - Thành viên HĐQT công ty Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico, HoSE: SVC) vừa đăng ký mua hơn 1,2 triệu cổ phiếu SVC, tương đương với tỷ lệ 4,9% cổ phần. Thời gian thực hiện trong khoảng 1/7-30/7 thông qua khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Cổ phiếu SVC bắt đầu nổi sóng từ đầu tháng 4 từ mức khoảng 40.000 đồng/cp tăng mạnh lên 74.100 đồng/cp (7/5) và hiện đi ngang tại 74.500 đồng/cp. Tạm tính theo đó số tiền vị lãnh đạo này chi ra khoảng trên 90 tỷ đồng.
Cổ phiếu tăng mạnh khi cơ cấu cổ đông của Savico có biến động lớn. Khối ngoại bao gồm PYN Elite Fund, Tundra Vietnam, Finansia Syrus... bán khoảng 44% vốn, lực mua đến từ khối nội.
Tại đại hội thường niên, nhóm cổ đông nội bắt đầu đưa người vào HĐQT Savico, trong đó có ông Lê Tuấn. Ông Tuấn được biết là Tông Giam Đôc CTCP Đâu tu nganh nuơc DNP (DNP Water - công ty con của Nhựa Đồng Nai), thành viên HĐQT tại nhiều doanh nghiệp như Kinh doanh nuơc sach sô 3 Ha Nọi, Câp thoat nuơc Cân Tho, câp nuơc ĐakLak...
Đối mặt với khó khăn vì Covid-19, Savico đề ra kế hoạch 2020 với doanh thu giảm 19% về còn 14.763 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm phân nửa xuống 108 tỷ đồng, cổ tức dự kiến còn 7%. Riêng quý I công ty mới thực hiện được gần 9 tỷ đồng lợi nhuận.
Quỹ đầu tư sau 5 tháng: Chuẩn bị vào bờ Nhờ nhịp hồi phục trong 2 tháng qua của thị trường chứng khoán, thành tích hoạt động của các quỹ đầu tư đã được cải thiện, dù chưa thoát khỏi tình trạng tỷ suất lợi nhuận âm. Tính từ tháng 1 tới cuối tháng 5/2020, VN-Index là chỉ số chứng khoán có màn biểu diễn tích cực nhất trong khu vực khi tăng...