Nhựa Bình Minh hơn một năm sau đổi chủ: Người Thái bắt đầu kế hoạch cải tổ
Hơn một năm khi về tay người Thái, nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, Nhựa Bình Minh đang thay đổi chính sách bán sỉ, đồng thời mở rộng các chi nhánh phía Bắc theo hướng mới. Cùng với đó, “ông lớn” ngành nhựa này cũng có kế hoạch đầu tư 200 tỷ đồng vào tài sản cố định, trong đó một phần lớn là đầu tư vào tự động hóa và hệ thống lưu kho mới.
Nhựa Bình Minh hơn một năm sau đổi chủ: Người Thái bắt đầu kế hoạch cải tổ
Theo kết quả kinh doanh sơ bộ, 4 tháng đầu năm 2019, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) đã tiêu thụ được 31.700 tấn sản phẩm và ghi nhận 1.323 tỷ đồng doanh thu.
Trong báo cáo nhận định mới đây về Nhựa Bình Minh, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính lợi nhuận ròng 4 tháng đầu năm 2019 của “ông lớn” ngành nhựa này vào khoảng 130 tỷ đồng và cho rằng biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đang được giữ ổn định ở mức 23%, tương đương với quý I/2019 nhờ giá nguyên liệu diễn biến thuận lợi.
Cụ thể, giá hạt nhựa PVC ở mức trung bình 964 USD/tấn trong 5 tháng đầu năm 2019, thấp hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái. VDSC kỳ vọng giá hạt nhựa PVC hiện tại có thể ổn định đến hết quý, giữ cho biên lợi nhuận gộp của Nhựa Bình Minh ở mức trên 20% trong những tháng tới.
Hơn một năm khi về tay người Thái ( Nawaplastic hiện sở hữu hơn 54% cổ phần Nhựa Bình Minh), nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, Nhựa Bình Minh đang thay đổi chính sách bán sỉ, đồng thời mở rộng các chi nhánh phía Bắc theo hướng mới.
Video đang HOT
Theo đó, thứ nhất, Nhựa Bình Minh nâng chỉ tiêu doanh số để giảm số lượng đại lý cấp 1. Thứ hai, công ty này ngừng chính sách giảm giá theo vùng và chuyển sang cung cấp tỷ lệ chiết khấu cố định.
“Hai sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ loại bỏ gian lận chi phí vận chuyển và cho phép các nhà phân phối linh hoạt về vùng tiêu thụ của họ”, VDSC nhìn nhận.
Trong khi đó, tại khu vực phía Bắc, Nhựa Bình Minh đang phải cạnh tranh với nhiều nhãn hàng đã phổ biến đối với người tiêu dùng. Do đó, nhằm mục đích giành thị phần tại khu vực phía Bắc, “ông lớn” ngành nhựa có kế hoạch tập trung vào các dự án dân dụng và công nghiệp thay vì đẩy mạnh bán lẻ.
VDSC cho rằng điều này đồng nghĩa với việc Nhựa Bình Minh sẽ phải đưa ra mức chiết khấu cao hơn so với bán lẻ và có thể chịu chi phí bán hàng cao hơn.
Cải thiện hiệu quả là một trong những mục tiêu chính mà công ty mẹ (Nawaplastic) đặt ra cho ban điều hành của Nhựa Bình Minh. Theo đó, công ty này có kế hoạch giải ngân 200 tỷ đồng Capex (số tiền mà công ty dành để mua, duy trì, hoặc cải thiện tài sản cố định) trong năm 2019, một phần lớn trong đó sẽ được đầu tư vào tự động hóa và hệ thống lưu kho mới.
Những cải tiến này được kỳ vọng sẽ nâng cao năng suất và hiệu quả vận hành của Nhựa Bình Minh trong dài hạn.
Ngoài ra, Nhựa Bình Minh sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả bao gồm tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao ( High Value-Added), kho dữ liệu (Data Warehouse) và các nguyên tắc LEAN khác. Theo đó, Nhựa Bình Minh hướng tới chuẩn hoá hoạt động để đáp ứng tiêu chuẩn quản lý của tập đoàn mẹ.
“Chúng tôi tin rằng Nhựa Bình Minh có thể vượt mức kế hoạch năm 2019 do diễn biến giá nguyên liệu đầu vào hiện tại và điều kiện thị trường. Không chỉ vậy, nhà đầu tư cũng nên cân nhắc khi Nhựa Bình Minh không có nợ vay dài hạn và sở hữu lượng tiền mặt lớn để đầu tư vào Capex và chi trả cổ tức mà không phải phát sinh nợ vay”, VDSC cho biết.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Toyota, Honda và Ford mang lại cho VEAM hơn 1.000 tỷ trong quý I/2019
Báo cáo tài chính mới nhất của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM - mã chứng khoán VEA) cho thấy thu nhập 'khủng' từ việc liên doanh với các doanh nghiệp kể trên.
Toyota, Honda và Ford mang lại cho VAEM hơn 1.000 tỷ trong quý I/2019
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 vừa công bố, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM - mã chứng khoán VEA) ghi nhận 1.125 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 35% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng cao dẫn đến lợi nhuận gộp giảm hơn 63% xuống 38 tỷ đồng.
Đáng chú ý, chỉ trong quý I/2019 VEAM thu về hơn 1.200 tỷ đồng lợi nhuận nhờ các công ty liên doanh, liên kết. Nguồn thu khủng trên đến từ việc Veam nắm giữ 30% cổ phần Honda Việt Nam, 20% cổ phần Toyota Việt Nam, 25% cổ phần Ford Việt Nam, Veam cũng nắm phần vốn chi phối ở nhiều công ty con hoạt động hiệu quả như Futu1, Diesel Sông Công...
Sự thành công về tài chính của VEAM có sự đóng góp rất lớn từ 3 cái tên Honda, Toyota và Ford. Trong nhiều năm liên doanh phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp này đến từ cổ tức hay lợi nhuận được chia nhờ liên kết với 3 cái tên lớn kể trên.
Trước đây, VEAM và Toyota thống nhất thành lập Toyota Việt Nam vào năm 1995 và hợp tác sẽ chấm dứt vào năm 2035. Toyota có điều khoản liên quan việc mua lại cổ phần của VEAM tại doanh nghiệp này nếu nhà nước giảm tỷ lệ sở hữu tại đây xuống dưới 51%.
Trong khi đó, Honda Việt Nam được thành lập sau một năm và thỏa thuận cũng kéo dài 40 năm. VEAM sở hữu 30% vốn điều lệ, còn lại Honda Motor Thái Lan nắm 28% và Honda Motor Nhật Bản nắm 42%. Dù không quy định việc mua lại cổ phần, nếu đối tượng thực hiện là một doanh nghiệp cùng ngành và xuất hiện mối đe dọa tiềm ẩn với hoạt động kinh doanh của Honda Việt Nam thì điều khoản này có thể được kích hoạt.
Các công ty liên doanh đem về cho VEAM hơn 1.209 tỷ đồng
Kết thúc quý I, các khoản tiền gửi tại Ngân hàng của VEAM đã tăng 692 tỷ đồng so với đầu năm lên hơn 10.342 tỷ đồng. Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết cũng tăng hơn 1.200 tỷ đồng, lên gần 8.158 tỷ đồng trong đó có những khoản đầu tư giá trị vào các doanh nghiệp ô tô, xe máy ngoại như Honda Việt Nam (30%), Toyota Việt Nam (20%) và Ford Việt Nam (25%).
Tính đến hết quý 1/2019 VEAM còn 2.200 tỷ đồng hàng tồn kho, giảm 106 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng tài sản tăng 1.000 tỷ đồng so với đầu kỳ, đạt trên 27.400 tỷ đồng. Nợ phải trả giảm262 tỷ đồng so với đầu kỳ, còn 1.294 tỷ đồng, trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 355 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn 104 tỷ đồng. Về "của để dành", VEAM còn 12.615 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Trước đó, báo cáo tài chính công ty mẹ của VEAM ghi nhận cổ tức lợi nhuận được chia năm 2018 là 5.138 tỷ đồng. Liên doanh Honda Việt Nam đóng góp hơn 4.494 tỷ đồng, còn Toyota Việt Nam đóng góp 621 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh hợp nhất của công ty ghi nhận hơn 7.000 tỷ đồng doanh thu thuần, trong khi lợi nhuận sau thuế lên đến 7.130 tỷ đồng nhờ nguồn lãi lớn từ các công ty liên doanh liên kết.
VEAM đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm nay tăng hơn 26% lên 6.429 tỷ đồng. Lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết có thể đạt đến 6.648 tỷ đồng.
Theo thoidai.com.vn
12 doanh nghiệp chốt danh sách trả cổ tức từ 4/6 KHP, CSC, PCE, VSC, CSV, PTS, HTC, VTB, BMP, ARM, HAH và THI thông báo chốt danh sách cổ đông để thanh toán cổ tức bằng tiền. * Ngày 21/6/2019, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hoà (mã KHP-HOSE) trả cổ tức đợt 2/2018 bằng tiền với tỷ lệ 2%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 200 đồng). Ngày đăng ký cuối...