Nhựa Bình Minh (BMP) lãi 119 tỷ đồng trong quý 2, giảm 14% so với cùng kỳ
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đội lên cao là nguyên nhân khiến lợi nhuận quý 2 của Nhựa Bình Minh giảm mạnh.
CTCP Nhựa Bình Minh ( BMP) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019 với doanh thu thuần đạt 1.177 tỷ đồng, tăng 6,6% so với con số 1.104 tỷ đồng đạt được quý 2 năm ngoái. Tuy nhiên nhờ chi phí giá vốn chỉ tăng 5,5% nên lợi nhuận gộp đạt được 275 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ.
Doanh thu tài chính gần 11 tỷ đồng chủ yếu là thu lãi tiền gửi, gấp 3 lần quý 2/2018. Tính đến hết quý 2 Nhựa Bình Minh có 300 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, tăng 100 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong khi đó tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng giảm 38 tỷ đồng, còn 374 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên chi phí bán hàng hơn gấp đôi cùng kỳ, lên đến gần 67 tỷ đồng, chi phí bán hàng cũng hơn gấp đôi, lên đến 40 tỷ đồng. Tổng cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp quý 2 tăng 58 tỷ đồng so với cùng kỳ. Chi phí bán hàng tăng chủ yếu do tăng chi phí bán hàng cho hệ thống phân phối. Còn chi phí bán hàng tăng chủ yếu do chi phí dự phòng.
Kết quả, quý 2 Nhựa Bình Minh ghi nhận lãi sau thuế 118,9 tỷ đồng, giảm 14% so với quý 2 năm ngoái.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019 doanh thu thuần đạt 2.108 tỷ đồng, tăng 21,8% so với nửa đầu năm 2018, thực hiện được 49% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 262,4 tỷ đồng, hoàn thành 49% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó. Lợi nhuận sau thuế đạt 210 tỷ đồng, giảm 6,7% so với lợi nhuận đạt được 6 tháng đầu năm ngoái.
Nguyên Phương
Theo Trí thức trẻ
SCIC sẽ thoái vốn khỏi Vinamilk, FPT, Bảo Minh trong năm nay
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn tại 108 doanh nghiệp trong 2019.
SCIC đã công bố thoái vốn tại FPT, Domesco từ lâu
Danh sách này bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (SCIC đang nắm giữ 36%), Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (51%), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (50%), Công ty cổ phần FPT (6%), Tập đoàn Bảo Việt (3%), Tổng công ty cổ phần Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (36%), Vinacontrol (30%), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco (35%), Công ty cổ phần Fafim Việt Nam (30%), Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học...
Trong đó riêng việc thực hiện bán cổ phần Vinamilk phải chờ chỉ đạo của Chính phủ.
Cuối năm 2017, SCIC đã tổ chức hàng loạt buổi giới thiệu cơ hội đầu tư với mục tiêu thoái vốn tại một số công ty gồm Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) và Công ty cổ phần FPT. Tuy nhiên, ngoài việc mới bán được số cổ phần tại Vinaconex và Nhựa Bình Minh, các công ty khác vẫn còn kéo dài đến nay.
Mới đây vào ngày 21.6, SCIC đã thông báo sẽ đấu giá cổ phần trọn lô tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) với giá khởi điểm 111.700 đồng/cổ phiếu. Tính theo mức giá này, SCIC sẽ thu về tối thiểu 398,3 tỉ đồng nếu bán thành công.
Năm 2018, SCIC thực hiện bán vốn thành công tại 9 doanh nghiệp, trong đó bán hết vốn tại 7 doanh nghiệp và bán bớt vốn tại 2 doanh nghiệp với tổng giá trị doanh thu ghi nhận là 7.693 tỉ đồng. Thành công nhất là thương vụ thoái vốn tại Nhựa Bình Minh và Vinaconex giúp SCIC thu về gần 7.000 tỉ đồng. Hết năm 2018, SCIC đạt 12.705 tỉ đồng doanh thu hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn, tăng 72% so với năm 2017 và báo lãi 9.340 tỉ đồng, tăng 45% so với năm 2017.
Theo thanhnien.vn
Nhựa Bình Minh hơn một năm sau đổi chủ: Người Thái bắt đầu kế hoạch cải tổ Hơn một năm khi về tay người Thái, nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, Nhựa Bình Minh đang thay đổi chính sách bán sỉ, đồng thời mở rộng các chi nhánh phía Bắc theo hướng mới. Cùng với đó, "ông lớn" ngành nhựa này cũng có kế hoạch đầu tư 200 tỷ đồng vào tài sản cố định, trong đó một phần...