‘Như một lời chia tay’ có phải lời giã biệt của danh ca Khánh Ly?
Nữ ca sĩ Khánh Ly vừa bay về Việt Nam bắt đầu hành trình xuyên Việt hát nhạc Trịnh từ điểm đầu tiên là Đà Lạt nơi bà và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gặp gỡ…
Khán giả đang rất bất ngờ khi nghe thông tin về chương trình âm nhạc ‘Như một lời chia tay’ có thể là show diễn cuối cùng của ‘nữ hoàng chân đất’ Khánh Ly.
Theo ca sĩ, hiện bà đã 77 tuổi và không rõ sẽ còn cất tiếng hát được bao nhiêu năm, hơn nữa sau đại dịch Covid bà cảm thấy ‘nếu làm được gì thì hãy làm luôn đi, không thể mong chờ điều gì bởi bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra’.
Danh ca Khánh Ly nay đã 77 tuổi
Nữ danh ca cho biết đây là tour xuyên Việt chính thức cuối cùng của mình trên quê hương, bởi vì ‘Có nhiều cuộc hẹn đôi khi phải đợi cả hàng chục năm, cả 100 năm, vậy nên bây giờ nếu làm được gì cho nhau, ta hãy cố gắng làm tốt nhất khi có thể. Với sức khỏe và tinh thần còn cho phép ở tuổi 77 như tôi, với sự mong chờ được gặp lại nhau trên quê hương mình sau đại dịch, chúng ta hãy đón nhận nhau như một lời chia tay, như ông Trịnh Công Sơn đã nói, để nếu không có lần sau thì cũng không hối tiếc…’
Tuổi cao nhưng bà vẫn tiếp tục hát phục vụ khán giả
Tour diễn bắt đầu ở Đà Lạt, là nơi gặp gỡ đầu tiên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Những ngày vừa qua, khán giả Việt Nam đang hào hứng đón nhận bộ phim Em và Trịnh, điều đó cho thấy sức hút của nhạc sĩ vẫn rất lớn. Người ta không chỉ muốn nghe nhạc Trịnh mà còn muốn xem để hiểu hơn về cuộc đời của vị nhạc sĩ lừng danh.
Hiện tại, đang có trào lưu Gen Z cover nhạc Trịnh, trong số đó, Hoàng Trang được xem có giọng hát giống với ca sĩ Khánh Ly nhất, giọng ca của cô rất cao, đanh, dày, khỏe như danh ca khi 20 tuổi.
Hoàng Trang cover nhạc Trịnh
Có thể nói, từ trước đến nay đã có rất nhiều người hát nhạc Trịnh nhưng không ai có thể vượt qua được cái bóng của ca sĩ Khánh Ly. Giọng hát khắc khoải sâu lắng và truyền cảm của bà đã khiến cho nhạc Trịnh thăng hoa và sống mãi với thời gian.
Giới chuyên môn đánh giá rằng: “Nếu tiếng hát của Thái Thanh là kim cương chói lọi 7 sắc cầu vồng và Lệ Thu là ngọc Ruby lộng lẫy máu lửa thì Khánh Ly lại là ngọc Emerald lung linh lục thúy thâm trầm.”
Đây chính là hình dung đẹp nhất về giọng ca Khánh Ly thời còn chân đất đi hát trên sân khấu ngoài trời cùng Trịnh Công Sơn trước năm 1975. Những năm tháng ấy, giọng hát của bà còn rền vang, tròn ấm và đanh chắc.
Giọng hát đặc biệt khác lạ của Khánh Ly được yêu thích có lẽ vì nó đậm chất giọng xẩm ngày xưa, vừa cao vút vừa đằm thắm sâu sắc. Xẩm là hình thức hát dân gian than thở về nỗi buồn cuộc đời nên đậm chất tự sự.
Nhạc Trịnh, như một định mệnh, lại giàu tính tự sự, mang đậm nỗi u sầu của kẻ du ca đường phố được viết theo khúc thức của những làn điệu dân ca rất quen thuộc với người Việt. Cả hai gặp nhau như dòng sông đổ ra biển cả mênh mông, không có ai có được cái duyên hòa hợp tự nhiên đến thế.
[Review] Trịnh Công Sơn - Tái hiện tuổi trẻ nồng nhiệt, lãng mạn và đầy những tiếc nuối
Bộ phim Trịnh Công Sơn vốn là một màn đánh úp của đội ngũ sản xuất, mang đến màn tranh luận dữ dội khi được công bố sẽ đồng loạt công chiếu với Em Và Trịnh.
Vốn tưởng bản phim này mang nặng chất tài liệu, tự sự về cuộc đời cố nhạc sĩ nhưng phim đã hoàn toàn chinh phục khán giả khi tái hiện một thời thiếu niên yêu đương và đấu tranh nồng cháy gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử.
Trịnh Công Sơn là bản phim ngắn hơn so với Em Và Trịnh, vỏn vẹn 95 phút và tập trung nhiều vào thời niên thiếu của cố nhạc sĩ cùng những sự kiện mang tính thời cuộc được ông đưa vào từng sáng tác thuở bấy giờ.
Trái ngược với những lo lắng phim sẽ mang nét tự sự và đậm chất tài liệu về những chặng đường trong cuộc đời của cố nhạc sĩ tài hoa bậc nhất làng nhạc Việt, Trịnh Công Sơn đã đưa người xem tiếp cận một anh Sơn rất trẻ, rất tình và cũng rất bạc thông qua diễn xuất của Avin Lu.
Một câu chuyện nên thơ, nặng tình như chất liệu trong nhạc Trịnh
Không phải phim tài liệu, Trịnh Công Sơn lấy cảm hứng từ cuộc đời cố nhạc sĩ và có những biến tấu, xâu chuỗi các sự kiện theo dòng chảy nhiều tác phẩm gắn liền với tên tuổi ông như: Diễm Xưa, Biển Nhớ, Hạ Trắng, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Nhìn Những Mùa Thu Đi, Còn Tuổi Nào Cho Em,...
Thuở thiếu thời, anh Sơn gặp gỡ và gắn bó với nhiều bóng hồng: Thanh Thúy, Bích Diễm, Dao Ánh, Mai/Khánh Ly. Những người con gái đi ngang qua đời anh và để lại vô vàn cung bậc cảm xúc: khi đơn phương, thất vọng, lúc nhung nhớ, sâu đậm và nồng cháy và cũng có khi nhẹ nhàng, âu yếm bên mình như tri kỉ. Và chính những cảm xúc đa dạng đó, những trải nghiệm yêu đương đó là bước đệm và chất liệu chân thực nhất để cho ra đời nhiều bản nhạc tình kinh điển, âm vang đến tận ngày nay.
Không chỉ có tình yêu, khán giả được cung cấp thêm nhiều kiến thức về nhạc Trịnh thời chiến, khi mà nhiều ca khúc của ông bị ảnh hưởng bởi thời cuộc chiến tranh, tang thương khắp mọi miền đất nước và bị coi là nhạc "phản chiến". Do vậy, nhạc Trịnh không chỉ có tình yêu nam nữ, mà nhạc Trịnh còn là tình đồng chí keo sơn và một tình yêu hòa bình, tự do rực lửa.
Trịnh Công Sơn - những thước phim đẹp như tranh vẽ
Dấu ấn lớn mà bộ phim để lại trong khán giả có lẽ là sự đầu tư chỉn chu trong từng khung hình của mình. Trịnh Công Sơn không chỉ sở hữu những góc quay đẹp, tinh tế mà còn được đặt để sự quan tâm trong từng mảng màu phim. Sự hòa quyện của trang phục, bối cảnh và tạo hình của nhân vật thời bấy giờ một lần nữa kéo khán giả đắm chìm vào Huế xưa đẹp xưa nhẹ nhàng, kiều diễm; một Đà Lạt thơ mộng, trữ tình và cả đất Sài Gòn hoa lệ, sôi nổi.
Đương nhiên, đan xen giữa những cảnh đẹp và tình là sự đau đớn, bóp nghẹn người xem với nhiều đoạn phim tư liệu từ chiến trường thời ấy, cảnh mưa bom lửa đạn và lầm than của người dân và đặc biệt là cảnh phim về nạn nhân chất độc màu da cam dù chỉ lướt qua những cũng khiến khán giả phải chua xót. Cuối cùng là sự vỡ òa khi ca khúc Nối Vòng Tay Lớn vang lên ngày giải phóng 30/4/1975.
Những bản phối tinh tế làm sống lại những nhạc phẩm vàng
Đương nhiên, một bộ phim về cố nhạc sĩ tài hoa bậc nhất làng nhạc Việt là thử thách rất khó cho đội ngũ âm thanh khi tiến hành sản xuất. Và Trịnh Công Sơn đã làm được điều đó, bộ phim sở hữu những bản phối mới có hơi thở hiện đại mà vẫn giữ được cảm giác của ngày xưa. Với cách sắp xếp hợp lý, đan xen thông minh vào chuỗi sự kiện theo từng cột mốc thời gian của các ca khúc đã góp phần vô cùng to lớn giúp phim đưa khán giả cùng bước lên chuyến tàu và du hành dọc đoạn đường đời của Trịnh Công Sơn.
Diễn xuất hài hòa, duyên dáng của dàn diễn viên trẻ
Để giúp Trịnh Công Sơn thêm trọn vẹn, không thể phủ nhận đội ngũ sản xuất đã thành công khi "chọn mặt gửi vàng" cho nhiều diễn viên trẻ, triển vọng với lối diễn tự nhiên, tình cảm và duyên dáng. Avin Lu mang đến một "anh Sơn" đa tình, đấu tranh cho hòa bình bằng những lời ca, bản nhạc. Bùi Lan Hương nắm bắt và truyền tải cảm xúc về nữ danh ca Khánh Ly khá chắc tay cùng giọng hát đặc biệt của mình. Ngoài ra, sự xuất hiện của Nhật Linh, Lan Thy, Hoàng Hà trong vai Thúy, Diễm và Dao Ánh cũng mang nét trong trẻo, nhẹ nhàng khiến người xem thêm phần thổn thức.
Tóm lại, Trịnh Công Sơn như một chuyến tàu nhanh với những trạm dừng ấn tượng đại diện cho từng cột mốc trong đời cố nhạc sĩ. Thời lượng phim vừa phải, tiết tấu và phân bổ tình huống hợp lý đã khéo léo đưa người xem hiểu thêm về cuộc đời và những sác tác kinh điển trong làng nhạc Việt từ thuở ấy đến tận bây giờ. Phim hứa hẹn mang đến một không gian âm nhạc, điện ảnh pha trộn lãng mạn và đấu tranh một cách nhẹ nhàng nhưng đầy hấp dẫn khiến người xem lưu luyến.
Phim hiện đang mở bán suất chiếu sớm từ ngày 10/6.
Tìm lối vào nhạc Trịnh Âm nhạc luôn có những cánh cửa mở ra đón người đi sau. Ca khúc của Trịnh Công Sơn cũng vậy. Chỉ có điều, thế hệ đi sau có biết cách gõ, để cánh cửa đó bật mở ra không mà thôi. Âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tạo nên tên tuổi của nhiều ca sĩ. Những giọng ca như...