Như một giấc mơNhư một giấc mơ
Giờ chúng ta đi trên hai con đường khác nhau và hạnh phúc của chúng ta cũng khác nhau.
Em bình yên anh à. Trong tình yêu thương của gia đình và bạn bè em thấy mình hạnh phúc. Anh đến, anh đi trong cuộc sống của em như một giấc mơ. Giờ em thấy lòng mình bình yên lắm cho dù câu nói cuối cùng anh nói với em là “Tôi khinh” nhưng với em câu nói đó không có ý nghĩa gì vì với em những câu nói chỉ là câu nói thôi “Lời nói gió bay”. Mà là những hành động sau những câu nói ấy cơ. Anh đã để lại trong em quá nhiều niềm đau, cũng bởi em quá tin vào những lời nói của anh nên cuộc tình của chúng ta như bây giờ. Em đã nói em hận anh và em cũng nói anh phũ thì em rũ cho bằng sạch bởi em đã rũ sạch rồi nên giờ lòng em bình yên anh ạ. Em không bao giờ tha thứ cho những kẻ đã làm em đau nhưng em lại lãng quên những kẻ đó nhanh lắm anh ạ. Thật sự giờ bảo em nhớ lại toàn bộ câu chuyện đã xảy ra và những gì em được nghe người ta nói người ta thêu dệt về em, em không nhớ được hết đâu mà nó chỉ là những chi tiết vụn vặt mà thôi. Sau mỗi giấc mơ không ai có thể nhớ được hết mọi chuyện đã xảy ra mà.
“Yêu nhau lắm thì cắn nhau đau” – người ta nói với nhau như vậy nhưng em không nghĩ vậy đâu mà khi yêu nhau thì chỉ một vết xước nhỏ họ cũng thấy đau anh ạ. Những vết xước nhỏ mà anh đã mang tới cho em mà nó lại vô tình cứa vào vết sẹo em đang mang trên mình thành ra nó lại càng đau hơn. Và niềm đau mà em mang tới cho anh, em xin lỗi vì điều đó. Em muốn anh nói ra mọi chuyện để người (…) có thể hiểu được mà đừng thêu dệt cho em những câu chuyện không đúng nhưng em đã không làm được mà lại làm anh phải đau.
Anh đã để lại trong em quá nhiều niềm đau (Ảnh minh họa)
Em không muốn anh tha thứ đâu, cũng như em, em chưa bao giờ tha thứ cho anh nhưng anh à em đã quên anh trong niềm đau. Giờ em hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình và anh cũng vậy anh hạnh phúc trong tình yêu của một cô gái mà anh yêu.
Anh ạ, tất cả những chuyện đã xảy ra giữa chúng ta chỉ là giấc mơ thôi. Giờ anh đã quên hoàn toàn giấc mơ đó, em thấy mừng vì anh làm điều đó rất tốt và cũng chính vì điều đó anh đã khiến em hạnh phúc hơn và lãng quên tất cả một cách nhẹ nhành như khi anh đến. Anh hạnh phúc lứa đôi, em hạnh phúc đơn giản là cuộc sống bình yên (những ngày bình yên của em bắt đầu được thấy sau câu nói cuối cùng của anh dành cho em, sau ngày đó em không còn phải nghe những điều không đúng về mình).
Hạnh phúc cũng khác nhau anh nhỉ, giờ chúng ta đi trên hai con đường khác nhau và hạnh phúc của chúng ta cũng khác nhau.
Cảm ơn anh nhiều lắm. Cảm ơn những gì đã xảy ra, em đã biết hạnh phúc là như thế nào.
Video đang HOT
Hạnh phúc thật sự là những ngày tháng này em đang sống.
Theo VNE
Niềm đau chôn chặt của người phụ nữ giết mẹ
Mẹ dở người khiến tuổi thơ của Thuần sống trong mặc cảm. Đến khi có chồng, cô lại phải chứng kiến cảnh mẹ suốt ngày chửi bới, ném đá người đi qua ngõ. Cho tới lần bị mẹ chửi, cầm dao đòi giết thì sự tủi hờn đã đẩy cô thành một hung thần.
Không giãi bày như nhiều phạm nhân khác, Đào Thị Thuần, sinh năm 1981, ở xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) miễn cưỡng trả lời với thái độ dè dặt. Dường như với cô, quá khứ không thể thay đổi được nên chỉ muốn chôn chặt niềm đau cho riêng mình.
Tuổi thơ thiếu thốn
Thường thì mỗi khi nhắc tới hai từ thiếu thốn, người ta hay nghĩ tới chuyện thiếu ăn, thiếu mặc chứ ít người nghĩ tới chuyện thiếu thốn tình cảm, nhất là với những đứa trẻ. Thế nhưng với Thuần, tuổi thơ của cô là một sự thiếu thốn toàn diện.
Nhà nghèo, ăn uống kham khổ là đương nhiên, song Thuần còn thiếu cả sự dạy bảo của bố và hơi ấm của tình mẹ cho dù cô không phải là đứa trẻ mồ côi. Thuần có bố nhưng ông bỏ đi khi cô chưa lọt lòng còn mẹ, người đàn bà tâm thần ở mức nhẹ thường hay chửi bới bất kỳ ai đi ngang ngõ nhà mình.
Ngày bé, Thuần còn vô tư nhưng khi lớn lên, những câu chửi tục tĩu của mẹ khiến cô xấu hổ. Được bác trai đón về thị xã Phúc Yên cho ăn học, những dịp nghỉ hè là cực hình với Thuần. Trong khi hai bác nghĩ rằng cho cháu về quê để tình cảm mẹ con Thuần thêm gắn bó, thì Thuần lại thấy nặng nề vì phải chịu đựng những tiếng chửi bới và tâm tính không bình thường của bà mẹ dở người.
Đào Thị Thuần khóc khi nghe nhắc tới con trai.
Dường như nỗi tủi hờn về thân phận đã khiến Thuần cho đến bây giờ, khi đã hơn chục năm trả giá cho hành vi giết người của mình, vẫn không cất được sự mặc cảm sang một bên, kể về gia đình bằng một câu vắt tắt: "Bố chết sớm, mẹ tâm thần, em sống với bác từ nhỏ". Hỏi Thuần ở nhà bác đi học, có hay bị bắt nạt không?, Thuần đáp: "Không hề vì không chơi thân với ai cả".
Không thoát ra được nỗi mặc cảm, tự ti nên Thuần chỉ học hết lớp 9. Thời điểm đó người dì sống ở TP HCM sinh con nhỏ, Thuần được đón vào để phụ với dì việc trông coi khách sạn. Được lao động, giao tiếp với mọi người và quan trọng là cảm giác sống ở môi trường mới nhộn nhịp và không ai biết gia cảnh của mình khiến Thuần cảm thấy đầu óc thoải mái hơn.
Cô vụt lớn, trở thành một thiếu nữ nhỏ nhắn, xinh đẹp với nước da trắng hồng. Cuối năm 2000, Thuần ra Bắc ăn tết với mẹ và mối tình đầu đã đến với cô. Người đàn ông dám vượt qua sự kỳ thị của dân làng về người mẹ dở hơi của Thuần để đến với cô là anh Nguyễn Hữu Doanh, nhà ở cùng xã.
Thuần xin ý kiến người dì và sau khi được đồng ý, cô đã kéo người yêu cùng vào làm trong khách sạn của dì. Và giá như không bị bố mẹ chồng bắt về, có lẽ đời Thuần đã khác.
Cưới nhau được một thời gian, Thuần mang bầu. Đúng lúc đó thì bố mẹ Doanh bắt vợ chồng Thuần phải ra Bắc với lý do chồng cô là con trai duy nhất, phải ở nhà để lo việc cúng bái tổ tiên. Không dám trái lời, vợ chồng Thuần kéo nhau về quê.
"Cũng tại em cục tính, thu nhập thì không có mà lại đang mang thai nên ...", Thuần bỏ dở câu nói, đôi mắt bắt đầu ngấn nước.
Không có nghề nghiệp ổn định, vợ chồng Thuần chỉ biết chăn trâu bò và cầy ruộng. Nghĩ đến ngày sinh nở, Thuần chợt lo lắng. Cô bàn với chồng mua một con lợn giống, nhờ mẹ Thuần chăm hộ, đợi đến khi chuẩn bị sinh thì bán đi lấy tiền ở cữ. Hàng ngày, mỗi khi đi cắt cỏ trâu, Thuần lại tranh thủ mang rau, cám sang nhờ mẹ nấu và cho lợn ăn hộ.
Trưa ngày 28.1.2001, Thuần chằng mớ dây khoai lang vào đằng sau xe đạp rồi sang nhà mẹ đẻ với mục đích cho lợn ăn. Vào bếp, Thuần mở nồi cám, thấy bột sắn vón thành cục nổi lên liền bảo mẹ: "Lần sau mẹ hòa cám sắn với nước lã rồi hãy cho vào nồi, đỡ vón. Nồi cám này sống rồi, không cho lợn ăn nhỡ say chết".
Vốn dở người nên bà Thụ, mẹ Thuần nhấm nhẳng: "Chết thì thịt". Thuần nói lại: "Có mỗi con lợn, thịt thì hết gốc à". Chỉ có thế thôi mà bà Thụ chửi xối xả con gái, ném vào mặt Thuần những câu chửi tục tĩu. Vừa chửi, người đàn bà tâm tính không bình thường còn lấy con dao đòi chém Thuần khiến cô sợ hãi bỏ chạy.
Trong lòng vẫn còn bực bội nhưng nghĩ tới việc chưa có cỏ trâu, Thuần đi xuống ruộng nhà gần đó, cắt lá lúa cho trâu sau đó quay vào nhà lấy áo để đi về. Lúc này, bà Thụ đang ngồi trên giường, nét mặt hầm hầm vì tức con gái nên khi thấy Thuần đi vào liền vung dao chém. Thuần tránh kịp, giằng con dao từ tay mẹ và chẳng hiểu sao cô bỗng trở nên độc ác.
Thuần vung dao chém mẹ tới khi thấy bà Thụ đổ gục xuống đất mới dắt xe bỏ về. Vụ án ngay sau đó được phát hiện, song hung thủ thì vẫn là ẩn số cho tới hơn hai tháng sau, Thuần tự thú.
Nước mắt của sự hối lỗi và lo sợ
Bị kết án 16 năm tù về tội giết người khi đang mang thai ở tháng thứ 6, mấy tháng sau, Thuần sinh hạ được một cậu con trai kháu khỉnh và đứa trẻ đã được cô ta nuôi nấng cho tới khi 4 tuổi thì về trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Hỏi Thuần sao không gửi con nhờ chồng hoặc ông bà nội nuôi, cô ta im lặng một lúc rồi đáp: "Ông bà nội không nhận, còn chồng thì có gia đình mới rồi".
Sau ngày Thuần bị bắt, chồng cô bỏ vào Nam sinh sống đến năm 2005 quay ra ly hôn vợ. Gặp chồng lần duy nhất, Thuần biết thế nào cũng phải trả tự do cho anh ta nên ký đơn ngay, không đòi hỏi gì cho dù lúc đó cô quá tội nghiệp cho đứa con mình.
Mẹ đi tù, bố vui với gia đình mới còn ông bà thì làm ngơ, con Thuần như đứa trẻ mồ côi, lớn lên nhờ tình thương yêu, dạy dỗ của cô chú ở trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Một năm 2 lần, đứa trẻ được vào trại giam thăm mẹ, tuy chỉ được nửa ngày gần gũi song tình cảm mẹ con luôn gắn bó. Đứa trẻ ngày nào Thuần sinh trong trại giam, giờ đã là học sinh lớp 4, đã phần nào hiểu được sự tình và rất thương mẹ.
Thuần bảo hai mẹ con rất chăm viết thư cho nhau. Trong thư cậu bé tâm sự hết mọi niềm vui, nỗi buồn và cả những thắc mắc của tuổi bắt đầu lớn. Hơn chục năm trong tù, được 4 lần giảm án, còn hơn 2 năm nữa là Thuần mãn hạn. Hỏi Thuần đã có dự định gì cho sau này, cô ta dè dặt: "Em định rời quê đi nơi khác sinh sống. Chỉ còn cách chẳng ai biết mẹ con em là ai, trước đây thế nào thì may ra em mới sống nổi".
Theo lời tâm sự của Thuần, cô sinh ra trong bất hạnh nhưng con trai cô còn thiệt thòi hơn bởi tuy có đầy đủ bố mẹ, có ông bà, họ hàng nhưng lại chẳng được ai thừa nhận. Thương con nên dù rất nóng tính song chưa bao giờ Thuần mắng mỏ con. Cô bảo sau này trở về sẽ đưa con đi một nơi nào đó thật xa, làm lại cuộc đời để bù đắp những thiệt thòi đã gây ra cho con.
Hỏi Thuần có sợ không nếu một ngày nào đó con trai vì quá khứ lầm lỗi của mẹ mà hắt hủi, xa lánh mẹ mình, Thuần im lặng, đôi mắt đỏ hoe và rồi cô lặng lẽ khóc. Nước mắt cứ thế rơi xuống chiếc áo lông màu hồng Thuần đang cầm trên tay.
Không một lời thanh minh, sám hối nhưng trong dòng nước mắt ấy, tôi đọc được những giọt tủi hờn về thân phận; những đêm mất ngủ vì hối hận và cả nước mắt cho tương lai với những lo sợ chẳng viển vông chút nào.
Thuần cứ ngồi thế, khóc trong câm lặng, hồi lâu mới khẽ nói: "Em có giấu thì chắc con em cũng được nghe kể về mẹ nó rồi, phải chấp nhận thôi vì mình làm mình chịu, chẳng thể nói giá như được vì việc đã xảy ra rồi. Em chỉ mong con em biết suy nghĩ, thông cảm và tha thứ cho tội lỗi của em, có vậy em mới sống được. Nhiều lúc chợt nghĩ tới cảnh con trai quay lưng, bỏ mặc em sống trong cô độc, em cũng lo lắm. Chỉ mong đừng ai nhắc tới quá khứ của em nữa".
Suốt buổi nói chuyện, Thuần làm ra vẻ lạnh lùng để giấu kín tâm tư, nhưng cuối cùng cô đã khóc. Trước mặt tôi không còn một Thuần xinh xắn nhưng lạnh lùng vô cảm mà là một người đàn bà khóc nhiều vì ân hận. Hơn chục năm trôi qua, cứ nghĩ nước mắt chỉ để khóc cho mình, không ngờ cuối cùng Thuần vẫn không thể giấu nổi những giọt lệ ân hận trước mặt người lạ.
Theo vietbao
Chồng con đuề huề vẫn thèm quá khứ Sống bên người chồng khô khan, gia trưởng, tôi không khỏi chạnh lòng, nhớ về thời sinh viên và mối tình xưa cũ. Tôi không biết bên bắt đầu kể về cuộc đời mình bắt đầu từ đâu nữa bởi vì ai cũng có quá khứ. Những nỗi buồn, niềm đau làm tôi chạnh lòng và đau thắt khi nhớ đến. Nhưng cũng...