Nhu cầu xe điện tăng, các nước tăng cường tìm kiếm nguồn cung lithi
Giá xăng dầu tăng cao đã làm tăng nhu cầu xe điện. Là một thành phần quan trọng trong pin EV, giá lithi đã tăng chóng mặt, gần 500% trong vòng 1 năm qua. Thế giới đang chạy đua để đảm bảo các nguồn lithi mới và châu Phi đang được chú ý rất nhiều.
Mỏ lithi của Zimbabwe đang thu hút sự chú ý toàn cầu. Ảnh: AMM
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine cùng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã dẫn đến một cuộc chạy đua trên khắp thế giới nhằm tìm ra các nguồn lithi mới. Viễn cảnh cạn kiệt nguồn nguyên tố hiếm này là thách thức với nhiều quốc gia bởi vì nó là một thành phần quan trọng trong pin lithium-ion được sử dụng trong xe điện.
Khi nhu cầu về xe điện tăng do chi phí khí đốt tăng kỷ lục, mức tiêu thụ lithi và giá lithi cũng tăng theo. Kết quả là châu Phi đang nhận được nhiều sự chú ý hơn từ những nhà tìm kiếm lithi.
Người ta ước tính rằng một nửa tổng tài nguyên lithi trên thế giới là ở Nam Mỹ và Australia. Tuy nhiên, châu Phi đang được quan tâm hơn. Ví dụ, Zimbabwe đã chứng minh rằng nước này có nguồn lithi dồi dào. Là một nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng, mỏ lithi ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư, điều này sẽ làm thay đổi triển vọng phát triển của ngành khai khoáng Zimbabwe.
Bộ trưởng Zimbabwe Zittando nói rằng nước này có đủ lithi để đáp ứng 20% tổng nhu cầu quặng lithi của thế giới. Do đó, chính nước này hy vọng sẽ coi khai thác lithi làm phương thức thu hút đầu tư nước ngoài chính. Hiện tại, Zimbabwe đã ký một thỏa thuận với một công ty khai thác nhỏ ở Nam Phi với dự án tạo ra 1,4 tỷ USD trong 8 năm.
Video đang HOT
Các quốc gia như Trung Quốc đang tập trung tìm kiếm lithi ở châu Phi, nơi được cho là có trữ lượng lớn. Trung Quốc không chỉ là một trong những thị trường xe điện lớn nhất thế giới mà còn sản xuất khoảng 80% lượng lithi toàn cầu. Tuy nhiên, Bắc Kinh muốn có nhiều hơn nữa.
Tập đoàn BYD của Trung Quốc đang đàm phán để mua sáu mỏ lithi mới ở các quốc gia châu Phi chưa xác định. Tại Congo, công ty khai thác khổng lồ Zijin của Trung Quốc đang trong cuộc chiến pháp lý với công ty khoáng sản AVZ của Australia. Ai thắng sẽ có quyền kiểm soát mỏ Manono – có thể là mỏ lithi lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, cả Mỹ và Canada cũng đang tìm cách hỗ trợ các dự án lithi ở châu Phi cận Sahara. Trên thực tế, thành phần quan trọng cho pin lithium-ion đang bị thiếu hụt ở Mỹ.
Theo phân tích của hãng tin Reuters, các công ty trên khắp thế giới đang xem xét lại các dự án mà họ đã bỏ qua trước đây. Hơn nữa, sự quan tâm của Trung Quốc đối với châu Phi đã giúp thúc đẩy hàng chục quốc gia làm theo.
Hồi cuối tháng 5 vừa qua, các quốc gia khai thác hàng đầu ở châu Phi đã tổ chức một cuộc họp với chủ đề “Đầu tư vào khai thác mỏ Indaba ở châu Phi” tại Cape Town. Mục đích là để thảo luận về tiềm năng kinh doanh lớn của lithi và các nguồn tài nguyên khác.
Thế giới đang nổ ra cuộc cạnh tranh tranh giành tài nguyên lithi sau dầu mỏ và đất hiếm, vì tầm quan trọng của lithi đối với pin năng lượng trong tương lai, lithi được gọi là “dầu trắng” và nó là một khoáng chất quan trọng, chủ yếu được sử dụng cho sản xuất pin lithi và các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nó cũng là một thành phần thiết yếu trong sản xuất thiết bị công nghệ cao và pin xe điện.
Người giàu nhất thế giới có thể mất 10 tỷ USD/năm vì 'thuế tỷ phủ'
Đảng Dân chủ Mỹ đang thúc đẩy đề xuất đánh thuế bổ sung đối với những tỷ phú nước này.
Theo kế hoạch này, tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay là Elon Musk có thể mất 10 tỷ USD/năm
Tỷ phú Elon Musk, Giám đốc Điều hành Tập đoàn xe điện Tesla. Ảnh: Business Insider
Theo trang Business Insider, Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã chỉ trích một đề xuất đánh thuế của đảng Dân chủ Mỹ đối với các tỷ phú Mỹ nhằm phân phối lại tài sản từ những người giàu nhất nước Mỹ cho các tầng lớp khác trong xã hội.
"Cuối cùng, khi họ tiêu hết tiền của những người khác, thì họ sẽ đến tìm bạn", ông viết trên Twitter. Trong một bài viết khác, Elon Musk cho rằng khu vực tư nhân sẽ quản lý các nỗ lực phân bổ lại tài sản tốt hơn so với chính phủ.
Bình luận của tỷ phú Elon Musk nhắm đến một đề xuất do thượng nghị sĩ Ron Wyden, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ dẫn đầu, có thể được công bố vào ngày 28/10. Theo đó, đề xuất này sẽ đánh thuế các tài sản có thể giao dịch như cổ phiếu, bất động sản của hàng trăm tỷ phú Mỹ. Khoản thu được dự kiến sẽ được dùng để tài trợ cho việc mở rộng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em và gia hạn khoản tín dụng thuế trẻ em.
Ngày 26/10, thượng nghị sĩ Wyden đã chỉ trích ngược lại ông Musk rằng: "Những người đang cố gắng làm khó đề xuất này là những người đang muốn tìm cách để không nộp thuế".
Đảng Dân chủ cho biết họ đang nỗ lực thu hẹp sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng trong xã hội thông qua hàng loạt động thái, bao gồm đề xuất nói trên. Theo phe Dân chủ, các tỷ phú thường đóng thuế thấp hơn so với những người khác vì họ tích lũy tài sản từ giá trị cổ phiếu ngày càng tăng. Những thứ đó không phải chịu thuế thu nhập cho đến khi bán ra.
Đề xuất đánh thuế mới dự kiến nhắm vào những người có tài sản ít nhất 1 tỷ USD, hoặc có thu nhập 100 triệu USD mỗi năm trong 3 năm liên tiếp. Điều này có nghĩa là chỉ khoảng 700 người siêu giàu tại Mỹ có thể bị đánh thuế bổ sung đối với giá trị gia tăng tài sản.
Cũng theo đề xuất mới, đối với các tài sản có thể giao dịch như cổ phiếu, các tỷ phú vẫn phải trả thuế ngay cả khi họ giữ tài sản đó. Họ sẽ bị đánh thuế nếu tài sản gia tăng giá trị và khấu trừ các khoản lỗ. Trong khi đó, theo luật hiện hành, những tài sản đó chỉ bị đánh thuế khi chúng được giao dịch.
Nhà kinh tế học Gabriel Zucman nói với Washington Post rằng đề xuất của đảng Dân chủ có thể khiến Elon Musk phải đối mặt với khoản thuế 50 tỷ USD trong 5 năm đầu tiên. Trong khi đó, phe Cộng hòa đã phản đối đề xuất của phe Dân chủ, với ly do là nó sẽ ngăn cản sự đổi mới và tinh thần kinh doanh.
Giá trị tài sản ròng của các tỷ phú Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ khi đại dịch bùng phát. Theo Bloomberg, Giám đốc điều hành Tesla có giá trị tài sản ròng gần 289 tỷ USD. Các chuyên gia ước tính 2% tài sản của vị tỷ phú này có thể giải quyết được nạn đói toàn cầu. Hôm 25/10, Elon Musk đã kiếm thêm được 36 tỷ USD chỉ trong một ngày sau khi công ty cho thuê xe Hertz thông báo sẽ mua 100.000 xe điện Tesla.
Tưởng 'xanh', ô tô điện có nguy cơ trở thành nguồn ô nhiễm mới lớn nhất Xe điện, loại phương tiện của tương lai, giúp bảo vệ môi trường, hoá ra có thể trở thành nguồn ô nhiễm mới lớn nhất trên hành tinh. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính sẽ có 145 triệu xe điện (EV) trên toàn thế giới vào năm 2030. Nếu các chính phủ tăng cường nỗ lực đáp ứng các mục...