Nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp xây dựng có xu hướng giảm
Trước những khó khăn về hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có xu hướng thu gọn quy mô sản xuất và cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất.
Số liệu khảo sát từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp xây dựng trong quý 1/2020 có xu hướng giảm so với quý trước đó.
Trong số các doanh nghiệp xây dựng tham gia khảo sát, có 23,6% doanh nghiệp nhận định nhu cầu sử dụng lao động tăng, 56,3% đánh giá giữ ổn định và 20,1% giảm.
Nhu cầu sử dụng lao động của ngành xây dựng cũng khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp nhà nước có 29,4% nhận định nhu cầu tăng, 56,5% giữ ổn định và 14,1% giảm. Trong khi đó, tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 24,1% nhận định tăng, 55,5% giữ ổn định và 20,4% giảm. Khu vực doanh nghiệp FDI là 16,5% nhận định tăng, 65,2% giữ ổn định và 18,3% giảm.
Các doanh nghiệp ngành xây dựng dự báo quý 2/2020, nhu cầu sử dụng lao động nói chung tiếp tục có xu hướng giảm so với quý 1/2020. Trước những khó khăn về hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có xu hướng thu gọn quy mô sản xuất và cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất.
Video đang HOT
Ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng có dự báo khả quan hơn các ngành hoạt động xây dựng còn lại về nhu cầu sử dụng lao động trong quý 2/2020 với 23,5% doanh nghiệp dự báo quy mô lao động tăng, 53,2% giữ ổn định và 23,3% giảm. Tỷ lệ này của các doanh nghiệp xây dựng nhà các loại lần lượt tương ứng: 22,6% tăng, 52,7% giữ ổn định và 24,7% giảm; các doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng có 17,9% tăng, 58,8% giữ ổn định và 23,3% giảm.
Kết quả khảo sát quý 1/2020 cũng phản ánh tỷ lệ lao động thường xuyên trong các doanh nghiệp hoạt động xây dựng có xu hướng giảm hơn so với quý 4/2019, chiếm 42,0% trong tổng số lao động sử dụng trong doanh nghiệp và có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp.
Khu vực doanh nghiệp FDI có tỷ lệ lao động thường xuyên ổn định hơn, chiếm 79,2%; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp nhà nước là 60,1% và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 39,8%.
Doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng có tỷ lệ lao động thường xuyên cao nhất với 57,8%; doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là 46,8% và doanh nghiệp xây dựng nhà các loại là 33,5%.
Trong khi đó, tỷ lệ lao động thời vụ trong các doanh nghiệp xây dựng lại có xu hướng tăng, chiếm 58% trong tổng số lao động của doanh nghiệp.
Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ lệ lao động thời vụ cao nhất với 60,2% tổng số lao động của doanh nghiệp; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp nhà nước là 39,9% và khu vực doanh nghiệp FDI là 20,8%.
Nhu cầu sử dụng lao động thời vụ giữa các ngành hoạt động xây dựng cũng khác nhau. Cụ thể, doanh nghiệp xây dựng nhà các loại có nhu cầu sử dụng lao động thời vụ cao hơn, chiếm 66,5% tổng số lao độn. Tỷ lệ này của các doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là 53,2% và doanh nghiệp hoạt động chuyên dụng là 42,2%./.
Thu Hằng
Quý I, cả nước có thêm gần 30 nghìn doanh nghiệp mới
Tính chung quý I/2020, cả nước có 29,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Bên cạnh đó, còn có 14,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong quý I/2020 lên 44,5 nghìn doanh nghiệp, theo Tổng Cục Thống kê.
Tính riêng trong tháng 3/2020, cả nước có 12.272 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 131,4 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 86,2 nghìn lao động, tăng 33,9% về số doanh nghiệp, tăng 35,7% về vốn đăng ký và tăng 17,9% về số lao động so với tháng 2/2020.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 10,7 tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng, cả nước còn có 3.423 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 5,7% so với tháng trước và giảm 29,8% so với cùng kỳ năm trước; 2.452 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 46,3% và tăng 78,6%.
Tính chung quý I/2020, cả nước có 29,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 351,4 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 243,7 nghìn lao động, tăng 4,4% về số doanh nghiệp, giảm 6,4% về vốn đăng ký và giảm 23,3% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong quý I/2020 đạt 11,8 tỷ đồng, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính cả 552,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 9,1 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I/2020 là 903,8 nghìn tỷ đồng, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, còn có 14,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 1,6% so với quý I/2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong quý I/2020 lên 44,5 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 14,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Nguyễn Thanh
Nếu dịch Covid-19 kéo dài đến tháng 6, chỉ còn 15% doanh nghiệp duy trì được hoạt động Theo khảo sát ý kiến 510 doanh nghiệp của nhóm chuyên gia Đại học Kinh tế Quốc dân, có đên 93,9% các doanh nghiệp điêu tra đánh giá dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đên hoạt động sản xuât kinh doanh. Số lượng, quy mô doanh nghiệp suy giảm kéo theo lao động mất việc làm và thất nghiệp gia tăng Theo...