Nhu cầu quá cao, Pháp hoãn chương trình cho thuê ô tô điện 100 euro/tháng
Chính phủ Pháp đã hoãn chương trình cho thuê ô tô điện với giá 100 euro/tháng (khoảng 2,6 triệu đồng) chỉ sau sáu tuần triển khai bởi nhu cầu quá cao.
Giao thông tại trung tâm Paris (Pháp). Ảnh: Anadolu/Getty Images
Các quan chức cho biết chương trình này được triển khai vào tháng 12/2023 nhằm giúp đỡ các hộ gia đình thu nhập thấp và cắt giảm lượng phát thải carbon. Dự kiến chương trình sẽ được khởi động lại vào năm tới.
Ban đầu, 25.000 ô tô điện do châu Âu sản xuất được cho thuê với giá từ 100 euro/tháng, nhưng chính phủ Pháp cho biết họ đã nhận được hơn 90.000 đơn đăng ký tính đến cuối tháng 1.
“Đó là một câu chuyện thành công thực sự và mang tính biểu tượng cho chính sách môi trường của Pháp. Nó tốt cho ví tiền và cả hành tinh”, cố vấn của Tổng thống Emmanuel Macron nói.
Video đang HOT
Những người không hài lòng với chi phí ô tô điện, vốn thường đắt hơn xe chạy bằng xăng hoặc dầu diesel, có thể tham gia chương trình cho thuê thử nghiệm phương tiện với chi phí 100-150 euro/tháng cho một chiếc xe trị giá 47.000 euro trở xuống.
Một trong những điều kiện để tham gia chương trình là ứng viên đăng ký phải trên 18 tuổi, sống ở Pháp. Họ phải ở cách nơi làm việc ít nhất 15 km và có thu nhập chịu thuế hộ gia đình dưới 15.400 euro/năm mỗi người.
Hợp đồng cho thuê ba năm có thể được gia hạn một lần. Những chiếc xe điện cho thuê phải được sản xuất ở Pháp hoặc nơi khác ở châu Âu. Chính phủ đang trợ cấp cho mỗi chiếc xe tối đa 13.000 euro. Điện Élysée cho biết chưa đầy sáu tuần sau khi được triển khai, kế hoạch đã trở thành nạn nhân của sự thành công của chính nó và đã vượt qua mục tiêu ban đầu.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Năng lượng Pháp Roland Lescure cho rằng chương trình bị hạn chế bởi số lượng xe điện sản xuất tại Pháp không đủ và kêu gọi các nhà sản xuất ô tô của nước này tăng tốc.
“Ngày nay, nhu cầu rất lớn và chúng ta vẫn chưa có đủ sản phẩm sản xuất tại Pháp. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp Pháp cần phải tăng tốc hoặc cam kết thực hiện điều đó. Điều tuyệt vời về chương trình này là bạn mang đến cho những người không khá giả khả năng tiếp cận chiếc xe điện rẻ tiền và sản xuất nhiều xe Pháp hơn. Chúng ta phải làm cả hai”, ông Lescure nói với truyền hình địa phương.
Người phát ngôn của Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Pháp Christophe Béchu cho biết: “Một làn sóng đơn đăng ký mới sẽ xuất hiện vào năm 2025 vì chính phủ muốn tăng nguồn cung”.
Đình công cản trở hoạt động của TotalEnergies tại Pháp
Việc vận chuyển các sản phẩm từ các cơ sở lọc dầu chính của tập đoàn dầu khí TotalEnergies tại Pháp đã bị ngưng trệ trong ngày 20/3 khi cuộc đình công ở các cơ sở này đã bước sang ngày thứ 13.
Một số cơ sở lọc dầu đã phải giảm công suất hoạt động.
Tuần hành trong cuộc đình công trên toàn quốc, phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của Chính phủ, tại Paris, ngày 16/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo người phát ngôn của TotalEnergies, tập đoàn đã giảm hoạt động sản xuất tại các nhà máy lọc dầu Normandy và Feyzin do vận tải ngưng trệ, trong khi việc vận chuyển tại hai nhà máy là Donges và La Mede cũng đang bị đóng băng. Người phát ngôn trên nêu rõ ưu tiên của tập đoàn tại nhà máy Normandy là duy trì sự an toàn, nên một số cơ sở đã được lệnh dừng hoạt động nếu cần. Tuy nhiên, một số cơ sở vẫn hoạt động bình thường.
Thống kê cho thấy khoảng 39% số lao động làm việc tại các nhà máy lọc dầu và kho hàng của TotalEnergies đã tham gia đình công trong ngày 20/3. Cuộc đình công này diễn ra trong bối cảnh nước Pháp đang đương đầu với làn sóng biểu tình sau khi chính phủ áp dụng dự luật cải cách hưu trí gây tranh cãi mà không cần Hạ viện bỏ phiếu thông qua.
Trước đó, hôm 16/3, Chính phủ Pháp đã kích hoạt một quyền hành pháp đặc biệt cho phép ban hành sắc lệnh áp dụng dự luật mà không cần sự phê chuẩn của Hạ viện. Động thái trên đã vấp phải sự phản đối và dẫn tới nhiều cuộc biểu tình, đặt ra một trong những thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Emmanuel Macron sau chưa đầy một năm đảm nhận nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.
Cải cách hưu trí đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 tuổi, yêu cầu người lao động kéo dài thời gian làm việc để nhận được đầy đủ lương hưu. Chính phủ Pháp khẳng định cải cách hưu trí là cần thiết để tránh đẩy hệ thống lương hưu trượt sâu vào tình trạng thâm hụt, đưa độ tuổi nghỉ hưu tại Pháp lên mức tương ứng với các nước láng giềng ở châu Âu. Tổng thống Macron đã coi đây là trọng tâm chiến dịch tái tranh cử năm 2022. Tuy nhiên, đảng cầm quyền của vị tổng thống 45 tuổi đã mất thế đa số tại Quốc hội sau cuộc bầu cử hồi tháng 6/2022. Vì vậy, Chính phủ Pháp đã viện tới điều khoản 49.3 trong Hiến pháp để thúc đẩy dự luật do lo ngại không đủ phiếu ủng hộ tại Hạ viện.
Trong khi đó, cùng ngày, nghiệp đoàn Unite của Anh cho biết khoảng 1.400 lao động làm việc trên các giàn khoan dầu ngoài khơi của các công ty dầu khí lớn đang chuẩn bị đình công trong nhiều tuần. Cụ thể, theo Unite, cuộc đình công lần này sẽ ảnh hưởng tới các tập đoàn dầu khí lớn gồm BP, CNRI, EnQuest, Harbour, Ithaca, Shell và Total.
Pháp lại nóng vì tuổi hưu Ngay cả các nghiệp đoàn ôn hòa của Pháp cũng tuyên bố sẽ xuống đường nếu Tổng thống Emmanuel Macron kiên quyết thực hiện việc tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu từ mức 62 tuổi hiện nay lên 64 tuổi. Tăng tuổi hưu là vấn đề cực kỳ nhạy cảm ở Pháp. Tuy nhiên, trước khi công bố kế hoạch này chiều 10-1...