“Nhốt” rác dưới hố, dân xã Chiềng Đen sống khỏe
Nhờ cách làm chẳng giống ai “đào hố chứa rác thải sinh hoạt”, mà môi trường sống của người dân xã Chiềng Đen (TP. Sơn La) được cải thiện rõ rệt. Dịch bệnh ít xảy ra, sức khỏe của người dân được đảm bảo, bà con yên tâm lao động, sản xuất, xây dựng nông thôn mới.
90% số hộ có hố chứa rác thải
Ông Quàng Văn Bưu – Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Đen, cho biết, khi bắt tay vào thực hiện tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí xây dựng NTM, xã Chiềng Đen gặp phải nhiều thách thức. Bởi lẽ, đây là tiêu chí mềm, không có sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Tất cả các chỉ tiêu trong tiêu chí này do người dân bỏ vốn, công sức thực hiện. Trong khi đó, thu nhập của người dân còn thấp. Bà con chưa nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Tình trạng xả rác thải trong sinh hoạt cũng như trong lao động, sản xuất của người dân nơi đây còn diễn ra phổ biến. “Trong cái khó ló cách làm hay, xã đã vận động bà con nông dân đào hố chứa rác thải ngay tại vườn của gia đình mình. Đồng thời, xã phát động phong trào “sạch từ nhà ra ngõ” tới người dân các bản” – ông Bưu nhấn mạnh.
Nông dân xã Chiềng Đen không còn nhốt trâu, bò dưới gầm sàn mà làm chuồng trại xa nhà, đảm bảo vệ sinh. Ảnh: V.C
Xã Chiềng Đen đang phấn đấu hoàn thành tiêu chí môi trường. Tính đến nay, toàn xã có hơn 60% số hộ đã làm được nhà tắm, nhà vệ sinh, bể chứa nước sinh hoạt. Không còn gia đình nào nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn. Bà con làm chuồng trại xa nhà, hợp vệ sinh, chăn nuôi phát triển”. Ông Quàng Văn Bưu
Video đang HOT
Việc làm này tuy không phải đầu tư tiền của nhưng lúc đầu triển khai, xã cũng gặp phải không ít trở ngại. “Xã chỉ đạo toàn thể cán bộ, đảng viên ở địa phương vận động gia đình mình thực hiện trước, để làm gương cho người dân noi theo. Cán bộ các tổ chức hội, đoàn thể còn đến từng ngõ, gõ từng nhà vận động, giúp bà con đào hố” – ông Cà Văn Danh- Chủ tịch UBND xã Chiềng Đen cho biết. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của đảng ủy, chính quyền xã, đến nay đã có hơn 90% số hộ ở Chiềng Đen làm hố chứa rác thải. Hầu hết các hộ đều đào hố rác ở góc vườn, đảm bảo xa nhà hợp vệ sinh.
Hoàn thành tiêu chí về môi trường
Dẫn chúng tôi ra hố rác cách nhà hơn 10m, chị Tòng Thị Chiêng, dân bản Tò Lọ, xã Chiềng Đen vui vẻ nói: “Cán bộ Hội Nông dân xã đến tận nhà tôi vận động, hướng dẫn. Nhận thức được việc làm ý nghĩa này có lợi cho sức khỏe của mọi người trong nhà, tôi đã đào một hố rộng chừng 1m2. Hàng ngày, tôi đều dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, sân vườn, thu gom rác thải bỏ vào hố. Cứ cách vài ngày, tôi lại đốt một lần. Ở bản tôi, nhà nào cũng làm theo, mọi người ai cũng vui vì sạch nhà, sạch ngõ”.
“Không chỉ sạch nhà mà người dân trong xã còn có ý thức giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm và cả trên nương rẫy. Tình trạng vứt rác thải bừa bãi giờ hầu như không còn. Môi trường sống được đảm bảo, bà con có sức khỏe ổn định, yên tâm lao động, sản xuất” – ông Danh cho biết thêm. Rời xã Chiềng Đen khi hoàng hôn khuất dần sau núi, cũng là lúc bà con dân bản tất bật dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Những tuyến đường dân sinh được đổ bê tông bằng phẳng, được dọn sạch. Tuy chưa cán đích NTM nhưng nhiều cái mới, cái hay đã về với vùng nông thôn này.
Theo Danviet
Chặt 200 cây cà phê, hiến 400m2 đất để cả bản cùng giàu
Với suy nghĩ "có con đường tốt thì sẽ làm được nhiều tiền", gia đình chị Tòng Thị Chiêng, bản Tò Lọ, xã Chiềng Đen (TP Sơn La, tỉnh Sơn La) đã tình nguyện hiến hơn 400 m2 để bản làm con đường mới rộng hơn, đẹp hơn.
Chị Tòng Thị Chiêng cho biết, đầu năm 2017, bản thông báo kế hoạch làm đường dân sinh, chị đã bàn với chồng hiến đất cho bản và được chồng chị đồng ý không chút đắn đo, suy tính.
"Gia đình tôi làm nông nghiệp thuần túy. Cả nhà 6 miệng ăn chỉ trông chờ vào mảnh nương, vườn trồng cà phê. Cắt đất cho bản tức là cắt bớt khoản thu nhập của gia đình. Nhưng tôi lại nghĩ vì lợi ích của cả bản thì mình chịu thiệt thòi một chút cũng đâu có sao. Vả lại khi có đường mới rộng rãi hơn, khang trang hơn, đi lại thuận tiện thì các sản phẩm nông sản mình làm ra bán cũng được giá hơn. Tình trạng bị tư thương ép giá như trước chăc chăn se it xay ra" - chị Chiêng chia se.
Đường nội bản Tò Lọ được cứng hóa, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân.
Ngày phải chặt bỏ gần 200 cây cà phê để giao hơn 400 m2 đất cho bản làm đường giao thông, hai vợ chồng chị không khỏi ngậm ngùi. "Cây cà phê gắn bó với gia đình tôi từ năm 1992. Chặt đi cũng thấy tiếc cái công mình chăm sóc; tiếc khoản thu hàng chục triệu đồng mỗi năm nhưng cứ nghĩ tới con đường mới sạch đẹp là tôi lại phấn khởi hẳn lên" - anh Tòng Văn Chum, chồng chị Chiêng vui vẻ nói.
Dẫn chúng tôi ra con đường bê tông bằng phẳng, rộng rãi ngay trước cửa nhà, chị Chiêng kể: Trước năm 2017, đường nội bản Tò Lọ không to và thẳng như bây giờ. Bao năm bà con trong bản phải đi lại trên con đường đất vừa nhỏ hẹp lại lầy lội, trơn trượt mỗi khi mưa xuống.
Đường dân sinh bản Tò Lọ, xã Chiềng Đen luôn được vệ sinh sạch sẽ.
Giờ đây ban Tò Lọ đã có con đường nội bản rộng hơn 4 m và được đổ bê tông bằng phẳng. Không chỉ người lớn mà cả trẻ em ngày ngày cắp sách đến trường trên con đường này cũng thấy vui hơn.
"Các cháu đã thoát khỏi cảnh bùn đất dính đầy quần áo khi đến lớp vào những ngày mưa. Tôi thấy việc mình hiến đất làm đường là quyết định đúng đắn, đem lại niềm vui cho nhiều người. Có đường đi là có tiền, có no ấm. Giao thông thuận lợi sẽ kéo kinh tế, xã hội phát triển theo..." - chị Chiêng chia sẻ.
Anh Lò Văn Thụy - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Đen, cho biết: Gia đình chị Chiêng dù kinh tế chẳng có gì khá giả nhưng là hộ đầu tiên tình nguyện hiến đất cho bản mở đường. Khi giải phóng mặt bằng, chúng tôi thấy cây cà phê đang tốt thế mà phải chặt thì cũng tiếc lắm. Nhưng chính vợ chồng chị Chiêng đã ra tay chặt cây, giải phóng mặt bằng giúp bản. Học theo chị Chiêng, các hộ có đất giáp đường đi của bản cũng chủ động cắt bớt một phần diện tích cho bản nắn đường to hơn, thẳng hơn.
Nhờ những người như chị Chiêng, bản Tò Lọ hôm nay đã có đường bê tông dài hơn 1 km, xuyên suốt bản; thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt và thông thương hàng hóa.
Theo Danviet
Sơn La: 1 người chết do bão số 3 Tỉnh Sơn La đã có 1 người chết ở huyện Sốp Cộp do bị lũ cuốn trôi do hậu quả bão số 3 gây ra. Trong 2 ngày qua, ảnh hưởng cơn bão số 3 tại tỉnh Sơn La xảy ra mưa to và rất to tại nhiều địa phương gây thiệt hại nặng đến sản xuất và tài sản của nhân dân....