Nhộn nhịp mùa “quay” châu chấu ở Thủ đô
Châu chấu là món ăn bổ dưỡng, loài côn trùng này gần đây trở thành thực phẩm có giá trị. Vào mùa gặt, ban đêm, những người dân các xã ven đô Hà Nội chẳng mấy ai ở nhà, tất cả ra đồng “quay” châu chấu.
Đồ nghề gồm một bộ đèn chiếu sáng gắn lên đầu, một sợi dây thừng vài chục mét, trên dây thừng buộc các túi nilon cách nhau 20 – 30cm, một chiếc vợt dài gần 2m. Công việc bắt đầu từ 16 giờ hàng ngày, trước tiên hai người sẽ cầm hai đầu dây đi từ đầu đến cuối ruộng, lùa châu chấu trên cả cánh đồng cho bay tập trung vào một khoảnh nhỏ. Sau đó chờ mặt trời lặn, châu chấu bay chậm, thấp, lúc này họ mới dùng vợt “càn quét”. Sở dĩ gọi là “quay” châu chấu là do động tác dùng cái vợt, vung tay với động tác quay tròn.
Việc “quay” châu chấu tốn rất nhiều sức lực, vì vậy người thợ săn xúc liên tục hết một vạt cỏ là lại phải nghỉ lấy sức và thu hoạch sản phẩm chuyển vào bao tải để chuẩn bị cho lần “quay” tiếp theo.
Những túi nilon buộc trên sợi dây khi di chuyển sẽ tạo tiếng động làm lũ châu chấu hoảng sợ và bay theo ý muốn của người săn.
Anh Đoàn Văn Giỏi (xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa) cho biết mỗi tối, trung bình anh cùng người bạn “quay” được khoảng 8 – 10kg châu chấu, giá bán từ 60 – 80 ngàn/kg… Tùy thuộc vào độ to, nhỏ, châu chấu cái, to béo hơn sẽ được giá hơn những con đực.
Một con chấu cái đang trưởng thành. Đi bắt chấu cũng như đi câu cá, hôm nào may mắn thì bắt được nhiều chấu cái, to, béo, bán được giá hơn chấu đực.
Ngày trước ở Thôn Thụ, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức cũng chỉ có vài người, giờ thì đàn ông cả xã hầu như ai cũng đổ ra đồng để “quay” chấu kiếm thêm thu nhập. Các cụ già, phụ nữ và trẻ em ở nhà “ngắt chấu” thuê cho chủ thu mua.
Video đang HOT
Khi trời tắt nắng cũng chính là thời điểm săn châu chấu.
Mỗi tối ngắt chấu thuê trung bình một người được khoảng 5 – 6kg chấu, kiếm được từ 30 – 40 ngàn đồng.
Trước kia người dân ở ngoại thành Hà Nội chỉ trông chờ vào mùa vụ, đời sống khó khăn. Nay, nhờ cung cấp châu chấu đi khắp các nhà hàng, khách sạn, kinh tế nhiều gia đình đã cải thiện hơn.
Theo Danviet
Lội đồng săn con gặm nhấm, trai Thủ đô kiếm tiền triệu mỗi ngày
Sau vụ thu hoạch hè thu, nhiều cánh đồng ở các huyện ngoại thành Hà Nội lại nhộn nhịp cảnh người dân lội ruộng mang theo cả chó đánh hơi... đi săn con gặm nhấm làm đặc sản.
Những ngày này, khi vụ thu hoạch hè thu đã xong, nhiều cánh đồng tại các huyện ngoại thành Hà Nội chỉ còn trơ gốc rạ thì nơi đây lại trở thành địa điểm ưa thích của đám trai làng đi săn chuột đồng.
Theo chân nhóm thanh niên đi bắt chuột tại cánh đồng thôn Cao Xá (xã Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội), buổi đi săn bắt đầu từ lúc 3 giờ chiều, địa điểm là các đường bờ ruộng, đường ven theo kênh, mương cấp nước cho ruộng đồng.
Đây là những địa điểm chuột thường đào hang, chỉ cần đi dọc vài mét lại thấy một miệng hang chuột to bằng miệng bát, nằm khuất sau lùm cỏ.
Thợ săn chuột dùng tay không đắp bờ trên miệng hang sau đó đổ nước ngập hang chuột.
Anh Nguyễn Văn Phúc (thôn Cao Xá, xã Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội) cho biết: "Đổ nước ngập hang sẽ khiến chuột bị ngộp và phải chui ra ngoài. Ngày xưa chúng tôi dùng rơm rạ để hun chuột nhưng rất mất thời gian, không nhanh bằng việc đổ nước."
Có nhiều cách để bắt chuột đồng, người thì đặt bẫy, đào hang, hung khói, đổ nước, người lại dùng chó đánh hơi, dùng gậy đập hoặc có thể bắt bằng tay không.
Để tránh bị chuột cắn, người bắt phải túm lấy phần gáy của con chuột. Chúng cũng bị bẻ răng ngay sau đó rồi mới cho vào rọ.
Một nhóm thợ săn chuột thường đi từ 4 tới 5 người và đều có phân công nhiệm vụ rõ ràng để hỗ trợ nhau, người đổ nước, người đào, người tìm hang, người sẵn sàng vồ chuột.
Những người đi bắt chuột cho biết, mỗi buổi có thể bắt được từ 7 tới 10kg chuột. Với mức giá bán buôn khoảng 80.000 đồng/kg hoặc chuột làm sạch bán lẻ từ 160.000 đồng/kg. Mỗi ngày thợ săn chuột có thể kiếm tới cả triệu đồng.
Chuột đồng thường có kích thước chỉ bằng hai ngón tay, lông màu vàng óng, bụng có màu trắng. Sau mùa gặt có những con chuột béo núc, đạt tới kích thước bằng cả nắm tay và nặng tới 500gr.
Săn chuột đồng không chỉ giúp người dân kiếm được một khoản tiền kha khá mà còn có tác dụng diệt trừ một lượng lớn chuột phá hoại lúa và hoa màu của người nông dân.
Thịt chuột thui sau đó được đem đi chế biến nhiều món như hấp, ướp gia vị rồi đem rán, nướng hay làm giả cầy.... đều là những món đặc sản nổi tiếng khắp cả nước.
Theo Danviet
Theo chân thợ săn chuột đồng ở ngoại thành Hà Nội Lúa đã gặt xong, cánh đồng trơ gốc rạ là lúc người dân Canh Nậu (huyện Thạch Thất, Hà Nội) rủ nhau đi bắt chuột. Đây là thời điểm đàn chuột vô tình được vỗ béo khi hạt thóc còn vương vãi trên cánh đồng. Ngoài nghề mộc có tiếng, xã Canh Nậu (Thạch Thất, hà Nội) còn được biết đến với đặc...