Nhóm vũ trang đối lập dẫn đầu giao tranh căng thẳng tại CHDC Congo
Nhóm vũ trang đối lập M23 tại CHDC Congo đã kiểm soát thành phố lớn ở miền đông, động thái leo thang quan trọng trong cuộc xung đột kéo dài 10 năm.
Giao tranh tại CHDC Congo leo thang căng thẳng khi đã có hơn 700 người chế.t ở thành phố Goma và các khu vực lân cận trong tuần trước, trong bối cảnh nhóm vũ trang đối lập M23 đã kiểm soát được Goma.
Chính quyền CHDC Congo cho hay ít nhất 773 người thiệ.t mạn.g và hơn 2.800 người bị thương, nhấn mạnh con số này có thể gia tăng. Nhiều th.i th.ể nằm rải rác trên đường phố do các nhà xác quá tải, AFP đưa tin ngày 1.2.
Sau khi chiếm giữ Goma, nhóm M23 do người Tutsi lãnh đạo tiếp tục tiến quân về phía Bukavu nhưng bị quân đội Congo cùng lực lượng hỗ trợ từ Burundi chặn lại vào ngày 31.1. M23 tuyên bố sẽ tiến về thủ đô Kinshasa của CHDC Congo.
Dòng người di tản khỏi thành phố Goma ngày 2.2. ẢNH: AFP
M23 là gì?
Nhóm M23 hay March 23 Movement (phong trào ngày 23 tháng 3), là một trong số hơn 100 nhóm vũ trang đối lập chống lại quân đội chính quy của CHDC Congo và đang tiến hành các cuộc giao tranh tại miền đông nước này. Theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc, M23 có hơn 8.000 thành viên, hiện diện tại các khu vực giáp biên giới với Rwanda và Uganda ở tỉnh Bắc Kivu (CHDC Congo).
Tên của nhóm được dựa theo ngày 23.3.2009, khi nhóm đối lập CNDP của người Tutsi và chính quyền CHDC Congo ký hiệp định nhằm chấm dứt giao tranh tại miền đông do người Tutsi dẫn đầu. M23 được thành lập vào năm 2012 sau khi CNDP cáo buộc chính phủ không thực hiện thỏa thuận, bao gồm các điều khoản đưa người Tutsi vào lực lượng vũ trang, bảo vệ các nhóm thiểu số và phân bổ nguồn tài nguyên đồng đều, theo The Guardian.
Hoạt động của M23
M23 cho biết mục tiêu của nhóm là đảm bảo lợi ích của người Tutsi tại CHDC Congo và các dân tộc thiểu số khác. Trong năm 2022, nhóm này đã phát động tấ.n côn.g Bắc Kivu chống lại quân đội chính quy. Vào năm ngoái, nhóm vũ trang đã kiểm soát thị trấn Rubaya, nơi có các mỏ khai thác coltan quan trọng (một kim loại dùng để sản xuất bo mạch điện tử cho những thiết bị công nghệ). Hoạt động sản xuất và xuất khẩu coltan giúp CHDC Congo thu được 800.000 USD mỗi tháng.
Vào tháng 1, M23 tiếp tục có các cuộc tiến công và dần kiểm soát thêm nhiều khu vực, gồm các thị trấn Katale, Masisi, Minova, Sake và giờ đây là thành phố Goma, thủ phủ của Bắc Kivu.
Nhân tố Rwanda
Liên Hiệp Quốc, CHDC Congo, Mỹ và nhiều quốc gia khác cáo buộc Rwanda hỗ trợ nhóm M23 trong các cuộc xung đột tại CHDC Congo, điều mà quốc gia láng giềng này bác bỏ. Hồi năm 2022, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc nói rằng họ có “bằng chứng chắc chắn” rằng binh lính Rwanda đã hợp tác với M23. Báo cáo hồi năm ngoái của Liên Hiệp Quốc khẳng định có khoảng 3.000 – 4.000 binh sĩ quân đội Rwanda hoạt động cùng M23 tại CHDC Congo.
Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc họp về tình hình CHDC Congo ngày 28.1. ẢNH: REUTERS
Phản ứng của khu vực
Rwanda hôm 2.2 hoan nghênh lời kêu gọi triệu tập hội nghị thượng đỉnh khu vực châu Phi nhằm thảo luận về khủng hoảng tại CHDC Congo.
Cộng đồng Phát triển vùng Nam Phi (SADC) gồm 16 quốc gia hôm 31.1 đã kêu gọi tổ chức hội nghị chung với Cộng đồng Đông Phi (EAC) gồm 8 quốc gia để thảo luận về hướng đi tiếp theo cho tình hình CHDC Congo, sau khi có thông tin các binh sĩ nước ngoài thiệ.t mạn.g trong xung đột đang diễn ra.
Đã có ít nhất 13 công dân Nam Phi, 3 người Malawi, 2 người Tanzania và 1 người Uruguay thiệ.t mạn.g khi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại CHDC Congo. Có khoảng 11.000 thành viên gìn giữ hòa bình hiện diện tại CHDC Congo như một phần thuộc phái bộ Liên Hiệp Quốc tại nước này.
Ảnh hưởng nhân đạo
Bạo lực tại miền đông CHDC Congo đã làm trầm trọng thêm vấn đề nhân đạo, khi 6 triệu người đã phải di tản do xung đột. Ngoài ra, các vụ hành quyết và bạo lực tìn.h dụ.c cũng diễn ra trong các cuộc giao tranh gần đây.
Việc M23 kiểm soát Goma vấn đề thêm khó khăn khi thành phố này là trung tâm cho các công tác hỗ trợ nhân đạo.
Liệu 2 đối thủ truyền kiếp Israel - Iran có nổ ra chiến tranh toàn diện?
"Thùng thuố.c súng" ở Trung Đông đang leo thang căng thẳng nghiêm trọng sau khi Iran bắ.n hàng trăm tên lửa vào Israel, khiến giới quan sát lo ngại kịch bản 2 bên sẽ nổ ra chiến tranh tổng lực.
Iran đã tấ.n côn.g Israel bằng hàng trăm tên lửa hôm 1/10 (Ảnh: Reuters).
Tối ngày 1/10, Iran đã bắ.n hàng trăm tên lửa vào Israel trong động thái nhằm trả đũa các vụ Israel h.ạ sá.t thủ lĩnh Hamas và Hezbollah, các nhóm vũ trang mà Tehran hậu thuẫn trong khu vực.
Vụ tấ.n côn.g diễn ra trong bối cảnh Israel vẫn đang tiếp tục chiến dịch quân sự ở Gaza và bắt đầu đưa quân sang miền nam Li Băng để tấ.n côn.g trên bộ nhằm vào Hezbollah.
Hiện chưa rõ số lượng tên lửa chính xác Iran đã bắ.n ra, nhưng theo PBS News, đây là một trong những vụ không kích tên lửa lớn nhất từ trước tới nay nhằm vào Israel. Tel Aviv cũng đã cảnh báo rằng vụ tấ.n côn.g của Iran sẽ gây ra hậu quả.
NDTV nhận định, đây là diễn biến gây leo thang căng thẳng dữ dội nhất ở Trung Đông kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát gần một năm trước. Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, người đang trong hầm trú ẩn tại một địa điểm không được tiết lộ, là người đã chỉ đạo thực hiện cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa vào Israel hôm qua.
Câu hỏi được đặt ra là liệu căng thẳng này có bùng nổ thành một cuộc chiến tranh tổng lực, toàn diện giữa 2 cường quốc quân sự khu vực và cũng là kẻ thù "truyền kiếp" Israel và Iran hay không?
Theo NDTV, Israel đã phát đi tín hiệu rằng họ không muốn kịch bản này xảy ra. NDTV đã phỏng vấn Guy Nir, một nhà ngoại giao của Israel ở Ấn Độ.
Ông cảnh báo rằng: "Nếu ông ấy (Ayatollah Ali Khamenei) có kế hoạch khởi xướng một cuộc chiến tranh toàn diện với Israel, thì đó sẽ là một sai lầm đối với họ (Iran)."
Ông Guy Nir nói rằng đòn đáp trả của Israel đối với cuộc tấ.n côn.g của Iran sẽ là một phản ứng chiến lược, cụ thể. "Phản ứng của Israel sẽ là một phản ứng chiến lược và cụ thể, chứ không phải là một cuộc chiến tranh toàn diện. Tôi không nghĩ bất kỳ bên nào muốn điều đó", ông nói.
Ông cũng cảnh báo bất kỳ bên nào về kịch bản cùng Iran tấ.n côn.g Israel. "Nếu bất kỳ bên nào muốn tham gia cùng Iran, tất cả những gì tôi có thể hy vọng là họ không làm vậy, bởi vì nếu họ làm vậy, hậu quả cũng sẽ rất thảm khốc đối với họ", ông cảnh báo.
Iran nã hàng trăm tên lửa vào Israel, cảnh báo đanh thép Tel Aviv .
Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng cảnh báo sẽ đáp trả Iran. "Iran đã sai lầm rất lớn và họ sẽ phải trả giá. Iran không hiểu được sự kiên định để tự vệ và đáp trả kẻ thù của chúng tôi", ông Netanyahu nói.
Ông cũng cảnh báo tới các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn ở Gaza, Li Băng, Yemen, Syria. "Chúng tôi sẽ tuân thủ nguyên tắc đã đặt ra: Bất kỳ ai tấ.n côn.g chúng tôi, chúng tôi sẽ tấ.n côn.g họ", ông nói.
Vòng xoáy "ăn miếng, trả miếng"
Theo PBS, vụ tấ.n côn.g của Iran hôm qua có những điểm khác biệt so với cuộc tập kích quy mô lớn của Tehran hồi tháng 4.
Thứ nhất, trong cuộc tấ.n côn.g nửa năm trước, Iran đã phóng 300 UAV và tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo vào Israel. Tuy nhiên, trong cuộc tấ.n côn.g hôm qua Tehran đã dùng toàn bộ tên lửa, loại vũ khí khó đán.h chặn hơn nhiều so với UAV bay thấp và chậm.
David Makovsky, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Washington về Chính sách Cận Đông nhận xét, tên lửa Iran hôm qua đã bay tới khắp Israel, điều mà phía Tel Aviv chưa từng trải qua trong nhiều năm qua.
Mặt khác, trong cuộc tấ.n côn.g hồi tháng 4, Iran đã phát đi nhiều tín hiệu trước khi thực sự tấ.n côn.g Israel. Vào thời điểm đó, giới quan sát nhận định, Iran dường như muốn kiềm chế xung đột leo thang, nên họ đã liên tục cảnh báo sắp tấ.n côn.g Israel để Mỹ và đồng minh có thời gian để chuẩn bị phản ứng.
Trong vụ việc ngày 1/10, tình thế đã khác. Mỹ chỉ vừa cảnh báo về nguy cơ Iran sắp tấ.n côn.g Israel, Tehran đã phóng tên lửa một vài tiếng sau. Chuyên gia Suzanne Maloney từ Viện Brookings nhận định, vụ tấ.n côn.g hôm qua nguy hiểm hơn nhiều so với tháng 4 và cho thấy Iran đã quyết liệt hơn.
Khi Israel cảnh báo sẽ trả đũa, Iran đã tuyên bố sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn nữa nếu như Tel Aviv có đòn đáp trả. Lời cảnh báo này cũng được xem như thông điệp nhằm kìm chế đối thủ, rằng nếu như Israel muốn tấ.n côn.g lớn, Iran sẽ sẵn sàng đáp trả tới cùng.
Câu hỏi đặt ra là Israel sẽ trả đũa Iran như thế nào? Hồi tháng 4, sau khi Iran tấ.n côn.g nhằm vào Israel, Tel Aviv cũng đã cảnh báo sẽ trả đũa, nhưng quy mô của đòn đán.h này tương đối hạn chế. Khi đó, giới quan sát cho rằng, cả 2 bên đều muốn tránh căng thẳng leo thang, có thể tạo ra vòng xoáy ăn miếng, trả miếng không hồi kết.
Giờ đây, câu hỏi là liệu Israel sẽ phản ứng ra sao và liệu họ có sẵn sàng cho một cuộc xung đột toàn diện với Iran hay không?
Căng thẳng giữa Israel và Iran leo thang dồn dập trong thời gian qua (Ảnh: Reuters).
Giới quan sát nhận định, Mỹ có vai trò cụ thể trong diễn biến tiếp theo tại Trung Đông.
Thứ nhất, Mỹ đã tuyên bố Iran sẽ phải chịu hậu quả vì tấ.n côn.g vào đồng minh Israel. Mỹ tuyên bố sẽ hợp tác với Israel trong đòn trả đũa. Câu hỏi là sự hợp tác này sẽ đến mức nào? Nếu Israel muốn đán.h lớn vào Iran, liệu Mỹ có kiềm chế đồng minh hay hỗ trợ cho Tel Aviv thực hiện mục tiêu?
Hồi tháng 4, sau khi Iran tấ.n côn.g Israel, Mỹ từng tuyên bố họ không muốn chiến tranh với Tehran nên sẽ không tham gia vào nỗ lực trả đũa của Tel Aviv mà sẽ hỗ trợ để giúp đồng minh tự vệ. Phát biểu của Mỹ sau vụ 1/10 dường như đã thể hiện sự quyết tâm hơn.
Thứ hai, Mỹ vẫn là bên cung cấp hàng tỷ USD viện trợ quân sự cho Israel trong thời gian qua để duy trì cam kết bảo vệ đồng minh. Israel đã thể hiện sự quyết liệt trong các đòn tấ.n côn.g trong thời gian qua nhằm vào Hamas và Hezbollah, bất chấp việc Washington nhiều lần kêu gọi các bên hướng tới mục tiêu ngừng bắ.n.
Câu hỏi đặt ra là, nếu Mỹ giảm hoặc cắt viện trợ cho Israel, cục diện Trung Đông sẽ ra sao? Tuy nhiên, kịch bản này dường như khó xảy ra khi Washington vẫn thể hiện sự quyết tâm trong mục tiêu bảo vệ cho đồng minh.
Bạo loạn kinh hoàng hòng vượt ngục tại Congo, gần 190 người thương vong Trong một tuyên bố hôm 3/9, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo thông tin, đã xảy ra một vụ vượt ngục kinh hoàng tại nhà tù lớn nhất quốc gia Trung Phi này, khiến ít nhất 129 người thiệ.t mạn.g cùng 59 người khác bị thương. Theo đó, vụ bạo loạn hòng đào tẩu khỏi nhà tù Makala, Thủ đô Kinshasa,...