“Nhóm VinGroup” giảm sâu, VN-Index mất hơn 3 điểm
Nỗ lực của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, HPG, VCB, VNM, REE, TCB, MBB, BID…là không đủ giúp thị trường giữ được sắc xanh.
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 3,38 điểm (0,36%) xuống 934,07 điểm; HNX-Index giảm 0,4% xuống 109,3 điểm và UPCom-Index giảm 0,08% xuống 56,43 điểm.
Việc VN-Index giảm mạnh trong sáng nay có nguyên nhân không nhỏ từ nhóm VinGroup khi VIC, VRE, VHM đồng loạt giảm điểm. Trong đó, VIC giảm hơn 3% là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường.
Nỗ lực của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, HPG, VCB, VNM, REE, TCB, MBB, BID…là không đủ giúp thị trường giữ được sắc xanh.
Trong sáng nay, khối ngoại bán ròng 40 tỷ đồng trên toàn thị trường, lực bán tập trung vào CTG (11,6 tỷ đồng), VIC (8,3 tỷ đồng), KBC (5 tỷ đồng).
=================================
Những phút đầu phiên 17/2 diễn ra khá giằng co với sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Ở nhóm Bluechips, REE, VNM, BID, TCB, MBB là những cái tên tăng điểm đáng chú ý.
Ở chiều ngược lại, BVH, CTG, FPT, GAS, MSN, VIC, HVN, SAB, VRE, PNJ, NVL…đang kìm hãm thị trường. Bộ đôi cổ phiếu hàng không HVN, VJC tiếp tục giảm điểm bởi ảnh hưởng của dịch Corona.
Video đang HOT
Tương tự, các cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí cũng giao dịch tương đối giằng co. ROS sau những dự báo có thể bị loại khỏi rổ FTSE Vietnam Index trong kỳ cơ cấu tháng 3 hiện đang giảm 500 đồng.
GTN sau khi tổ chức thành công ĐHCĐ vào cuối tuần trước với việc bà Mai Kiều Liên trúng cử Chủ tịch HĐQT đã tăng trần lên 19.650 đồng trong sáng nay.
Tại thời điểm 10h5′, chỉ số VN-Index giảm 1,93 điểm (0,21%) xuống 935,52 điểm; HNX-Index giảm 0,05% xuống 109,69 điểm và UPCom-Index giảm 0,07% xuống 56,43 điểm. Khối ngoại bán ròng 9 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung KBC, CTG, E1VFVN30…
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Hàng loạt quỹ đầu tư lớn trên TTCK Việt Nam có hiệu quả đầu tư 2019 thua xa gửi tiết kiệm
Trong khi đó, chỉ một số quỹ "chiến thắng" VN-Index nhờ nắm giữ "nhóm VinGroup", VCB hay MWG, FPT.
Năm 2019 khép lại với mức tăng trưởng 7,7% của chỉ số VN-Index và 2,8% với VN30 Index. Sự hồi phục của thị trường đã giúp phần lớn các quỹ đầu tư ghi nhận một năm tăng trưởng NAV, sau khi hầu hết đều thua lỗ trong năm 2018.
Dù vậy, mức độ phân hóa trong năm qua khá mạnh khiến đà tăng của các quỹ không quá bùng nổ và thậm chí nhiều quỹ vẫn "thua" Index.
Theo thống kê, VinaCapital VOF ghi nhận performance -1,4% trong năm 2019 và là quỹ có tăng trưởng "tệ" nhất. Việc các cổ phiếu "họ VinGroup" không xuất hiện trong top holdings, trong khi tỷ trọng nhóm cổ phiếu ngân hàng, công nghệ, tiêu dùng khá thấp (thậm chí không có) đã ảnh hưởng tiêu cực tới performance VinaCapital trong năm qua.
Thời gian gần đây, VinaCapital VOF có xu hướng giảm đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, trong khi gia tăng tỷ trọng đầu tư vào Private Equity (doanh nghiệp tư nhân), cũng như gia tăng tỷ trọng đầu tư trái phiếu.
Các quỹ KB Vietnam Focus Securities Feeder Investment, Vietnam Holding, Pyn Elite Fund cũng ghi nhận performance khá thấp, dưới mức tăng trưởng của VN30 Index (2,8%).
Trong khi đó, quỹ ngoại lớn nhất trên TTCK Việt Nam Dragon Capital VEIL ghi nhận mức tăng trưởng NAV/shares 3,4% trong năm 2019, tốt hơn VN30 Index nhưng vẫn kém xa VN-Index (7,7%).
Quỹ nội địa với quy mô lớn nhất VFMVN30 ETF ghi nhận mức tăng trưởng NAV/shares 3,7%, vượt trội so với mức tăng 2,8% của benchmark VN30 Index. Tuy vậy, so với các quỹ ETFs khác đang hoạt động trên TTCK Việt Nam thì performance VFMVN30 ETF khá thấp. Cụ thể, FTSE Vietnam ETF ghi nhận mức tăng trưởng 6%, SSIAM VNX50 ETF tăng 6,1%, thậm chí VNM ETF tăng 8,2%, vượt qua đà tăng VN-Index (7,7%).
Các quỹ có performance tốt hơn VN-Index trong năm qua ngoài VNM ETF còn có Tundra Vietnam Fund ( 7,7%), KIM Vietnam Growth Securities Master Investment ( 8%), hay bộ đôi do VFM quản lý, bao gồm VFMVF4 ( 8,9%) và VFMVF1 ( 11%).
Trong đó, đà tăng 7,7% của Tundra Vietnam Fund được tính theo đồng SEK (Thụy Điển). Nhưng nếu tính theo USD thì tăng trưởng NAV/shares của Tundra Vietnam Fund chỉ còn khoảng 3,5%.
Một điểm đáng chú ý, các quỹ "chiến thắng" thị trường trong năm qua như VNM ETF, KIM Vietnam Growth Securities Master Investment, VFMVF4, VFMVF1 đều nắm giữ tỷ trọng lớn các cổ phiếu như "nhóm VinGroup" hay VCB. Ngoài ra, VFMVF4, VFMVF1 còn nắm giữ tỷ trọng lớn MWG và FPT, đây là những cổ phiếu tăng trưởng mạnh trong năm qua nhờ KQKD khả quan cũng như lọt vào rổ VN Diamond Index.
Quỹ trái phiếu lãi hơn gửi ngân hàng, bất ngờ với đà tăng trưởng của BVBF
Trong năm 2019, thị trường trái phiếu diễn ra khá sôi động và nhiều quỹ mới đã được ra đời như VCBF hay VNDBF. Do mới thành lập trong năm 2019 nên tăng trưởng các quỹ này lần lượt ở mức 1,69% và 2,64%.
So với lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng (khoảng 7,5%) thì hiệu suất đầu tư vào các quỹ trái phiếu năm qua là khá tốt. Ngoại trừ SSIBF chỉ tăng trưởng 6,18%, các quỹ khác như VFF VinaWealth, TCBF, VTBF, VFMVFB, BVBF đều tăng trưởng hơn gửi tiết kiệm.
Trong đó, BVBF của Bảo Việt Fund gây bất ngờ khi ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội trong năm qua, lên 14,38%. VFVMVFB tăng trưởng thấp hơn năm trước (hơn 11% trong năm 2018) nhưng vẫn khá tích cực với mức tăng 9,09%.
Hiện tại, TCBF là quỹ trái phiếu lớn nhất thị trường với quy mô hơn 15.000 tỷ đồng. Trong năm qua, performance TCBF ở mức 8,17%, cao hơn đôi chút so với lãi suất ngân hàng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Nhóm VinGroup hồi phục mạnh, VN-Index vẫn giảm điểm bởi ảnh hưởng từ MSN MSN tiếp tục bị bán mạnh và giảm 1.300 đồng xuống 55.300 đồng. Đây cũng là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường sáng nay. Trong khi đó, MML sau 2 phiên chào sàn "thảm họa" đã hồi phục khá tốt và hiện tăng 2.400 đồng lên 66.000 đồng. Về cuối phiên sáng, đà giảm thị trường dần được thu...