Nhóm tác chiến tàu sân bay nào của Mỹ chở F/A-18 không kích Iraq?
2 chiếc F/A-18 Super Hornet thực hiện cuộc không kích lực lượng phiến quân (ISIL) vào ngày 8/8 vừa qua đã xuất phát từ tàu sân bay USS George H. W. Bush (CVN 77).
Một phần chính sách của Mỹ ở Trung Đông là luôn duy trì một nhóm tác chiến tàu sân bay và một nhóm sẵn sàng đổ bộ trong khu vực.
Hải quân Mỹ cho hay 2 chiếc F/A-18 Super Hornet thực hiện cuộc không kích lực lượng phiến quân ISIL (nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông) vào ngày 8/8 vừa qua đã xuất phát từ tàu sân bay USS George H. W. Bush (CVN 77) đang hoạt động tại Vịnh Ba Tư. Đây là chiếc cuối cùng được đóng thuộc lớp Nimitz, tàu sân bay này đã hoạt động tại khu vực do Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ đảm trách kể từ ngày 22 tháng 3 năm nay.
Tàu sân bay George H. W. Bush, mang theo 44 máy bay tiêm kích hạm và năm máy bay tấn công điện tử, được hộ tống bởi tuần dương hạm Philippine Sea (CG-58) thuộc lớp Ticonderoga, và các tàu khu trục Arleigh Burke, O’Kane, Roosevelt lớp Arleigh Burke. Tất cả tàu tuần dương và tàu khu trục có thể thực hiện hàng chục cuộc tấn công bằng tên lửa, bao gồm cả tên lửa hành trình Tomahawk. Tầm bắn của các tên lửa khác nhau tùy thuộc vào phiên bản, nhưng ít nhất là 800 dặm (gần 1.300km) – đủ để vươn đến các khu vực hoạt động của ISIL ở miền bắc Iraq từ Vịnh Ba Tư.
Hải quân Mỹ không đưa ra bình luận nào về việc có tàu ngầm nào đang hoạt động trong khu vực hay không. Tất cả các tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ có thể phóng tên lửa Tomahawk.
Về phần lực lượng đổ bộ là đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh số 22 (MEU 22), được triển khai trên tàu đổ bộ Mesa Verde và Gunston Hall cùng với tàu đổ bộ trực thăng ARG Batakhoon. MEU gồm khoảng 2.500 lính thủy đánh bộ, một phi đội trực thăng MV-22 Osprey, và một phi đội hậu cần chiến đấu. Các tàu cũng mang theo một số trực thăng tấn công và trực thăng vận tải.
Một nhóm đổ bộ khác đang được triển khai cùng với MEU 22 từ San Diego vào ngày 25/7 trên tàu đổ bộ USS Makin Island (LHD-8), và dự kiến sẽ đổi phiên cho tàu ARG Bataan.
Không có nhóm tàu sân bay tấn công khác được triển khai tại khu vực ở thời điểm này, mặc dù tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) đã dự định rời San Diego vào triển khai thường xuyên theo lịch trình khoảng tuần thứ ba của tháng Tám.
Dưới đây là danh sách các lực lượng hải quân Mỹ triển khai tại khu vực trách nhiệm của Bộ chỉ huy trung tâm Mỹ:
Tàu sân bay George H. W. Bush (CVN 77)
Video đang HOT
Cùng với:
Phi đội máy bay chiến đấu 15 (VFA-15) Valions, với 10 chiếc F / A-18C Hornet
Phi đội máy bay chiến đấu 31 (VFA-31) Tomcatters với 12 chiếc F / A-18E Super Hornet
Phi đội máy bay chiến đấu 87 (VFA-87) Golden Warriors, với 10 chiếc F / A-18C Hornet
Phi đội máy bay chiến đấu 213 (VFA-213) Black Lions, với 12 chiếc F / A-18F Super Hornet
Phi đội tấn công điện tử 134 (VAQ-134) Garudas với 5 chiếc EA-6B Prowlers
Phi đội cảnh báo sớm trên hạm 124 (VAW-124) Bear Aces, với bốn E-2C Hawkeyes
Phi đội trực thăng hải quân 9 (HSC-9) Tridents, với 8 chiếc MH-60S Seahawk
Phi đội trực thăng hải quân 70 (HSM-70) Spartans, với 4 chiếc MH-60R Seahawk
Ngoài ra còn có 6 trực thăng MH-60R đang hoạt động từ tàu khu trục và tàu tuần dương trong khu vực.
Tuần dương hạm Philippine Sea (CG 58)
Khu trục hạm Arleigh Burke (DDG 51), O’Kane (DDG 77) và Roosevelt (DDG 80).
Tàu tấn công đổ bộ Bataan (LHD 5), tàu vận tải đổ bộ Mesa Verde (LPD 19) và tàu đổ bộ Gunston Hall (LSD 44)
USS Bataan LHD-5
Theo Tri Thức
Trung Quốc thừa nhận J-15 thua xa F/A-18 Mỹ
Đã từng có tuyên bố cho rằng J-15 mạnh ngang F/A-18 nhưng phân tích mới đây của tờ Hoàn Cầu đã thừa nhận "còn lâu mới có chuyện đó".
Nhân sự kiện F/A-18 trưng bày tại triển lãm hàng không Farnborough 2014 (Vương quốc Anh), Thời báo Hoàn Cầu đã đánh giá lại sức mạnh giữa tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc với F/A-18 Super Hornet của Mỹ.
"Với việc Trung Quốc tiến hành bay thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của nước này, những người đam mê quân sự của Trung Quốc bắt đầu có suy nghĩ so sánh máy bay trên tàu và tàu sân bay của hai nước Trung Quốc và Mỹ. Mà máy bay J-15 của Trung Quốc lại kế thừa của Su-33 cho nên việc tiến hành một số so sánh với máy bay F/A-18 cũng là hợp lý", Hoàn Cầu viết.
Tiêm kích hạm J-15 (trên) và F/A-18 (dưới).
Trong khía cạnh tác chiến trên không, máy bay J-15 và F/A-18 đều có những lợi thế riêng của nó. Theo đó, J-15 được kế thừa tính năng cơ động tuyệt vời của gia đình máy bay Su-27 nên chiếm ưu thế rõ rệt, nhưng F/A-18 với thiết bị điện tử tiên tiến, đặc biệt là phiên bản nâng cấp của nó EA-18G thậm chí đã từng được ghi nhận là "bắn hạ" F-22 trong huấn luyện. Tuy máy bay J-15 của Trung Quốc đã được cải tiến thiết bị điện tử, nhưng xét đến khoảng cách mức độ tổng thể thiết bị điện tử của hai nước, thì F/A-18 vẫn chiếm ưu thế trong tác chiến trên không với khả năng không chiến ngoài tầm nhìn và tác chiến điện từ.
Về khả năng tấn công đối không và đối đất, tính năng của hệ thống hỏa lực và hệ thống chuẩn trực trên F/A-18 rất tuyệt vời, nó có tải trọng lớn và có thể mang nhiều loại vũ khí. Trong khi J-15 của Trung Quốc hiện vẫn chưa được biên chế sử dụng với số lượng lớn, vũ khí trang bị cũng rất hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát hỏa lực và hệ thống chuẩn trực của nó cũng kém hơn F/A-18.
Cất cánh từ boong phóng kiểu nhảy cầu khiến J-15 không thể mang tối đa nhiên liệu, vũ khí.
Mặt khác, khả năng tác chiến của máy bay F/A-18 cũng có được nhiều kinh nghiệm thực chiến trong chiến tranh như chiến tranh vùng Vịnh, trong khi J-15 và Su-33 rõ ràng là còn thiếu điều này.
Ngoài ra, về phương diện tàu sân bay, tàu Liêu Ninh của Trung Quốc sử dụng phương thức nhảy cầu, điều này đã hạn chế khả năng mang vác và phạm vi bay của J-15. Trong khi tàu sân bay Nimitz của Hải quân Mỹ sử dụng máy phóng phản lực, có thể giúp máy bay F/A-18 mang đủ nhiên liệu và đạn dược khi cất cánh, để nó có thể phát huy khả năng tác chiến toàn bộ.
Theo Kiến Thức