Nhóm sinh viên tham gia đường dây làm văn bằng, chứng chỉ giả
Ít nhất 62 văn bằng, chứng chỉ giả bị phát hiện, 4 sinh viên trong đường dây đã bị công an bắt giữ. Riêng kẻ cầm đầu đã nhanh chân bỏ trốn.
Ngày 7/4, Phòng an ninh điều tra Công an Hải Phòng cho biết vụ án làm văn bằng, chứng chỉ giả đã được cơ quan điều tra hoàn tất, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát. Với tội danh Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, các bị can bị đề nghị truy tố gồm: Nguyễn Văn Thủy (26 tuổi, quê Hải Dương), Trần Văn Việt (24 tuổi, quê Nam Định), Trần Đức Mạnh (24 tuổi, quê Hà Nam) và Trần Thị Hạnh (34 tuổi, người Hải Phòng).
Theo cơ quan điều tra, giữa năm 2014, sau khi phát hiện một số sinh viên nộp chứng chỉ TOEIC Anh ngữ nghi giả mạo, ban giám hiệu một trường đại học ở Hải Phòng đã nhờ công an xác minh. Kết quả từ Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an Hải Phòng khẳng định các chứng chỉ nghi vấn đều là giả.
Một vụ làm văn bằng, chứng chỉ giả bị công an Hải Phòng triệt phá trước đó. Ảnh:Tư liệu
Manh mối đầu tiên được xác định là Nguyễn Văn Thủy (26 tuổi), trú tại huyện Kinh Môn, Hải Dương, sinh viên lớp Cao đẳng tự động hóa 1, khóa 54 Đại học Bách khoa Hà Nội.
Video đang HOT
Tại cơ quan công an, Thủy khai, khoảng tháng 8/2013, quen Hồ Đình Sùng (37 tuổi), thường trú tại huyện Gia Lộc, Hải Dương, tại quán nước gần cổng trường mình học. Sùng bật mí với Thủy là có khả năng làm được các chứng chỉ tiếng Anh, tin học, nếu ai có nhu cầu thì điện báo.
Thấy thế, Thủy đặt hàng Sùng làm chứng chỉ tiếng Anh tin học trình độ A cho mình với giá 170 nghìn đồng. Một tuần sau có hàng, Thủy mang về khoe lại với bạn cùng học là Đỗ Trần Hoàn. Qua người này, Trần Đức Mạnh, sinh viên một trường đại học tại Hải Phòng liên hệ với Thủy và đặt vấn đề nhờ Sùng làm chứng chỉ TOEIC với giá 3,2 triệu đồng.
Vụ việc trót lọt, nhận thấy đây là cơ hội dễ kiếm tiến, Mạnh lân la đến quán nước các cổng trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hải Phòng tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Chủ quán nước Trần Thị Hạnh, ở quận Lê Chân, gần trường đai học là một trong những đối tượng tham gia tích cực vào đường dây môi giới trái phép do Mạnh khởi xướng, ăn chia chệnh lệch.
Ngoài số tiền 4 triệu đồng/chứng chỉ công khai với Mạnh để hưởng hoa hồng, Hạnh còn âm thầm thu tăng 1-2 triệu đồng/chứng chỉ TOEIC giả. Chỉ trong thời gian ngắn, với 29 khách hàng Hạnh đã bỏ túi được 31,9 triệu đồng.
Cùng với Hạnh còn có Trần Văn Việt trú tại TP Nam Định, học cùng lớp Mạnh. Việt từng nhờ Mạnh làm chứng chỉ TOEIC cho mình. Sau khi biết Mạnh chỉ là kẻ trung gian, Việt tìm cách lấy được số điện thoại của Nguyễn Văn Thủy và trực tiếp liên hệ làm ăn. Tổng cộng, Việt đã thuê Thủy làm chứng chỉ giả cho 10 người, thu lợi bất chính khoảng 4 triệu đồng.
Tại cơ quan điều tra, Mạnh khai đã 52 lần nhận làm chứng chỉ TOEIC, trong đó 23 trường hợp là sinh viên cùng trường, rồi chuyển lại cho Thủy với giá 3,5 triệu đến 5,5 triệu đồng/chứng chỉ. Còn Nguyễn Văn Thủy khai từ năm 2013 đến 2014 đã nhận tổng cộng 62 trường hợp làm văn bằng, chứng chỉ giả từ Mạnh và Việt, sau đó chuyển cho Sùng làm và ăn chênh lệch 21,2 triệu đồng.
Sau khi biết đường dây bị bại lộ, Hồ Đình Sùng, chủ mưa trong việc làm các văn bằng, chứng chỉ giả đã bỏ trốn.
Giang Chinh
Theo VNE
Truy tố 12 bị can làm giả văn bằng, chứng chỉ
12 bị can trong đường dây làm con dấu, tài liệu giả quy mô lớn kéo dài nhiều năm tại Quảng Nam đã được hoàn tất cáo trạng đề nghị đưa ra xét xử.
Các loại văn bằng giả bị tịch thu - Ảnh: H.X.H
Hôm nay 6.1, TAND tỉnh Quảng Nam cho biết toàn bộ hồ sơ vụ án và bản cáo trạng dài 80 trang của Viện KSND cùng cấp đã chuyển đến tòa án, truy tố 12 bị can về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Đây là những bị can trong đường dây làm bằng giả quy mô lớn, bị Phòng An ninh điều tra (PA92) Công an Quảng Nam mở cuộc truy bắt từ ngày 20.9.2013 (gồm 3 nghi can ban đầu), sau đó mở rộng điều tra đối với các nghi can có liên quan.
Các bị can bị truy tố gồm: Nguyễn Thành Lê (36 tuổi, trú thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước); Huỳnh Đức Trí (36 tuổi), Phan Quang Đức (45 tuổi, cùng thị trấn Hà Lam), Trần Huyền Ân (59 tuổi, xã Bình Sa, cùng huyện Thăng Bình); Trần Ngọc Sỹ (35 tuổi, trú phường An Mỹ), Nguyễn Anh Huy (29 tuổi, trú phường An Mỹ), Nguyễn Thành Tuân (28 tuổi, trú phường An Xuân), Nguyễn Thị Diệu Linh (35 tuổi, trú phường Hòa Thuận, cùng thành phố Tam Kỳ); Nguyễn Bá Thấn (26 tuổi, trú xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành); Nguyễn Thị Xuân Hòa (46 tuổi), Trần Tiến Thành (49 tuổi, cùng trú xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My); Nguyễn Cao Vũ (31 tuổi, trú xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn).
Đã có 67 loại văn bằng, chứng chỉ (bằng đại học, cao đẳng, trung cấp, tin học, Anh văn) ở nhiều tỉnh đã được các bị can liên kết "sản xuất", cung ứng cho những người có nhu cầu bổ sung hồ sơ hay xin việc, đi học...; thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.
H.X.Huỳnh
Theo Thanhnien
Thêm con rể của 'nhà ngoại cảm' làm giả hài cốt liệt sĩ bị bắt Công an Quảng Trị vừa bắt người thứ 6 trong đường dây làm giả hài cốt liệt sĩ do nghi can mang danh "nhà ngoại cảm cậu Thuỷ" tổ chức. Một lần quy tập hài cốt của "cậu Thủy" tại huyện Ea H'leo (Đăk Lăk) vào tháng 3/2013. Ảnh: Hoàng Táo Cơ quan An ninh điều tra Công an Quảng Trị cho biết...