Nhóm sinh viên ở TPHCM chế tạo robot đo nhịp tim, huyết áp, cấp phát thuốc, thanh toán điện tử… giúp giảm tải bệnh viện trong bão Covid-19
Trong bối cảnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, việc càng hạn chế tiếp xúc giữa người với người sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan thì những robot y tế đa năng này có tác dụng rất lớn.
Robot đa năng với trọng lượng 40 kg di chuyển rất nhanh, trơn tru trong Bệnh viện Thủ Đức TPHCM với câu hỏi: “Tôi có thể giúp gì cho bạn?”, robot tiếp tân này thường nhận được câu trả lời: “Tôi muốn lấy số/bốc số khám bệnh”, và đáp lại ngay lập tức: “Mời bạn quét mã bảo hiểm y tế, bốc số và nhận số tự động tại quầy”. Sau khi “đọc” xong thẻ bảo hiểm, robot tiếp tân sẽ cấp ngay số khám bệnh cho bệnh nhân.
Robot y tế trên cũng có thể thay chuyên viên y tế như cấp phát thuốc cho bệnh nhân, đo nhịp tim, huyết áp cho bệnh nhân, và hơn nữa là chuyển các mẫu thử, mẫu bệnh phẩm vào những phòng con người cần tránh tiếp xúc hay đi qua lại giữa các phòng chụp X-ray , phòng cách ly…
Chủ nhân của những robot y tế đa năng này là nhóm sinh viên năm thứ 4 Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Nguyễn Đào Xuân Hải và Lương Hữu Thành Nam nghiên cứu và chế tạo ra. Người hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng Khoa Cơ khí Chế tạo máy của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.
Nguyễn Đào Xuân Hải, thành viên của nhóm chế tạo robot y tế đa năng
Robot y tế đa năng thay thế y tá, ví thanh toán điện tử… để giảm tiếp xúc người người
Trước tình trạng quá tải của nhiều bệnh viện, hai sinh viên năm thứ 4 của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM – Xuân Hải và Thành Nam, đã chế tạo ra robot y tế đa năng để làm các việc thay thế y tá, người hướng dẫn trong bệnh viện, nhân viên tài vụ…. Robot này có thể giúp các bác sĩ khám chữa bệnh từ xa mà không cần gặp gỡ bệnh nhân.
Trong bối cảnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, việc càng hạn chế tiếp xúc giữa người với người sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan thì những robot y tế đa năng này có tác dụng rất lớn. Cụ thể, robot này nặng 40 kg này có thể:
- Robot có thể thay thế người để vận chuyển các bệnh phẩm và thức ăn để phòng chống phần nào việc truyền nhiễm và giảm thiểu tối đa việc lây nhiễm chéo. “Bạn này” khi phối hợp với bệnh viện để có thể cung cấp các thông tin của bệnh viện trong tuần hoặc trong ngày, như bữa ăn căn tin, tình trạng cách ly hoặc chỉ đường, khu vực khám chữa bệnh.
- Bên cạnh đó, robot có thể di chuyển theo bản đồ mà bệnh viên đã cài vào phần mềm của robot.
- Robot có thể hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu, đo các thông số cơ bản của bệnh nhân như huyết áp nhịp tim mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp bằng thiết bị không dây.
- Robot có thể phối hợp với các dữ liệu bệnh viện để tiến hành bốc số chờ tới lượt khám bệnh hoặc thanh toán viện phí thông qua ví điện tử.
- Bác sĩ bận công tác từ xa có thể nhận được thông tin từ robot để tư vấn khám bệnh và “ video call trực tiếp với người bệnh để trao đổi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời có thể biết được tình trạng sức khỏe bệnh nhân thông qua thiết bị đo không dây gắn liền với robot.
Robot đo nhịp tim và huyết áp.
Kỳ vọng robot sẽ được sử dụng trong các khu vực dễ lây nhiễm, khu cách ly tại các bệnh viện, cơ sở y tế
Robot của nhóm Xuân Hải và Thành Nam đã được thử nghiệm tại bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quận Thủ đức và trạm y tế trường ĐH sư phạm kỹ thuật tp HCM.
Màn hình robot hiển thị một số tính năng.
“Nhóm hi vọng robot sẽ được chạy thử nghiệm và hoạt động ở các khu vực nhạy cảm trong bệnh viện, đặc biệt là khu vực cách ly để có thể hạn chế phần nào việc lây truyền dịch bệnh giữa người với người ở nhiều bệnh viện. Nhóm cũng mong muốn robot được sử dụng không chỉ ở khu vực TPHCM mà ở những vùng sâu vùng xa, nơi mà sự hỗ trợ con người còn bị hạn chế như đúng chức năng robot được tạo ra”, Nguyễn Đào Xuân Hải chia sẻ.
Người bệnh thanh toán viện phí qua robot tại Bệnh viện Thủ Đức TPHCM
Thành Nam và Xuân Hải đều có chung một chí hướng đó là tiếp tục nâng cấp các tính năng của robot, đồng thời đi sâu vào việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích hình ảnh, kết hợp với đánh giá các chỉ số sức khỏe để có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
Thế Trần/Ảnh: Thành Hoa
Giảng viên chế tạo robot vận chuyển trong khu cách ly phòng Covid- 19
Robot "BK-AntiCovid" do nhóm giảng viên Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng chế tạo thay người vận chuyển, giúp giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh ở khu cách ly phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng chạy thử nghiệm robot "BK-AntiCovid"
Chiều 22/3, nhóm giảng viên khoa Cơ khí của Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng đã chạy thử nghiệm thành công robot vận chuyển thức ăn, thuốc men, các vật dụng cá nhân... phục vụ bệnh nhân ở khu cách ly phòng, chống dịch bệnh Covid- 19. Robot đặc biệt mang tên "BK-AntiCovid" được chế tạo theo đơn đặt hàng từ chính Bệnh viện Phụ sản - Nhi ở Đà Nẵng.
Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng chạy thử nghiệm robot vận chuyển trong khu cách ly phòng, chống Covid-19 do nhóm giảng viên khoa Cơ khí chế tạo
Theo TS Võ Như Thành - Trưởng bộ môn Cơ điện tử, Khoa Cơ khí đại diện nhóm nghiên cứu, chế tạo robot chia sẻ, điểm đặc biệt của "BK-AntiCovid" là "người vận chuyển" này được làm từ thép không gỉ và cấu tạo khung đúc liền khối chống thấm nước. Điều này giúp cho quá trình vận hành robot có thể phun, xịt thuốc khử trùng robot mà không ảnh hưởng đến các mạch, linh kiện bên trong. Đây cũng là một yêu cầu "thử thách" cho nhóm nghiên cứu trong quá trình chế tạo robot.
Robot "BK-AntiCovid" được chế tạo bởi thép không rỉ và cấu trúc khung nguyên khối chống thấm nước để có thể phun khử trùng trong quá trình vận hành. ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19
"BK-AntiCovid" ban đầu được chế tạo hoạt động với tốc độ chậm để người điều khiển có thể vận hành robot dễ dàng với các nút điều khiển không quá phức tạp. Về sau, khi việc điều khiển vận hành robot vận chuyển phục vụ bữa ăn, thuốc men, đồ dùng... cho bệnh nhân ở khu cách ly nhuần nhuyễn, có thể nâng cấp tốc độ hoạt động của "người vận chuyển" này.
Nhóm giảng viên cùng sinh viên nghiên cứu, chế tạo robot chỉ trong vòng 7 ngày, bao gồm cả 2 ngày thử nghiệm sản phẩm
Để gấp rút hoàn thành sản phẩm đưa vào ứng dụng trong lúc cần kíp, cả nhóm đã hoàn thành nghiên cứu, chế tạo chỉ trong vòng... 7 ngày, bao gồm 5 ngày nghiên cứu, tìm linh kiện, lắp ráp... robot có trọng lượng 100kg và 2 ngày chạy thử nghiệm trước khi bàn giao cho bệnh viện sử dụng ngay. Chi phí chế tạo robot là 50 triệu đồng, song nhóm nghiên cứu cho biết, nếu sản xuất số lượng lớn, thì chi phí mỗi robot sẽ giảm đi nhiều.
PGS.TS Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng cho biết, chi phí nghiên cứu, chế tạo "BK-AntiCovid" được tài trợ từ nguồn kinh phí của Quỹ Khoa học Công nghệ của nhà trường và ĐH Đà Nẵng. Nhóm chế tạo "BK-AntiCovid" cũng đang nghiên cứu bổ sung thêm tính năng đo thân nhiệt từ xa cho "người vận chuyển" ở khu cách ly này.
Được biết, dự kiến trong ngày 23/3, những robot vận chuyển ở khu cách ly phòng, chống Covid-19 do nhóm giảng viên Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng chế tạo sẽ được bàn giao đến Bệnh viện Phụ sản - Nhi tại Đà Nẵng.
Khánh Hiền
Bình yên như 'thời bao cấp' trong khu cách ly Trúc Bạch Thay vì ngày ngày tất bật đi chợ, trông cháu... giờ bà Lê Bích Loan (phố Trúc Bạch) lại ung dung đi tập thể dục, tập dưỡng sinh. Nhu yếu phẩm, hoa quả bổ sung vitamin, thuốc men... đều được phường Trúc Bạch và quận Ba Đình đảm bảo cho cả. Những tưởng sẽ không có thuốc để bổ sung vì thời gian...