Nhóm Sài Gòn 3 Capital muốn sở hữu trên 51% vốn Bông Bạch Tuyết
Bông Bạch Tuyết đặt mục tiêu doanh thu năm 2020 tăng 20% nhưng lợi nhuận giảm 13% xuống 15,2 tỷ đồng.
Công ty sẽ chào bán riêng lẻ cho 2 nhà đầu tư 4 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp.
Nhóm Sài Gòn 3 Capital đề nghị nâng tỷ lệ sở hữu lên 51% vốn mà không qua chào mua công khai.
CTCP Bông Bạch Tuyết (UPCoM: BBT) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, dự kiến diễn ra vào sáng ngày 28/4 tại huyện Bình Chánh, TP HCM.
Sài Gòn 3 Capital muốn sở hữu trên 51% vốn
Ngày 16/3, công ty đã nhận được văn bản của Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn 3 Capital về việc đề nghị trình cho nhóm Sài Gòn 3 Capital và những người có liên quan được nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 51% cổ phiếu có quyền biểu quyết của Bông Bạch Tuyết mà không phải chào mua công khai.
Hội đồng quản trị sẽ trình Đại hội đồng cổ đông xem xét, quyết định thông qua việc chấp thuận cho nhóm Sài Gòn 3 Capital được nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 51% mà không phải chào mua công khai.
Ngoài ra, Bông Bạch Tuyết cũng trình phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Cụ thể, công ty dự kiến phát hành thêm 4 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phần cho 2 nhà đầu tư, qua đó sẽ tăng vốn điều lệ lên 108,4 tỷ đồng. Thị giá BBT đóng cửa phiên 13/4 là 18.500 đồng/cp.
Cổ phần chào bán bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2020. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ đợt này dự kiến là 40 tỷ đồng, sẽ được bổ sung vốn lưu động cho Công ty.
Theo cơ cấu cổ đông lớn của Bông Bạch Tuyết, hiện Dệt may Gia Định là cổ đông lớn nhất sở hữu 30% vốn. Tiếp đến là Chứng khoán Thành Công có tỷ lệ 13,65% và Sài Gòn 3 Capital sở hữu 11,25% vốn.
Kế hoạch lãi giảm 13% về 15,2 tỷ đồng
Video đang HOT
Trong năm 2019, công ty ghi nhận sản lượng tiêu thụ 726 tấn, tăng 40% so với cùng kỳ. Nhờ đó doanh thu tăng 20% lên 117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 72% đạt 17,4 tỷ đồng.
Ngoài hoạt động kinh doanh tăng trưởng cao, Bông Bạch Tuyết cũng đã xử lý được các khoản nợ lớn tồn đọng và thương lượng giảm lãi phải trả tăng khoản thu nhập khác khoảng 3,9 tỷ. Trong đó, công ty đã để dứt điểm khoản nợ tồn đọng đối với 3 chủ nợ lớn. Riêng với Bibica, công ty đã thanh toán hết nợ gốc và lãi, hiện chỉ còn thanh toán số tiền chậm trả, dự kiến dứt điểm trong năm 2020.
Với ảnh hưởng nhất định của dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế trên thế giới, Bông Bạch Tuyết dự kiến áp lực doanh số ngày cao và cạnh tranh thị trường sẽ càng khốc liệt, tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế hoạch sản lượng tiêu thụ chi tiết cho năm 2020 là 883 tấn, tăng 22%. Chỉ tiêu doanh thu 141 tỷ đồng, tăng 20% nhưng lợi nhuận sau thuế 15,2 tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước.
Lan Điền
Những "nốt trầm" của Bông Bạch Tuyết
Là thương hiệu Việt đình đám một thời khi chiếm tới 90% thị phần bông y tế cả nước nhưng đến nay cái tên Bông Bạch Tuyết đã bớt "hot".
Ra đời cách đây 60 năm, Bông Bạch Tuyết từng là niềm tự hào của sản phẩm mang thương hiệu Việt.
Thời vàng son chóng vánh
Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết tiền thân là nhà máy Cobovina Bạch Tuyết thành lập năm 1960, là nhà máy của tư nhân chuyên sản xuất các sản phẩm bông y tế và băng vệ sinh phụ nữ.
Sau đó, nhà máy đổi tên thành xí nghiệp Quốc doanh Bông Bạch Tuyết vào năm 1979. Năm 1992 tiếp tục đổi tên thành công ty Bông Bạch Tuyết. Đây cũng là thời điểm đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ khi công ty trở thành doanh nghiệp tiên phong nhập khẩu dây chuyền sản xuất băng vệ sinh dán. Cải tiến công nghệ, tung sản phẩm mới chiếm lĩnh thị trường, sản phẩm của Bông Bạch Tuyết nhanh chóng bao phủ khắp thị trường cả nước.
Bông Bạch Tuyết là công ty đầu tiên tại Việt Nam nhập khẩu dây chuyền sản xuất băng vệ sinh dán về Việt Nam. Chỉ sau hơn 1 năm, riêng dây chuyền này đã tạo ra lợi nhuận và chiếm khoảng 1/3 doanh số của Bông Bạch Tuyết bên cạnh sản phẩm chủ lực là bông y tế. Công nghệ hiện đại, thị trường hoàn toàn rộng mở và hầu như không có đối thủ, Bông Bạch Tuyết "nổi như cồn" và trở thành thương hiệu Việt đình đám thời điểm đó.
Bông Bạch Tuyết đã có thời vàng son trong quá khứ.
Với mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ 11,4 tỷ đồng trong đó Nhà nước nắm giữ 30% vốn. Mô hình hoạt động mới đưa sản phẩm bông y tế của Bông Bạch Tuyết chiếm 90% thị phần cả nước còn sản phẩm băng vệ sinh chiếm 30%. Thành công này đưa cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết lên sàn chứng khoán tháng 3/2004 nhưng cũng từ đây hoạt động kinh doanh của Bông Bạch Tuyết đi xuống.
Sự cạnh tranh của các đối thủ lớn, trong đó có các đối thủ nước ngoài, khiến Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất băng vệ sinh hiện đại trong năm 2004-2005.
Tuy nhiên, đó lại là một nước cờ sai lầm và là nguyên nhân chính đẩy Bông Bạch Tuyết đến bờ vực thua lỗ. Ông Tạ Xuân Thọ, nguyên Tổng Giám đốc Công ty, từng thừa nhận việc đầu tư này khiến năng lực sản xuất tăng lên, nhưng năng lực bán hàng không tăng lên tương ứng, tồn kho tăng mạnh.
Cụ thể, năng lực sản xuất băng vệ sinh thời điểm đó vào khoảng 2 triệu gói/tháng, gấp 10 lần năng lực bán hàng. Điều này khiến Bông Bạch Tuyết chỉ còn vốn cố định, không còn vốn lưu động và phải phụ thuộc vào hạn mức tín dụng của ngân hàng.
Một năm, Bông Bạch Tuyết phải trả hơn chục tỷ đồng cả vốn và lãi gốc cho ngân hàng. Và thay vì nghiên cứu thị trường để tìm hiểu thị hiếu của khách hàng với sản phẩm, Công ty vẫn đẩy mạnh hoạt động marketing cho sản phẩm băng vệ sinh.
Điều này khiến Công ty lỗ liên tục trong năm 2006-2007, thậm chí dừng hoạt động từ tháng 7/2008 và cổ phiếu bị hủy niêm yết vào tháng 8.2009. Sau khi bị hủy niêm yết 1 tháng, Công ty mới bắt đầu hoạt động trở lại, chỉ còn chú trọng vào mảng bông y tế và ngừng hẳn sản xuất băng vệ sinh. Chỉ sau 3 năm góp mặt trên sàn chứng khoán, Bông Bạch Tuyết báo lỗ tổng cộng 14 tỷ đồng cùng hàng loạt khoản nợ quá hạn thanh toán cho ngân hàng và các bên liên quan.
Khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, Bông Bạch Tuyết phải hủy niêm yết vào năm 2009.
Năm 2008, báo cáo tài chính 2006 của Bông Bạch Tuyết bỗng nhiên được điều chỉnh từ lãi thành lỗ. Cổ đông ngỡ ngàng khi kết quả thanh tra phát hiện công ty đã thua lỗ liên tục ngay từ năm 2004.
Công ty bị thiếu vốn lưu động trầm trọng, không còn tài sản thế chấp để vay vốn. Năm 2007, tổng nợ phải trả của công ty là hơn 47 tỷ đồng trong khi đó tài sản ngắn hạn chỉ gần 25 tỷ, nợ phải thu khó đòi là gần 2 tỷ.
Theo kết quả thanh tra toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của Bông Bạch Tuyết từ năm 2005-2008, đã có nhiều khoản tài chính thiếu minh bạch. Thí dụ dự án xây dựng bệnh viện Bạch Tuyết sau 8 tháng triển khai đã chi 464 triệu đồng, trong đó 355 triệu đồng chi tiếp khách trong khi dự án chưa thực hiện được một công tác cơ bản nào. Hay việc trả lương tổng giám đốc vượt quá hạn mức khi công ty thua lỗ.
Ngày 7/8/2009, mã cổ phiếu Bông Bạch Tuyết bị hủy niêm yết theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán nhà nước do không đáp ứng được điều kiện về vốn điều lệ thực góp. Trước đó Bông Bạch Tuyết từng bị tạm ngừng giao dịch do lỗ lũy kế 2 năm liên tiếp và do không công bố thông tin theo đúng quy định.
Nỗ lực trở lại đường đua
9 năm sau, Bông Bạch Tuyết trở lại niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với tổng cộng 6,84 triệu cổ phiếu trên UPCoM vào tháng 6/2018. Cổ đông lớn nhất hiện tại của Bông Bạch Tuyết là Công ty Cổ phần Dệt may Gia Định nắm 30% vốn. Hiện vốn điều lệ của doanh nghiệp là 68,4 tỷ đồng.
Các sản phẩm chủ yếu của Bông Bạch Tuyết hiện nay là bông, gạc y tế, bông tẩy trang, bông viên, tăm bông, khăn gạc, khẩu trang y tế... Trong đó bông y tế chiếm tỷ trọng hơn 65% doanh thu.
Được biết, sau những vấp váp, công ty tiếp tục hoạt động, và vẫn tiếp tục thua lỗ trong giai đoạn 2010 - 2013. Tuy nhiên mức lỗ giảm dần theo từng năm và đến năm 2014, công ty bắt đầu có lãi trở lại. Năm 2016 đánh dấu công ty có lãi 3 năm liên tiếp.
Các sản phẩm chủ yếu của Bông Bạch Tuyết hiện nay là bông, gạc y tế, bông tẩy trang, bông viên, tăm bông, khăn gạc, khẩu trang y tế... Trong đó bông y tế chiếm tỷ trọng hơn 65% doanh thu. Hiện nay, sản phẩm băng gạc y tế công ty sản xuất hơn 200 loại sản phẩm để phục vụ thị trường và khách hàng trên cả nước. Các sản phẩm bông, băng phục vụ ngành y tế thì rất đa dạng nên vẫn còn nhiều hướng để phát triển sản phẩm.
Nỗ lực vượt khó của Bông Bạch Tuyết thời gian qua là đáng ghi nhận. Công ty đã chi trả một phần nợ gốc cho các chủ nợ như Maritime Bank, Bibica, Ngân hàng Quân Đội... và đang đàm phán để tái cấu trúc các khoản nợ còn lại. Công ty cũng đầu tư thêm dây chuyền sản xuất xử lý màng bông, đồng thời nâng cấp các dây chuyền sản xuất gạc bông y tế để tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu trên phân khúc bông băng y tế.
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Bông Bạch Tuyết còn phát triển thêm các sản phẩm phục vụ sắc đẹp của phái nữ như bông tẩy trang Merilynn, khẩu trang Meriday... Nhưng về cơ bản, các dòng sản phẩm phục vụ y tế và sức khỏe vẫn đang là chủ lực khi đã có thương hiệu, dễ sản xuất và không phải tốn quá nhiều chi phí marketing
Gần đây nhất Bông Bạch Tuyết gây tiếng vang khi sản xuất thành công khẩu trang chóng say tàu xe từ tinh dầu trị liệu (Bưởi, sả chanh, gừng) trong sản xuất những dòng sản phẩm tiện ích chăm sóc sức khỏe cộng đồng , bắt đầu là dòng sản phẩm khẩu trang ướp tinh dầu thiên nhiên giúp thư giãn, hạn chế say tàu xe...
Một điểm mạnh khác của Bông Bạch Tuyết là hệ thống phân phối phủ khắp cả nước, thông qua hệ thống nhà thuốc, bệnh viện cũng như xuất hiện trên kệ của các siêu thị, trung tâm thương mại Saigon Co.opmart, Aeon Mall, Vinmart, Simply Mart, One Shop (thuộc Tổng Công ty May Nhà Bè).
Có thể nói, nếu công cuộc tái cấu trúc tài chính được thực hiện quyết liệt hơn nữa thì với thương hiệu và năng lực sản xuất sẵn có, có lẽ Bông Bạch Tuyết sẽ đủ sức để quay trở lại đường đua.
Khánh Hà
Theo enternews.vn
Bibica gặp rắc rối tài chính trong hạch toán Công ty cổ phần Bibica (mã BBC, sàn HoSE) tuy có doanh thu tăng trong năm 2019, nhưng lợi nhuận lại sụt giảm. Công ty còn một số rắc rối về cách hạch toán và các cách hạch toán khác nhau có thể sẽ làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều khoản chi phí tăng làm sụt lợi nhuận...