Nhóm nước giàu có thể dư 1,2 tỷ liều vaccine Covid-19
Phân tích mới cho thấy các nước giàu có thể thừa khoảng 1,2 tỷ liều vaccine Covid-19 vào cuối năm nay, trong khi nhiều nước nghèo thiếu nguồn cung.
Các nước phương Tây và Nhật Bản hiện dư khoảng 500 triệu liều vaccine Covid-19 và con số này có thể tăng tới 1,2 tỷ liều vào cuối năm nay, theo phân tích về tiến độ cung ứng và triển khai vaccine toàn cầu được công ty Airfinity có trụ sở ở Anh công bố hôm 4/9.
Dữ liệu về số lượng vaccine dư thừa được đưa ra dựa trên nguồn cung và tỷ lệ tiêm chủng của Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU), Canada và Nhật Bản, với giả định các nước sẽ tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm liều tăng cường cho công dân. Airfinity cho rằng số lượng dư thừa này có thể được chia sẻ cho các nước nghèo mà không gây ảnh hưởng tới chiến dịch tiêm chủng ở những nước giàu.
Trang thống kê Our World in Data ngày 2/9 ước tính chỉ 1,8% dân số các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, trong khi tỷ lệ này ở nhóm nước thu nhập cao là 64%.
Video đang HOT
Một liều vaccine Covid-19 được chuẩn bị tại điểm tiêm chủng ở Paris, Pháp, hôm 23/7. Ảnh: Reuters .
Một phân tích độc lập về ứng phó Covid-19 hồi đầu năm nay đã kêu gọi các nước thu nhập cao cung cấp hơn 2 tỷ liều vaccine cho nhóm nước nghèo tới giữa năm 2022. Trong hơn một tỷ liều mà nhóm G7 và EU cam kết, chưa đầy 15% được chuyển giao.
Rasmus Bech Hansen, giám đốc điều hành Airfinity, cho biết các nước vẫn phân vân trước lựa chọn tiếp tục chiến dịch tiêm tăng cường trong nước và chia sẻ vaccine cho nước ngoài. “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy đó là một sự phân vân sai lầm, bởi bạn có thể làm cả hai cùng lúc”, ông nói.
Hansen thêm rằng sản lượng vaccine toàn cầu đang tăng đều đặn và dường như khó xảy ra gián đoạn. Airfinity ước tính sản lượng có thể vượt 12 tỷ liều vào cuối năm nay, vượt qua số lượng hơn 11 tỷ liều cần để tiêm chủng cho toàn thế giới.
Kể từ khi bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019, Covid-19 đã khiến hơn 221 triệu người nhiễm và gần 4,6 triệu người chết. 5,44 tỷ liều vaccine đã được tiêm chủng trên toàn cầu, với trung bình 35,64 triệu liều được tiêm mỗi ngày. 40,2% dân số thế giới đã tiêm ít nhất một liều.
Canada sẽ đón 5.000 người tị nạn Afghanistan do Mỹ giúp sơ tán
Canada ngày 31/8 cho biết sẽ cung cấp nơi cư trú cho khoảng 5.000 người tị nạn Afghanistan được Mỹ sơ tán sau khi những binh sĩ cuối cùng của Mỹ đã rút khỏi Kabul.
Người dân xếp hàng lên máy bay quân sự của Mỹ ở sân bay quốc tế Kabul (Afghanistan), để rời khỏi quốc gia Tây Nam Á, ngày 22/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trưởng Nhập cư Canada Marco Mendicino khẳng định: "Chúng tôi sẽ giúp nhiều nhất có thể cho những người Afghanistan muốn sống tại Canada".
Canada đã rút binh sĩ cuối cùng khỏi Afghanistan cách đây 7 năm. Trong nỗ lực sơ tán quốc tế gần đây, Canada đã giúp sơ tán khoảng 3.700 người Afghanistan khỏi Kabul, gồm những người Afghanistan làm việc cho các lực lượng vũ trang của Canada.
5.000 người tị nạn được Mỹ sơ tán sẽ được cung cấp chỗ ở trong khuôn khổ một kế hoạch của Canada được thông báo trước đó nhằm đón hơn 20.000 người Afghanistan dễ bị tổn thương - trong đó có các lãnh đạo nữ, các nhà báo... Canada cũng biết sẵn sàng tiếp tục giúp đỡ những người Afghanistan muốn tái định cư ở Canada nếu Taliban cho phép họ ra đi.
Trong diễn biến liên quan, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách thống nhất quan điểm về vấn đề người di cư Afghanistan.
Phát biểu trước thềm hội nghị Bộ trưởng nội vụ các nước thành viên EU ở Brussels, Ủy viên châu Âu về các vấn đề nội vụ, bà Ylva Johansson khẳng định: "Chúng ta cần tránh cuộc khủng hoảng nhân đạo, tránh cuộc khủng hoảng di cư và tránh các mối đe dọa an ninh. Nhưng chúng ta cũng cần hành động ngay bây giờ và không đợi đến khi có những dòng người di cư lớn ở các khu vực biên giới ngoài của khối, hay đến khi các tổ chức khủng bố mạnh hơn". Bà Johansson nhấn mạnh: "Cần tránh tình huống như năm 2015, và chúng ta hoàn toàn có thể tránh được, giờ đây chúng ta đã chuẩn bị tốt hơn và có thể giải quyết mọi việc ngay từ bây giờ"
Dự kiến tại hội nghị tới, các Bộ trưởng nội vụ EU sẽ thông qua một tuyên bố, trong đó bao gồm việc hỗ trợ cho các nước trong khu vực nhận người tị nạn Afghanistan. Trong bản dự thảo tuyên bố, các nước thành viên bày tỏ "quyết tâm cùng nhau hành động để tránh tái diễn tình trạng những phong trào di cư trái phép quy mô lớn và không thể kiểm soát" như năm 2015, khi có hơn một triệu người di cư hầu hết đến từ Syria.
Năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận với EU nhằm đón nhận hàng triệu người di cư đến châu Âu để đổi lại một số ưu đãi như hỗ trợ tài chính. EU có thể sẽ tìm cách làm điều tương tự với các nước láng giềng của Afghanistan, nhưng các quan chức cấp cao cho biết ưu tiên là ổn định tình hình trong nước ở quốc gia Tây Nam Á này.
Các nỗ lực trên được đưa ra trong bối cảnh trên thực địa, người ta vẫn nghe thấy tiếng súng nổ ở thủ đô Kabul ngày 31/8. Taliban hiện đã kiểm soát sân bay Kabul sau khi Mỹ rút đi, đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến kéo dài 20 năm qua tại Afghanistan.
Iran phản bác cáo buộc của G7 về vụ tấn công tàu Mercer Street Ngày 7/8, Bộ Ngoại giao Iran đã bác bỏ những cáo buộc "vô căn cứ" gần đây của ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), trong đó cho rằng Tehran đứng sau vụ tấn công tàu chở dầu Mercer Street hồi tuần trước. Tàu chở dầu Mercer Street. Ảnh: MarineTraffic Trang web của Bộ Ngoại giao...