Nhóm nữ sinh Nghệ An tát, bắt nữ sinh lớp 7 quỳ gối
Một nhóm nữ sinh ở huyện Diễn Châu, Nghệ An bắt một nữ sinh lớp 7 quỳ gối xin lỗi rồi liên tiếp tát vào mặt nữ sinh này.
Nữ sinh bị nhóm nữ sinh bắt quỳ gối xin lỗi – Ảnh: D.HÒA cắt từ video clip
Chiều 1-4, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Thị Hương – phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Diễn Châu, Nghệ An – cho biết phòng đã nắm được thông tin liên quan đến đoạn video clip về một nữ sinh lớp 7 bị một nhóm nữ sinh khác bắt quỳ gối và hành hung.
“Phòng đã giao cho nhà trường mời nhóm nữ sinh trong đoạn video clip lên viết bản tường trình và yêu cầu phụ huynh có hướng giáo dục các em”, bà Hương nói.
Trước đó từ sáng 1-4, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video clip dài hơn 2 phút 30 giây ghi lại cảnh một nữ sinh bị một nhóm nữ sinh bắt quỳ gối. Trong đoạn video clip này, nữ sinh vừa quỳ gối vừa liên tục khóc lóc trước yêu cầu “mày phải xin lỗi” của nhóm nữ sinh.
Cuối đoạn video clip, một nữ sinh bất ngờ cầm tóc, tát vào mặt nữ sinh đang quỳ.
Chỉ sau ít giờ đăng tải, đoạn video clip đã nhận được hàng trăm lượt bình luận, chia sẻ của người dùng mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự bức xúc trước hành vi của nhóm nữ sinh khi vụ việc bạo lực học đường ở tỉnh Hưng Yên vừa mới diễn ra.
Bạn Lê Quang Tấn đề nghị “Bộ GD-ĐT cần phải quan tâm chặt chẽ và thật nghiêm minh về an ninh học đường”.
“Mong các cơ quan ban ngành vào cuộc điều tra rõ để răn đe những trường hợp này. Mong một nền giáo dục lành mạnh và trong sáng nhất, cứ như thế này thì nguy”, bạn Trần Lĩnh bày tỏ.
Theo bà Hương, sự việc xảy ra vào ngày 31-3 tại địa phận xã Diễn Hùng (huyện Diễn Châu). Thời điểm này một nhóm 5 em học sinh ở Trường THCS Diễn Kim đi chơi ở đây thì bắt gặp một nữ sinh lớp 7 Trường THCS Diễn Hùng.
Video đang HOT
Do có mâu thuẫn từ trước, nhóm nữ sinh này bắt nữ sinh lớp 7 quỳ gối xin lỗi và có hành động như trong đoạn video clip lan truyền trên mạng xã hội.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn – chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An – cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Sở đã chỉ đạo phòng GD-ĐT huyện Diễn Châu phối hợp với cơ quan công an xác minh, làm rõ nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn.
Đồng thời, yêu cầu trường THCS Diễn Kim họp hội đồng kỷ luật, có hình thức xử lý nghiêm với nhóm nữ sinh, báo cáo kết quả kỷ luật về Sở trong thời gian sớm nhất.
Còn ông Vũ Quang Thi – hiệu trưởng trường THCS Diễn Kim – cho hay sáng nay nữ sinh trường Diễn Hùng bị đánh vẫn đi học bình thường.
“Em ấy bị xây xước ở vùng mặt. Nhà trường đã cử giáo viên cùng phụ huynh các em đánh bạn sang thăm hỏi, động viên em để ổn định tâm lý. Quan điểm của chúng tôi là sẽ xử lý nghiêm nhóm học sinh đánh bạn”, ông Thi khẳng định.
DOÃN HÒA
Theo tuoitre
Nạn "vàng thổ phỉ" lộng hành, chính quyền có làm ngơ?
Trong chuyến công tác về các huyện miền núi Nghệ An, khi qua huyện Quỳ Châu, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi dòng nước trong xanh ngày nào của khe Tạ Sỏi trên quốc lộ 48 (thuộc địa phận xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) bị nhuốm màu vàng đặc quánh.
Những dòng suối chuyển màu khiến người dân bức xúc
Tìm hiểu nguyên nhân, người dân địa phương cho biết ở phía thượng nguồn có một nhóm người đang khia thác vàng chui.
"Trước đây, khe Tạ Sỏi nước trong, cá cua rất nhiều. Nhưng từ khi họ đưa máy móc vào đãi vàng vào phía thượng nguồn, khe nước này thường xuyên đục ngầu khiến không con gì sống được.
Người dân trong bản cũng không dám lấy nước khe để giặt giũ, tắm rửa gì nữa"- anh Lô Văn Hà, một người dân địa phương bức xúc nói.
Để rõ thực hư, sau gần 2 tiếng đồng hồ cuốc bộ đường rừng, chúng tôi mới tiếp cận được vị trí khai thác vàng trái phép nằm sát một ngọn núi đá vôi không tên.
Thời điểm phóng viên có mặt, dưới túp lều dựng cheo leo bên sườn núi xuất hiện 2 cỗ máy cùng băng chuyền để lọc, đãi vàng. Xung quanh lều là đường ống dẫn nước bằng nhựa được đưa từ thượng nguồn xuống.
Tại hiện trường, dù nhóm vàng thổ phỉ đã tạm nghỉ nhưng vẫn còn một chiếc bạt chứa nước màu đất đặc quánh. Cùng với đó, băng chuyền đãi vàng vẫn còn nước và bùn đất ứ đọng.
Dòng suối Tạ Sỏi nước màu vàng đặc quánh.
Quan sát xung quanh, dễ dàng thấy từng mạn đồi bị xói thành dòng sâu hoắm, cách vị trí khai thác vàng trái phép khoảng 100m về phía hạ nguồn, những dòng bùn thải đặc quánh nhuốm vàng cả một vùng rộng lớn hàng trăm mét vuông.
"Thổ phỉ" thừa nhận việc khai thác vàng
Sau một lúc quan sát, chúng tôi phát hiện có hai người trong một khu lều tạm làm nơi ăn, chốn ở của nhóm vàng "thổ phỉ". Trong vai những sinh viên đi khảo sát địa chất, chúng tôi tiếp cận với 2 người này.
Được biết, một trong 2 người chính là chủ của khu vực khai thác vàng chui này.
Người này giới thiệu tên Thái có dáng người nhỏ, tuổi ngoài 50, ở thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Người đàn ông cho hay, việc khai thác vàng chui ở khu vực này diễn ra cũng khá lâu.
"Sống ở rừng, ngoài rừng ra không biết làm gì nên anh em tranh thủ kiếm thêm con cá, con mắm", người đàn ông tên Thái chia sẻ.
Từng mạn đồi bị đào xới.
Khi chúng tôi đặt vấn đề về việc khai thác vàng tại đây, ban đầu người đàn ông tên Thái phủ nhận. Một lúc sau thì thừa nhận: "Nói thật với các chú khi sáng tụi anh cũng có làm tý".
Khi hỏi làm vàng chui ở đây thì công an và chính quyền có vào kiểm tra, người đàn ông tên Thái thẳng thắn nói: "Họ vô suốt (vào suốt - PV). Hình như tháng mô (tháng nào - PV) cũng có".
Huyện, xã đổ trách nhiệm cho nhau?
Trao đổi về tình trạng khai thác vàng trái phép ở thượng nguồn khe Tạ Sỏi, ông Lô Thanh Sơn - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳ Châu - cho biết: "Chỗ đó thuộc địa phận xã Châu Hạnh quản lý. Thỉnh thoảng vẫn có người dân vào khai thác vàng thổ phỉ ở trong khu vực đó. Ở ngoài này thấy nước đục thì phía trong chắc chắn họ làm vàng".
Khi được hỏi về trách nhiệm của phòng trong việc để xảy ra khai thác vàng trái phép, ông Sơn nói: "Khi nào phát hiện, phòng cũng chỉ đạo xã Châu Hạnh xử lý".
Những cỗ máy cùng băng chuyền để lọc, đãi vàng.
Trong khi đó, ông Sầm Văn Thiết - Chủ tịch UBND xã Châu Hạnh - lại cho rằng: "Vị trí khai thác vàng ở trong khe Tạ Sỏi không phải quy mô lớn, lâu lâu họ chỉ vô chọt chọt vậy thôi. Phía xã không những đã đẩy đuổi, mà còn tịch thu máy móc đưa về xã nhưng không xử lý được".
"Xã cũng đã lập hồ sơ nhưng theo quy định về hành vi xử lý khai thác vàng trái phép thì phải xử phạt mấy chục triệu đồng và đó là thẩm quyền của huyện. Sau đó, xã lập biên bản khai thác vật liệu không dùng chất nổ để vừa đúng thẩm quyền xử phạt của xã nhưng cũng không làm được. Cuối cùng cũng phải trả máy cho họ. Do vậy, chúng tôi vẫn chưa xử lý được" - ông Thiết cho biết thêm.
Theo Nhóm P.V (Lao động)
Công an công bố hình ảnh để truy tìm kẻ gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn Camera an ninh bên Quốc lộ 7A ghi được video clip quay chiếc xe màu trắng - nghi xe gây tai nạn làm một cụ bà bị tử vong và một cụ bà bị thương rồi chạy trốn. Công an huyện Anh Sơn cùng người thân đang truy tìm chiếc xe ô tô con tông một cụ bà tử vong và một cụ...