Nhóm nổi dậy ở Myanmar từ chối mở lại đường cao tốc tới Thái Lan
Một nhóm vũ trang chính chống quân đội Myanmar đã từ chối chấm dứt việc ngăn chặn lưu thông đã kéo dài một năm trên đường cao tốc châu Á tới thành phố Myawaddy ở khu biên giới giáp Thái Lan.
Theo trang tin The Irrawaddy (Myanmar) ngày 4.10, các nhà lãnh đạo của Liên minh Quốc gia Karen (KNU) và các nhóm vũ trang dân tộc Karen khác, trong đó có vài nhóm liên minh với chính quyền quân sự Myanmar, đã gặp nhau vào cuối tháng 9 để thảo luận về việc mở lại con đường cao tốc châu Á.
Cả chính quyền Myanmar và chính phủ Thái Lan đều yêu cầu mở lại con đường để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông.
Một đoạn thuộc đường cao tốc châu Á ở Myanmar. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH THE IRRAWADDY
Đường cao tốc châu Á nối Myawaddy, nằm đối diện huyện Mae Sot thuộc tỉnh Tak của Thái Lan, với thị trấn Tamu ở vùng Sagaing thuộc khu biên giới Myanmar-Ấn Độ.
Đoạn đường từ thị trấn Kawkareik đến Myawaddy ở bang Karen của Myanmar đã bị ngăn chặn lưu thông kể từ khi KNU và các đồng minh tấn công Kawkareik vào tháng 12.2023.
Chính quyền quân sự Myanmar được cho là đã kêu gọi các đồng minh của mình đàm phán với KNU để mở lại đường.
Tuy nhiên, một nguồn tin khẳng định với The Irrawaddy rằng Lữ đoàn 6 thuộc KNU, tham dự cuộc họp vào tháng 9, đã từ chối mở lại đường cao tốc vì lo ngại chính quyền quân sự Myanmar có thể sử dụng con đường đó để tiến quân về phía Myawaddy.
Quân đội Myanmar sắp phản công chống phe nổi dậy?
Giao tranh đã được báo cáo trên đường cao tốc châu Á vào cuối tháng 9 với binh sĩ còn lại thuộc chính quyền quân sự Myanmar, theo các nhóm nổi dậy.
Trong khi đó, dân thường và các công ty vận tải buộc phải đi đường vòng qua những con đường khác đang trong tình trạng tồi tệ và phải trả phí cho các nhóm dân quân khác nhau.
Có ít nhất 40 trạm kiểm soát do các nhóm vũ trang quản lý trên hai tuyến đường thay thế, theo The Irrawaddy. Khoảng 1.000 phương tiện sử dụng hai tuyến đường này mỗi ngày để đến và đi từ biên giới và các nhóm vũ trang ở Karen được hưởng lợi từ việc thu phí cầu đường.
Thái Lan báo động khi một nhóm nổi dậy chiếm căn cứ Myanmar gần biên giới
Xe bọc thép Thái Lan tuần tra thị trấn Mae Sot trong ngày 10.4, khi giao tranh giữa chính quyền quân sự Myanmar và một nhóm vũ trang sắc tộc ở khu vực biên giới bước sang ngày thứ 2.
Hãng tin AFP dẫn lời một người dân nói giao tranh giữa quân đội Myanmar và nhóm vũ trang sắc tộc Liên minh Quốc gia Karen (KNU) bắt đầu xung quanh thị trấn Myawaddy thuộc bang Karen của Myanmar hôm 9.4, khiến nhiều người phải chạy trốn sang thị trấn Mae Sot của Thái Lan.
"Đã xảy ra giao tranh suốt đêm qua và cả buổi sáng", một người dân nói với AFP hôm 10.4. Người dân này cho biết thêm: "Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng pháo và tiếng nổ từ nơi chúng tôi ở. Máy bay đang bay qua. Mẹ tôi và các anh chị em khác đã trốn đến Mae Sot trong sáng nay. Bây giờ tôi đang cùng với chú tôi canh giữ ngôi nhà của mình".
Phát ngôn viên KNU Padoh Saw Taw Nee xác nhận với AFP rằng các tay súng nhóm này lại đụng độ với quân đội Myanmar xung quanh Myawaddy trong ngày 10.4.
Thành viên của một lực lượng dân quân Myanmar cầm vũ khí khi đi về phía Myanmar, được nhìn thấy từ huyện Mae Sot của Thái Lan vào ngày 11.4. Ảnh AFP
Trước đó, KNU ngày 6.4 tuyên bố họ đã chiếm giữ một căn cứ quân sự cách Myawaddy khoảng 10 km về phía tây, và hơn 600 binh sĩ, cảnh sát và các gia đình của họ đã đầu hàng. Chính quyền quân sự Myanmar không trả lời yêu cầu bình luận về tuyên bố của KNU về việc đầu hàng tại căn cứ quân sự đó.
Cũng trong ngày 10.4, một người dân Mae Sot cho AFP hay họ nhìn thấy 8 xe quân sự Thái Lan tiến về biên giới Thái Lan - Myanmar vào tối 9.4.
Một số binh sĩ Thái Lan đang kiểm soát những vị trí bên dưới cây cầu hữu nghị nối Mae Sot với trung tâm thương mại Myawaddy phía Myanmar. Phía trên những người lính, hàng trăm người bước qua cây cầu đó và tiến vào nơi an toàn ở Thái Lan.
Thủ tướng Thái Lan nói chính quyền quân sự Myanmar "giảm sức mạnh", kêu gọi đối thoại
Một binh sĩ Thái Lan giấu tên cho hay giao tranh tạo ra những âm thanh dữ dội nhất mà anh từng nghe thấy trong 15 năm ở khu vực biên giới giáp bang Karen.
Ngoài ra, Jafal Sweardik (14 tuổi), vừa cùng gia đình từ gần Myawaddy đến Thái Lan, cho hay tiếng pháo và tiếng súng đã phủ bóng đen lên lễ hội Eid al-Fitr vào cuối tháng ăn chay Ramadan của Hồi giáo.
Một quan chức nhập cư nói với AFP rằng số người nhập cư vào Thái Lan từ Myanmar đã tăng lên khoảng 4.000 người mỗi ngày trong những ngày gần đây, tăng so với con số thông thường là khoảng 1.900.
Vị quan chức cho biết thêm các nhà chức trách đang tăng cường số lượng quan chức nhập cư để giải quyết khả năng lượng người đến sẽ tăng thêm trong những ngày tới.
Khi các cuộc xung đột tiếp diễn ở Myanmar, Ngoại trưởng Thái Lan ngày 9.4 cho hay vương quốc này đã sẵn sàng tiếp nhận 100.000 người chạy trốn xung đột, theo AFP.
Phe nổi dậy dùng vũ khí mới tấn công tướng lĩnh Myanmar? Tờ Nikkei Asia ngày 11.4 loan tin những vị tướng cấp cao của quân đội Myanmar đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của phe nổi dậy trong những ngày gần đây. Nikkei Asia dẫn một số nguồn tin cho hay tướng 4 sao Soe Win trong quân đội Myanmar là mục tiêu...