Nhóm người nước ngoài dùng thủ đoạn cờ bạc bịp
Làm quen, dụ dỗ du khách về nhà mình thuê tại Sài Gòn chơi, nhóm người Philippines dàn cành đánh bạc để họ thắng vài ván rồi sau đó lột sạch tài sản của “con mồi”.
Ngày 17/7, Công an TP HCM đã hoàn tất kết luận điều tra chuyển VKS cùng cấp truy tố 3 bị can Oliver Ingao Due (45 tuổi), Cavite Nesto Camesis (45 tuổi) và Tagapan Bartolome Js Gerbasa (47 tuổi, cùng quốc tịch Philipines) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, Ingao Due là kẻ cầm đầu.
Nhóm Philippines đang bị tạm giam. Ảnh: C.A
Kết luận điều tra cho thấy, Due cùng nhiều đồng bọn khác nhập cảnh Việt Nam qua đường du lịch. Tại TP HCM, bọn này chia nhau thuê nhà, khách sạn ở rải rác ở các quận trung tâm.
Hàng ngày, Camesis và Gerbasa lang thang các khu phố tây, khu vực có nhiều người nước ngoài đến du lịch. Khi gặp “con mồi” là những du khách có nhiều tài sản, tiền bạc thì 2 tên này lân la làm quen. Tối 26/10/2012, chúng làm bắt chuyện một lúc rồi mời anh Naoki (du khách Nhật) đang đi dạo tại công viên 23/9 (quận 1) về nhà chơi. Cả nhóm lên taxi về một căn nhà trên đường Cù Lao (phường 2, quận Phú Nhuận).
Lúc này, Due xuất hiện trong vai người anh cả khiến vị khách không mảy may nghi ngờ. Sau bữa cơm, Due dắt anh Naokie lên lầu và dạy cách chơi bài sì-zách (2 lá). Tên này chỉ du khách cách ra ám hiệu để biết được điểm số bài mình và người chơi khác.
Vừa xong thì một phụ nữ tự xưng là Ley (quốc tịch Singapore) đến rủ đánh bài. Due bảo anh Naoki tham gia và cho anh này vay trước 200 USD để cùng chơi gian lận nhằm ăn tiền của người phụ nữ. Ở những ván đầu tên chia bài ra hiệu để du khách Nhật thắng liên tiếp 4 ván. Đến ván thứ 5, Due ra hiệu bài Naoki 21 điểm còn Lay chỉ 20. Lúc này, người phụ nữ bảo muốn chơi ván cuối “dốc sạch” 5.000 USD.
Trong khi anh Naoki đang suy nghĩ thì Ley bảo có việc gấp phải đi ngay, đề nghị Due niêm phong bài lát nữa về chơi tiếp. Do vị khách Nhật không có tiền, nhóm này hứa mượn giúp 2.000 USD, phần còn lại anh Naoki phải tự lo.
Trước khả năng sẽ thắng số tiền lớn, anh Naoki lập tức đồng ý cùng Camesis và Gerbasa đi rút tiền nhưng chỉ được 2.000 USD. Nhận số tiền, 2 tên người Philipines hứa sẽ đề nghị bà Lay kéo dài thời gian để anh này có thể kiếm đủ số tiền tiếp tục đánh bạc.
Hôm sau, do muốn lừa luôn số tiền còn lại, 3 tên tìm anh Naoki để lấy thêm tiền thì cảnh sát ập vào bắt. Người phụ nữ tên Lay đã bỏ trốn và đang bị truy bắt.
Theo VNE
Video đang HOT
Trung Quốc và Philipines: Phải chăng không còn gì để nói?
Dư luận và các quốc gia trong khu vực ĐNA bông dưng đượm buồn và hết sức lo lắng khi mới đây, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng, "Philippines đã nỗ lực rất nhiều gần như đã "kiệt sức" khi thử tất cả các kênh chính trị và ngoại giao để tìm kiếm một giải pháp hòa bình trong tranh chấp với Trung Quốc, tuy nhiên (những nỗ lực này) đã không thành công".
Tại sao Philipines đã bị "kiệt sức"?
Philippines là 1 trong số 6 nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông gây tranh cãi và căng thẳng nhất với Trung Quốc.
Philippines có tranh chấp trên biển với Trung Quốc 2 nơi là Bãi Cỏ Rong và Scarborough.
Tại bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Bằng lực lượng bán vũ trang và dân sự, 34 tàu lớn nhỏ của Trung Quốc đã bao vây, xua đuổi tàu của Philippines ra khỏi bãi cạn, khu vực ngư trường truyền thống của Philippines.
Ngày 28/5, mặc dù Trung Quốc và Philippines vẫn đang xảy ra căng thẳng trong tranh chấp bãi cạn Scarborough, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã một cuộc hội đàm ngắn tại Phnom Penh, Thủ đô Campuchia.
Hỗ trợ cho hành động này, dư luận như đang còn nghe những lời đe dọa nào là "dạy cho Philippines một bài học về tính dân tộc hung hăng", nào là "xử" Philippines như Mỹ và NATO "xử" Libi mà đài truyền hình CCTV "lỡ thốt nên lời"... và còn như thấy những hành động mang tính răn đe cao như "Quân khu Quảng Đông sẵn sàng đợi lệnh"; "Hạm đội Nam Hải hình thành 2 gọng kìm hướng vào Philippines", rồi "tung 5 tàu chiến Trung Quốc mang theo 48 quả tên lửa hướng về phía Philippines" vân vân và vân vân.
Kết quả đến hôm nay, Trung Quốc đã hoàn toàn chiếm giữ bãi cạn, thực sự "chấm dứt việc đánh bắt của ngư dân Philippines quanh bãi cạn Scarborough". Chính phủ Philipines đã công nhận sự thật cay đắng này, sau khi có sự tranh cãi do "đi đêm" trong đấu tranh nên bị "mắc lừa" Trung Quốc, họ hứa mà không thực hiện...
Bãi cạn Scarborough, mới ngày nào là ngư trường của Philipines, giờ Trung Quốc đã chiếm đoạt. Philipines không còn cách nào khác, quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án LHQ về Biển Đông.
Để "dạy cho Philipines một bài học", Trung Quốc đẩy tình hình tranh chấp bãi Cỏ Mây với Philipines lên một nấc thang căng thẳng mới.
Có thể nói thời gian này, Trung Quốc xỉ vả, đe dọa, tuyên bố...với Philipines "không tiếc lời", căm ghét Philipines như "xúc đất đổ đi".
Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario, ngày 9/7 cho rằng, "Philippines đã nỗ lực rất nhiều gần như đã "kiệt sức" khi thử tất cả các kênh chính trị và ngoại giao để tìm kiếm một giải pháp hòa bình trong tranh chấp với Trung Quốc, tuy nhiên (những nỗ lực này) đã không thành công".
Trong khi đó, Tân Hoa Xã ngày 12/7 đưa tin, Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cáo buộc Philippines đã "đóng cửa" các cuộc đàm phán và tham vấn, đồng thời tấn công Trung Quốc trên trường quốc tế (kiện Trung Quốc ra toàn án quốc tế).
Bà Hoa cho rằng, đánh giá của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario là "không thực tế" và khẳng định, phía Trung Quốc nhiều lần đề nghị hai bên tiếp tục sử dụng cơ chế tham vấn hiện tại hoặc thiết lập một cơ chế tham vấn mới để giải quyết tranh chấp nhưng cho đến nay nó vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Philippines"...
Rõ ràng, dư luận ghi nhận đã có những "đề nghị" của Trung Quốc với Philipines, nhưng quá hiểu là tại sao Philipines lại kinh hãi, uất ức, với những "đề nghị" này như thế.
Chẳng hạn, ngày 07/01/2013, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh đã đưa ra đề nghị Bắc Kinh và Manila nên cùng nhau khai thác dầu khí tại khu vực Bãi Cỏ Rong trong khi chờ đợi một giải pháp lâu dài giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Dư luận thế giới hơi bị ngạc nhiên về đề nghị này của Bắc Kinh với Manila, bởi vì không hiểu sao Trung Quốc lại "thảo ăn" đến vậy. Có 2 miếng Trung Quốc "nuốt trọn" một là Scarborough thì còn miếng Bãi cỏ rong kia sao không nuốt luôn lại còn "chia phần" cho Philipines?
Tuy nhiên, dư luận lại không ngạc nhiên về sự "thận trọng" của chính phủ Philipines bằng lời phát biểu của Ngoại trưởng Albert del lúc đó.
Thận trọng, bởi đã quá nhiều lần "hợp tác tay đôi" với Trung Quốc trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông khiến Philipines nhận trái đắng.
Thận trọng, bởi Philipines đang còn chưa hết đau bởi cú đấm Scarborough thì nhận được "lời đề nghị" từ nước lớn. Phlipines đâu có tính cách của ông AQ mà vui vẻ lại ngay, "vỗ ngực" coi Trung Quốc đã chịu lùi bước trước mình.
Sự thận trọng còn cao hơn bởi một câu hỏi mà ai cũng muốn hỏi và được nghe trả lời là: "Tại sao Bắc Kinh không đề nghị Manila "gác tranh chấp, cùng khai thác" tại khu vực bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham mà chỉ "đề nghị" tại khu vực Bãi cỏ rong"?.
Philipines chưa có bài học xương máu trong bảo vệ chủ quyền, nhưng thiết nghĩ bài học về bị mất chủ quyền cũng quá đủ để Philipines tỉnh táo với những "đề nghị" của phía Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc hay "ra mặt" với Philipines?
Trước hết, Philipines không phải là Nhật Bản hay Việt Nam. Do khả năng phòng thủ biển yếu kém, cho nên Philipines chỉ là các "phép thử" của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đó là, thứ nhất, dùng Philipines để thử sách lược xâm lấn biển đảo bằng biện pháp dân sự (tàu cá có hỗ trợ của tàu chấp pháp, có sự đe dọa bởi các cuộc tập trận đằng sau, lấy thịt đè người, xua đuổi, ngăn chặn tàu thuyền của quốc gia đang tranh chấp, chiếm giữ và tuyên bố chủ quyền, như trên bãi cạn Scarborogh).
Thứ hai là dùng Philipines, quốc gia duy nhất trong ASEAN có hiệp ước an ninh với Mỹ ký năm 1951, để nắn gân Mỹ, nắm khả năng can thiệp của Mỹ trên Biển Đông. Đụng đến Philipines mà Mỹ vẫn "thực dụng", làm ngơ thì đụng vào các nước khác, Mỹ còn "thực dụng" như nào thì đã rõ, là thông điệp mà Trung Quốc muốn chuyển đến cho các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Lý do cuối cùng là Philipines như "bình rượu ngon và dễ mua" để thỏa mãn cơn say khát của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến Trung Quốc bất cứ lúc nào. Đồng thời, bằng cách "khẩu chiến" và đe dọa Philippines, chính quyền Trung Quốc có thể tạo hình ảnh cứng rắn, tinh thần yêu nước nhiệt tình và làm phân tán sự chú ý của dư luận về sự bất ổn nội bộ, "chuyển lửa" ra ngoài.
Tuy nhiên, "con giun xéo lắm cũng quằn", nếu như Trung Quốc thu được kết quả thì Philipines có được bài học là "bảo vệ chủ quyền phải tự mình, đừng mong chờ nước ngoài làm cho điều đó". Philipines trong thời gian gần đây đã không ngừng tăng cường sức mạnh trên không, trên biển để bảo vệ chủ quyền, đặc biệt, sau lưng họ có một thế lực đang "tận tâm, tận lực" hỗ trợ mà Trung Quốc không cần "thử" cũng quá rõ sự nguy hiểm - Nhật Bản, quốc gia châu Á, đầy "duyên nợ đắng cay" với Trung Quốc.
Sự càng ngày càng gần gũi với Nhật Bản của Philipines khiến cho Trung Quốc không còn "đánh vì yêu, mắng vì thương" như trước mà giờ đây mang tính triệt hạ, hằn học.
Với Trung Quốc, Philipines bây giờ chẳng còn gì để mất khi mọi nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho các tranh chấp đã &'kiệt sức", họ chẳng còn gì để nói. Một tình cảnh đáng buồn cho quan hệ của 2 nước, nhưng đáng vui cho quan hệ Nhật Bản - Philipines?.
Theo Đât Viêt
Chuyên gia Nga bàn chuyện ứng xử biển Đông Nhằm mang đến cái nhìn đa chiều về tình hình biển Đông hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Yakov Berger, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Viễn Đông-Viện Hàn Lâm khoa học Nga . Ông Yakov Berger Thưa ông Yakov Berger, xin ông vui lòng cho biết một số đánh giá về hành động của Trung...